Tình đồng đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 75 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Hình tượng người lính

2.3.4. Tình đồng đội

Truyền thống yêu thương, đùm bọc, chở che của con người Việt Nam đã có từ ngàn đời. Khi đất nước hịa bình hay có giặc ngoại xâm, truyền thống ấy vẫn mãi thắp sáng theo năm tháng. Những người lính từ mọi miền quê hương lên đường nhập ngũ. Mỗi con người trong số họ có những cá tính, những đặc điểm khác nhau nhưng trải qua bao bom đạn dập vùi, trải qua bao hiểm nguy cay đắng, tình đồng chí, đồng đội trở thành hai tiếng thiêng liêng, là điểm tựa, là sức mạnh giúp nhau vượt qua những tháng năm nhiều gian khó. Nhận về mình cái chết, nhận về mình những gian khổ hi sinh để đồng đội được sống đã đi vào con tim, trí

óc của người lính cụ Hồ, nghĩa cử cao đẹp ấy đã trở thành một điều hiển nhiên, tất yếu. Chiến tranh như một cơn bão dữ quật lên cuộc đời, số phận, ở đó sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn và nghiệt ngã ấy, bản chất người lính hiện lên như một ngơi sao sáng lung linh về tình yêu đồng loại, về một nhân cách sống cao đẹp trong cuộc đời mỗi con người mà chúng ta cần hướng tới. Cảm nhận nét đẹp trong chiến tranh, những vần thơ không chỉ ca ngợi phẩm chất anh hùng, tình đồng chí, đồng đội của người lính mà cịn khái quát tình cảm ấy trở thành chân lý bất hủ về cách sống của con người trong cuộc đời. Tình đồng chí, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp nối ngọn nguồn mọi xúc cảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong năm tháng chiến tranh sẽ sống mãi trong trái tim người lính và với con người thuộc thế hệ mai sau.

Với Nguyễn Đức Mậu, sự nhạy cảm của trái tim cùng những năm tháng nếm mật nằm gai nơi đạn bom máu lửa, tình đồng đội trong anh là những gì giản dị nhất, trung thực nhất và cũng con người nhất. Trong không gian lạnh lẽo của núi rừng, những cơn mưa xối xả đổ xuống lưng trời, đấy là lúc con người cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Cái lạnh khơng chỉ cảm nhận từ cơ thể mà cịn buốt giá từ con tim. Đấy là lúc người chiến sĩ sưởi ấm cho nhau, chiếc chăn mỏng manh đắp chung nhau để thấy mình khơng cơ đơn, lạnh lẽo giữa nơi hoang vu sương gió này:

Tay quờ hơi ấm cho nhau

Là chăn của bạn đắp đầu hở đi

(Nằm hầm – Nguyễn Đức Mậu)

Tình cảm đồng đội trong những năm tháng đất nước gian lao đã tạo nên một gia đình lớn, một khối đồn kết lớn để đi đến chiến thắng cuối cùng cho ngày hơm nay. Vì bảo vệ đồng đội mà những người lính có thể sẵn sàng hi sinh:

Khi anh lên ôm bộc phá lao lên Khi anh xuống dìu đồng đội ngã

Thơ Nguyễn Đức Mậu viết trong chiến tranh về hình ảnh bạn bè, đồng chí rất đỗi thiêng liêng, cảm động. Nhà thơ gửi nỗi niềm thương tiếc, xót xa vào hương trầm bên mộ người bạn, người đồng chí ngã xuống:

Đất đắp mộ Hùng, bom trộn lẫn Cây trầm cháy dở thay nén nhang

(Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Tình đồng đội, đồng chí của những người lính trở thành tiếng nói chung cho tình đồn kết, u thương, đùm bọc, chở che nhau trong những năm tháng chiến tranh. Khi chiến đấu hay trong đời sống hàng ngày, tình cảm người lính trở thành những bức tranh đẹp về tình người, về lẽ sống qua bao nhiêu mất mát hi sinh:

Trong chiến đấu một điều đơn giản nhất Mỗi con người đều biết sống thương nhau Đều muốn thành công sự chở che nhau

(Công sự trên điểm cao – Nguyễn Đức Mậu)

Tình đồng đội cao cả như mạch nước ngầm cứ tuôn chảy bất tận, tiếp nối hết thế hệ này sang thế hệ khác. Nó có mặt và hiện hữu trong cuộc sống của cả những người đã mất và những người còn sống. Một thứ tình cảm thiêng liêng đã trở thành ý thức hệ, một lối sống đẹp của cả dân tộc Việt Nam trong những năm chiến tranh đã được các nhà thơ khắc họa thành công nhờ những quan sát tinh tế và sự chắt lọc nhạy cảm từ chính tâm hồn. Tình cảm đồng chí, đồng đội trong thơ của ba nhà thơ – chiến sĩ được phản ánh chân thực, cụ thể nhưng cũng vơ cùng thấm thía và sâu sắc. Lời thơ giản dị, hình ảnh mộc mạc nhưng có sức truyền tải mạnh mẽ về lý tưởng sống của con người trong thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 75 - 77)