Biểu tượng ngọn lửa, ngọn đèn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 101 - 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biểu tượng

3.2.2.1. Biểu tượng ngọn lửa, ngọn đèn

Thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu có hệ thống hình ảnh mang tính chất biểu tượng, chúng có những ý nghĩa khái quát cao. Vẫn xuất phát từ các biểu tượng, các mẫu gốc đã có trong thơ ca nhưng các anh có nhiều khám phá, phát hiện riêng, bổ sung cho chúng những nét nghĩa mới, khiến chúng giàu ý nghĩa hơn. Trong thơ các anh có khá nhiều hình ảnh mang tính chất biểu tượng như: lửa, ngọn đèn, rừng, con đường, cỏ, cây súng, hầm, chiến hào…

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thường xuyên gặp lửa và ánh sáng, nhưng ở mỗi hoàn cảnh, chúng lại mang một ý nghĩa, một sắc thái thẩm mỹ khác nhau. Khi ta thấy lửa đèn, ánh lửa (lửa que diêm, lửa đèn dầu, lửa đèn hàn, lửa bếp…) thì ta gặp ở đó một sức sống âm thầm, lặng lẽ mà hết sức mãnh liệt, bền bỉ.

Hình ảnh lửa đèn trong bài thơ cùng tên là một hình ảnh đa nghĩa và nó biểu tượng cho sức mạnh, cho truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc. Ngọn lửa ấy có từ thời hoang sơ, được truyền từ đời này qua đời khác. Như một nguồn mạch chảy mãi, được nuôi dưỡng trong lòng dân tộc, ngọn lửa ấy còn vận động, biến hóa mang tính chất biểu tượng cho sự sống, sự tồn tại vĩnh hằng. Dưới mưa bom bão đạn, lửa vẫn âm thầm cháy trong lòng đất nước. Lửa đèn được thắp trên từng nhành cây, kẽ lá. Lửa vẫn cháy lên trong ống nứa, trong “lòng trái núi”, khi cần thì lửa đèn được thắp lên trên đỉnh núi,

trong chớp lòe ánh đạn để rồi ngày mai lửa thắp lên ngọn đèn lồng, đèn sao năm cánh, đèn kéo quân soi rõ “những người những cảnh hôm nay”, tỏa sáng đến muôn đời. Ngọn lửa bền bỉ, mãnh liệt đó chính là “lửa tim ta đấy”, nó như ln rực cháy và tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người. Lửa có khi lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hủy diệt. Ấy là khi anh nói đến những “quầng lửa”, đến ánh sáng ma quái phát ra từ bom đạn, từ máy bay của giặc (như lũ ma trơi). Nhưng ấn tượng sâu đậm để lại trong lịng người đọc vẫn là hình ảnh lửa đèn trong sự vận động nhiều chiều, nó đã mang lại ý nghĩa biểu tượng cho sức sống của dân tộc, cho tinh thần, lẽ sống, niềm tin không bao giờ tắt của nhân dân Việt Nam anh hùng.

Sống trong một thời kỳ rực lửa – lửa của bom đạn kẻ thù, lửa của lòng căm thù giặc, lửa của tình yêu quê hương đất nước và nhiệt huyết với cách mạng - nên đọc thơ Phạm Tiến Duật ta thấy anh “nói nhiều đến lửa, chỗ nào cũng lửa, lửa trong từng câu, trong từng bài và cả ở ngồi bìa những tập thơ”, “Lửa với anh Duật là những kỷ niệm không phai nhạt, là một biểu tượng sống, là một phẩm chất làm nên cốt cách của anh… Dễ hiểu thơi vì Phạm Tiến Duật là người sống trong lửa, bước vào lửa và từ lửa lại bước ra” (Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật, tr.302).

Trong thơ Hữu Thỉnh, ngọn lửa cũng được nâng lên thành biểu tượng.

Mở đầu trường ca Đường tới thành phố (5 chương) là chương Ngọn lửa

chiến trường đã tạo dựng khơng gian, thời gian cho nhân vật người lính xuất

hiện. Trong 21 trang thơ của chương này có đến 15 câu thơ chứa từ “lửa, ngọn lửa” và 24 lần xuất hiện từ, cụm từ liên quan đến lửa (nhóm lên, cháy, đốm tàn hoa cải, bay lên, vun cao ấm, lại hơ, chào, sưởi, ném tàn, xua muỗi, đốt lên, bập bùng thương nhớ, bớt đi nhiều khuya khoắt, đốt, chí bình n, tìm vào tri kỷ, chín thành than đỏ, nói (lửa nói), bén, bắt vào (củi ấm), soi mặt đất mấy tầng đêm, đỏ…). Đây là ngọn lửa trong căn hầm giấu quân giữa rừng Trường Sơn những đêm chuẩn bị chiến dịch mùa xuân 1975. Ngọn lửa có

dáng hình cụ thể “đốm tàn hoa cải, vun cao vách đất bóng người, ném tàn xua muỗi, bập bùng” nhưng ngọn lửa cịn có ý nghĩa tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, cho tình yêu Tổ quốc nồng nàn, cho niềm tin bất diệt về tương lai hòa bình, hạnh phúc của dân tộc. Mấy câu thơ “Ngọn lửa này. Và hi vọng của anh/…/ Của chúng tôi những người mới đến” láy đi láy lại như một điệp khúc. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ ấy, niềm tin và hi vọng như nguồn động lực giúp cho dân tộc ta đương đầu với khó khăn thử thách.

Ngọn lửa cịn liên kết các chiến sĩ, ngọn lửa liên kết tiền phương và hậu phương, người lính với quê hương, với mẹ và em:

Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm

Ngọn lửa ấy cịn là biểu tượng cho tình u và lý tưởng của những lứa đơi, bởi trong chiến tranh tình u lứa đơi ln gắn với tình u đất nước, khát vọng hịa bình cho tồn dân tộc. Ngọn lửa của tình yêu chỉ tỏa sáng khi cả hai cùng chung nhịp đập và hòa chung nhịp tim với mọi người, chung tay giải phóng quê hương, và khi đó tình u cá nhân đã hịa vào tình u đất nước và hóa thành bất tử.

Hình ảnh ngọn lửa trong thơ Nguyễn Đức Mậu là hình ảnh của sự sống trường tồn, của sức mạnh dân tộc trước mưa bom, bão đạn:

Trường Sơn giờ hóa quê hương

Khói vương ngày nắng, bập bùng lửa đêm

(Chuyện nhỏ trong rừng – Nguyễn Đức Mậu)

Lửa đã trở thành một biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ các anh- những người chiến sỹ Trường Sơn có những tháng ngày sống chung với lửa. Những ngọn lửa biểu trưng cho ý chí dân tộc, cho niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cho tình yêu bất diệt của con người hay chính là ngọn lửa lịng của các nhà thơ đang bùng cháy khi chứng kiến những hiện thực chiến tranh, hay đó cũng chính là lịng tự hào dân tộc đã hịa nhịp vào thơ như một sự hóa thân kỳ diệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 101 - 104)