Ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, giàu chất hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 118 - 124)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, giàu chất hiện thực đời sống

Nhằm khám phá, thể hiện đời sống ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là để phản ánh được hiện thực phóng phú, đa dạng, phức tạp của đời sống chiến trường, ba nhà thơ chiến sĩ đã mở rộng cánh cửa để cho ngôn ngữ hàng ngày, ngôn ngữ đời sống ùa vào thơ mình. Ngơn ngữ thơ các anh giản dị, mộc mạc, tự nhiên, gần với đời sống, gần với lời nói thường ngày. Yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi được tăng cường trong các sáng tác chính là một minh chứng cụ thể của mối liên hệ mật thiết giữa thi ca và cuộc sống.

Phạm Tiến Duật đưa nhiều khẩu ngữ, nhiều từ ngữ của phong cách sinh hoạt vào thơ mình. Bởi vậy, thơ anh có được cái hơi thở nồng nàn của cuộc sống, tạo nên khơng khí cởi mở, tâm tình. Nó cịn làm cho ngơn ngữ thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, có khi còn là điểm nhấn của câu thơ, bài thơ đó. Người đọc có thể hình dung ra cái “ngang ngang”, hồn nhiên, tinh nghịch của người lính qua những câu thơ:

-Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính -Khơng có kính ừ thì có bụi

-Khơng có kính ừ thì ướt áo

-Cái vết thương xồng mà đưa viện…

cách chọn lọc hình ảnh, cách lập tứ thơ nên những câu thơ ấy đã chuyển hóa thành ngơn ngữ thi ca thực sự. Đằng sau những lời nói bình thường ấy là cái đẹp của sự dũng cảm, điềm tĩnh, dám chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ của người lính lái xe.

Cuộc sống chiến trường bề bộn, ngổn ngang chỉ có thể sống dậy một cách cụ thể, sinh động trong những câu thơ mộc mạc như thế này:

-Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Rau hết rồi em có lấy măng khơng? -Náo nức hành quân đường dài vui nhỉ

(Phạm Tiến Duật)

Những từ ngữ, quán ngữ, khẩu ngữ vốn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (như: hơi, đã, cứ, mà, thì, là, ừ, ơi, có lẽ nào, chẳng có gì, vì thế, hóa ra…) xuất hiện rất nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu. Đặt những từ ngữ ấy vào đúng vị trí cần thiết nên ngơn ngữ sinh hoạt đã biến thành ngôn ngữ thơ ca, đem lại những sắc thái thẩm mỹ riêng cho mỗi tác phẩm:

-Vẫn ngỡ tiếng mưa, giật mình thức dậy Hóa ra là giọng hị em đấy.

(Nghe hò đêm bốc vác – Phạm Tiến Duật)

-Hùng ơi, ,ai gió mùa đơng bắc Võng bạt, canh khuya lại nhớ Hùng …

Thơi mình đi Hùng nhé! Hãy yên nằm Trận đánh đêm nay vắng Hùng gài bộc phá

(Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Những cô thanh niên xung phong cũng được hiện lên thật ấn tượng qua từng giọng nói, nụ cười:

-Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn Giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để

-Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn… Hay khi nhà thơ muốn bộc lộ tình cảm trìu mến, gần gũi, thân thiết với đối tượng được miêu tả: những người đồng đội, “những người con gái ở rừng”:

-Buồn cười mất ngủ mấy đêm Nào ngờ đi hái thuốc

Em lội suối thế nào mà ống quần rách mướp Em trèo núi thế nào mà xước cả da tay

(Lá lạc tiên – Phạm Tiến Duật) -Em thấy không?

Trước em, anh vụng về Giờ thành ra khôn khéo

(Ý nghĩ không vần – Hữu Thỉnh)

Là nhà thơ – người lính sống và viết giữa chiến trường nên ngôn ngữ thơ các anh cịn mang đậm chất lính – thể hiện rõ sự khỏe khoắn, thơ nhám và cũng rất tự nhiên. Các anh đưa vào thơ mình mọi tên gọi thơng thường của vật liệu, kỹ thuật cơng tác ngổn ngang ngồi mặt trận, làm cho thơ các anh bật ra tự nhiên, không mất công sức gọt rũa:

-Hòm đạn ngả xuống vai người bốc vác Xe pháo ì ầm

Xẻng cuốc thức thâu đêm Cần ăng – ten lẫn vào cây cỏ Máy bộ đàm phát sóng truyền tin

(Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu)

-Thừa thãi ống bom bi, thùng rốc két Thả sức cưa làm cốc, làm ca…

Nhiều câu thơ như còn giữ được chất nguyên sơ, tươi ròng của cuộc sống: Nào cuốc, nào chng, xoong nồi xủng xoảng

(Gửi em cơ thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên còn biểu hiện qua sự gia tăng chất văn xuôi trong ngơn ngữ thơ. Nó đưa thơ ca đến gần với đời sống hơn, tạo nên những sắc thái tươi mới cho tác phẩm. Thơ cuả ba nhà thơ chiến sĩ có nhiều câu mấp mé, “là là” văn xi nhưng nó vẫn ở bên này danh giới của thơ, vẫn thiết tha sâu lắng với bao nhiêu ý tình. Câu thơ của các anh được tổ chức dưới dạng điệu nói, dưới hình thức câu trần thuật, câu đối thoại.

Thế kỷ 20 già đi cùng viên đạn gỉ

Thế kỷ mới còn đang cởi truồng đánh đáo ở đằng kia

(Gửi các em ở sân bay Tà Cơn – Phạm Tiến Duật)

-Tư lệnh nói: Nếu phải vứt thì phải vứt quần áo chứ cấm ai vứt chỉ Tư lệnh nói: Một nắm cỏ ngụy trang có thể làm người đào hầm bị chết Tư lệnh nói: Một đại đội thám báo dị đường khơng tinh bằng viên thuốc đánh rơi

(Văn xi một người lính – Hữu Thỉnh)

-Bom tọa độ!

-Cậu bám vào vai tớ! -Khẩu súng mày đâu? -Nước cuốn rồi…

Sóng ịa theo hịng nuốt lấy lời

(Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu)

Yếu tố đời thường, yếu tố tự sự, chất văn xuôi đã xâm nhập vào thơ, góp phần phản ánh hiện thực đời sống chiến đấu thời kháng chiến một cách sinh động, gần gũi. Nhìn vào ngơn ngữ thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ta dễ dàng nhận ra ngôn ngữ cởi mở, tự nhiên, tinh nghịch của Phạm Tiến Duật, ngôn ngữ đằm thắm, thiết tha, lắng sâu của Hữu Thỉnh, ngôn ngữ giản

dị, mộc mạc, chân thành và chan chứa của Nguyễn Đức Mậu. Sử dụng thứ chất liệu có nhiều ưu thế này, các anh đã tạo dựng được cho mình một phong cách với những cách nói riêng, bằng cách đó thơ các anh đã đi tạo ấn tượng khó qn và tình cảm sâu lắng đối với bạn đọc.

3.3.2. Ngơn ngữ giàu chất trí tuệ, chính luận

Tăng cường chất trí tuệ, chính luận trong thơ là một địi hỏi của thời đại chống Mỹ. Cuộc chiến đấu không cân sức với một kẻ thù hung bạo nhất của thời đại đã đặt ra cho dân tộc ta những vấn đề trọng đại, cấp thiết. Một nền thơ thốt thai trong một hồn cảnh lịch sử đặc biệt ấy cũng không chỉ bằng lịng với việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của con tim nữa mà cịn hướng tới tiếng nói trí tuệ của bộ óc căng thẳng những suy tư. Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu cũng như các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, trình bày mà cịn có ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người và cuộc sống, về dân tộc và thời đại. Nói như Chế Lan Viên là “phát giác sự vật ở những bề chưa thấy ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Thơ muốn vươn tới khả năng nhận thức lý tính các vấn đề của đất nước và dân tộc… So với thời kỳ chống Pháp, đây là một nét mới, một bước tiến của thơ chống Mỹ. Khát vọng muốn trả lời câu hỏi lớn của thời đại, khám phá bản chất của con người và cuộc sống đã tạo nên chất trí tuệ cho cả một nền thơ. Trong xu thế chung ấy, thơ của ba nhà thơ chiến sĩ cũng cất lên tiếng nói trí tuệ mang sắc thái riêng của thế hệ mình.

Ở những bài thơ thành công, thơ trẻ không hề bồng bột mà thường lắng đọng trong những suy tư. Ấy là những suy tư già dặn, sâu sắc trong thơ Nguyễn Đức Mậu:

Trời Điện Biên cao xanh

Cuộc đời anh viết lên vịm mây trắng

Anh nằm đây khơng hào quang, không dáng tượng Cánh chim bay về chốn vô cùng

Ba mươi năm… hoa cứ nở trắng rừng Một phần hoa nở cho người ngã xuống.

(Một chiến sĩ vô danh – Nguyễn Đức Mậu)

Ấy là những suy nghĩ sâu xa về người lính sau cuộc chiến. Có khi từ những chi tiết, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đời thường, thơ Phạm Tiến Duật đã đem đến cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc, đầy bất ngờ:

Nhưng tôi biết các anh,

Những mảnh vỡ của trái đất

Những tảng phù sa bứng từ sông lên Những tảng đá vỡ ra từ núi đá

Chỉ khác chăng là trong bụng đói mèm

(Chợ lao động ở Giảng Võ – Phạm Tiến Duật)

Chất trí tuệ và chính luận trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu cũng như thơ thời kỳ chống Mỹ mang đậm sắc thái riêng của cái tơi - thế hệ. Đó là cái tơi tự bộc lộ mình, đại diện cho thế hệ mình – thế hệ những người trẻ tuổi (chủ yếu là những người lính) đang tơi luyện trong ngọn lửa của chiến tranh, thực sự nếm trải những gian lao thử thách, tự nguyện đem máu xương của mình để bảo vệ quê hương, đất nước.

Ba nhà thơ chiến sĩ đã rọi vào hiện thực chiến trường những ánh sáng tư tưởng, bắt chi tiết, hình ảnh hiện thực nói lên ý nghĩa sâu xa của nó. Trong

Trường ca Biển, Hữu Thỉnh đã trăn trở về nỗi vất vả của người lính đảo ngay

trong thời bình:

Đời bao nhiêu trớ trêu mà đêm còn quá rộng Đêm như là vắt kiệt các vì sao

Chúng tơi là lính đảo thời bình Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất

Chất trí tuệ, chính luận khơng phải là một nét riêng của thơ trẻ mà là một đặc điểm chung của thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Tăng cường chất trí tuệ, chính luận là khuynh hướng chung của cả nền thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, chất suy nghĩ, chính luận trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu vẫn có sắc thái riêng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của mình. Đó là chất suy nghĩ, chính luận được nảy sinh từ hiện thực đời sống của đất nước trong những năm tháng chiến tranh, đặc biệt là từ hiện thực gian khổ, ác liệt của đời sống chiến trường thông qua sự trải nghiệm sâu sắc của cái tôi thế hệ của ba nhà thơ chiến sĩ. Với chất trí tuệ, chính luận này, chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên như những con người giàu có những suy tư, đầy tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 118 - 124)