Dũng cảm chiến đấu, ý chí quật cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Hình tượng người lính

2.3.3. Dũng cảm chiến đấu, ý chí quật cường

Ba mươi năm kháng chiến là ba mươi năm những người con ưu tú nhất của đất nước này lần lượt ra đi. Hết lớp này đến lớp khác, hết thế hệ này đến thế hệ khác, khi Tổ quốc vẫn cịn bóng giặc thù, khi những thơn làng vẫn cịn tiếng bom rơi, những đứa trẻ vẫn cịn phải xa vịng tay mẹ,… thì những chàng trai, cơ gái vẫn cịn tiếp tục lên đường chiến đấu để bảo vệ quê hương, giành lại tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh những người lính qua thơ của các nhà thơ trẻ không chỉ là những con người trẻ trung, lạc quan, yêu đời mà còn là những con người bình tĩnh, can trường, dũng cảm, ý chí quật cường trong chiến đấu.

Người chiến sĩ trong thơ Nguyễn Đức Mậu hiện lên thật cao cả và thiêng liêng, anh hi sinh trong tư thế anh dũng tấn công kẻ thù:

Ngực lấp lỗ châu mai Hùng đứng thẳng Đồng đội xơng lên nhìn thấy Hùng cười

Khi giặc đến, những người lính đã cùng tồn thể nhân dân sát cánh, kề vai bên nhau, chiến đấu với tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm cao nhất:

Giặc đến

Người ốm chống giường, chống phản đứng lên Trẻ con vơ tro, vơ cát đứng lên

Người đang ăn thì cầm lấy đũa Người đi gặt thủ lấy chuôi liềm

Không quay mặt chẳng bao giờ tiếc máu Dù cho phải đốt dãy Trường Sơn

(Điệp khúc những cây cầu – Hữu Thỉnh)

Hình ảnh người lính khơng cịn là hình ảnh đơn thuần mà trở thành một hình tượng, một tượng đài bất khuất, dẻo dai và bền bỉ đại diện cho dân tộc, là một hình tượng thách thức kẻ thù trong những năm tháng đạn bom vô cùng ác liệt. Dù là khoảnh khắc hay một hành trình dài đấu tranh khơng ngừng nghỉ thì tinh thần chiến đấu của người lính vẫn hiện lên là những điểm sáng lung linh nhất trong bức tranh hiện thực:

Cứ mười lăm phút từ vọng gác Từng chùm lựu đạn quăng ra Mặc nó

Quả nào ở gần

Chiến sĩ cầm quăng đi

Những bàn tay lòe lửa xanh lè

Bằng tài năng của mình cùng những trải nghiệm trực tiếp từ tiền tuyến ác liệt, cả ba nhà thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật thành cơng khi khắc họa người lính. Kết hợp với thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không hạn chế, cùng với việc tổ chức khơng gian, thời gian hợp lý, hình ảnh người lính hiện lên trong những thời khắc quan trọng, những không gian ác liệt để thấy được sự đấu tranh sinh tồn, gay go, ác liệt, tàn khốc nhất của quân ta và địch trên trận chiến giành lại độc lập, tự do. Người lính trong thơ dù ở cương vị nào, nhiệm vụ nào thì tố chất của họ vẫn là những phẩm chất vô cùng đáng quý. Đối diện giữa sự sống và cái chết, người lính cụ Hồ hiện lên với một ý chí kiên cường, bất khuất, bất chấp mọi hiểm nguy. Họ ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mối nợ nước thù nhà. Trước kẻ thù hung ác và nguy hiểm, người lính vẫn khơng hề nao núng. Cái ý chí quật cường của một đất nước tuy nhỏ bé nhưng chẳng bao giờ khuất phục vẫn chảy mãi trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam. Sự trưởng thành của những người lính trong những năm tháng chiến tranh tàn phá là một minh chứng hùng hồn cho lịng quyết tâm, ý chí quật cường của qn và dân ta. Anh dũng, gan góc, kiên cường trong chiến đấu là phẩm chất chung hiện lên trong thơ viết về người lính của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 73 - 75)