Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 44 - 46)

Tên chợ Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính với type A Số mẫu dương tính với A/H5 Tỷ lệ % dương tính với A/H5/ tổng số mẫu Tỷ lệ % dương tính với A/H5/số mẫu dương tính với type A Chợ Cái ngang 360 54 26 7,22 48,15 Chợ Cái Nhum 360 51 1 0,28 1,96 Chợ TT Long Hồ 360 71 19 5,28 26,76 Tổng cộng 1080 176 46 4,26 26,14

Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy trong tổng số 1080 mẫu xét nghiệm có 46 mẫu dương tính với virus cúm A/H5, chiếm 4,26%, thấp hơn các nghiên cứu giám sát của Cục Thú y thực hiện ở các năm trước đây. Các đợt giám sát virus cúm gia cầm trên đàn vịt đã được Cục Thú y thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009, trong 5 đợt giám sát virus với tổng số 2571 mẫu swab được thu thập từ thủy cầm, có 151 mẫu dương tính với virus cúm A/H5, chiếm tỷ lệ 5,87% (Phan et al.,2013).

Chương trình giám sát cúm gia cầm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 tại 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: Trong tổng số 9790 mẫu được kiểm tra, 531 mẫu dương tính với virus cúm A/H5 (chiếm tỷ lệ 5,4%) (Nguyen

Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 / số mẫu xét nghiệm

Hình 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 / số mẫu dương tính cúm A

Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5 theo địa điểm cho thấy, chợ Cái Ngang có số lượng mẫu dương tính với virus cúm A/H5 là cao nhất với 26 mẫu dương tính trong 360 mẫu được kiểm tra, chiếm tỷ lệ 7,22%. Tiếp theo là chợ thị trấn Long Hồ với 19 mẫu dương tính (trong 360 mẫu), chiếm tỷ lệ 5,28%. Thấp nhất là tại chợ Cái Nhum với 1 mẫu dương tính (trong 360 mẫu), chiếm tỷ lệ 0,28%.

Kết quả nghiên cứu định type cho thấy có 46 mẫu dương tính với virus cúm A/H5 trong tổng số 176 mẫu dương tính cúm A, chiếm tỷ lệ 26,14%. Trong đó, tỷ lệ dương tính virus cúm A/H5 cao nhất là tại chợ Cái Ngang với 26 mẫu trong 54 mẫu dương tính cúm A, chiếm tỷ lệ 48,15%, sau đó đến chợ Thị trấn Long Hồ với 19/71 mẫu, chiếm 26,76% và thấp nhất là chợ Cái Nhum với 1/51 mẫu, chiếm tỷ lệ 1,96%. Như vậy, bên cạnh virus cúm A/H5 có thể còn có nhiều subtype H khác cũng đang lưu hành trong đàn gia cầm.Do đó cần tăng cương công tác tiêu độc khử trùng đồng thời nghiên cứu xác định rõ các chủng virus cúm A/H5 này để có biện pháp phòng chống bệnh.

Chu et al.(2016), khi nghiên cứu bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Thừa Thiên Huế

thấy rằng có nhiều các subtype khác nhau lưu hành trong đàn gia cầm và môi trường tại các chợ buôn bán gia cầm sống. Trong178 mẫu virus cúm A phân lập được có các subtype H3 (19 virus), H4 (2), H5 (8), H6(30), H9 (114) và H11 (5). Cụ thể hơn là H3N2 (18 virus), H3N6 (1), H4N6 (2), H6N2 (14), H6N6 (16), H9N2 (109), H9N6 (5), H11N6 (1) và H11N7 (4).

4.5. XÁC ĐỊNHVIRUS CÚM A/H5N1

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào xét nghiệm virus cúm A/H5N1. Mẫu được xác định là dương tính với virus cúm A/H5N1 khi dương tính cúm A, dương tính gen H5 và dương tính gen N1. Do đó, các mẫu dương tính với virus cúm A/H5 tiếp tục được xác định gen N1 bằng phương pháp rRT- PCR để xác định virus cúm A/H5N1. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.5, hình 4.6:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)