Độc lực của virus cúm gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 29 - 30)

Virus cúm gia cầm được phân vào 2 loại là có độc lực thấp (LPAI) và có độc lực cao (HPAI). Độc lực của virus được xác định dựa trên khả năng gây bệnh khi tiêm qua tĩnh mạch mạch 0,2 ml nước trứng đã gây nhiễm (pha loãng 1/10) cho gà 4-8 tuần tuổi trong phòng thí nghiệm hay bởi sự xuất hiện của các đặc tính về gen liên quan tới virus có độc lực cao. Virus được xác định là có độc lực cao khi gây chết 6-8 con (trong 10 gà gây nhiễm) hay có chỉ số IVPI ≥ 1,2 và các virus cúm độc lực thấp thuộc subtype H5 và H7 có trình tự chuỗi peptid nối HA giống với trình tự ở các virus cúm gia cầm độc lực cao (OIE, 2015). Cho đến nay, toàn bộ các chủng virus độc lực cao trong tự nhiên đều thuộc subtype H5 hay H7.

Khả năng gây bệnh của virus cúm A phụ thuộc vào độc lực và tính thích nghi vật chủ của từng chủng virus. Thông thường chúng không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, giới hạn ở đường hô hấp của chim hoang dã và gia cầm nhiễm, nhưng một số chủng cường độc (H5, H7 và H1, H2 và H3) có thể gây nên bệnh nặng ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, gây nên dịch cúm ở gia cầm và ở người có lẽ do tính thích ứng thụ thể sialic của chúng (Subbarao and Joseph, 2007; Xu

et al., 1999). Hầu hết các chủng virus cúm A nhân lên rất tốt trong phôi gà sau

lần cấy truyền thứ nhất, tuy nhiên các chủng cường độc subtype H5 và H7 gây chết phôi gà chỉ sau vài giờ, cả khi hàm lượng virus rất thấp chưa được nhân lên

nhiều, và có thể gây bệnh cúm thực nghiệm trên chuột lang, chuột hamster, chồn đất (Horimoto and Kawaoka, 1994; De Wit, 2008).

Sau bị khi nhiễm virus cúm A, cơ thể vật chủ sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại virus bảo vệ cơ thể, nhưng đáp ứng miễn dịch này có thể không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho những lần nhiễm sau, do virus cúm A luôn có sự biến đổi kháng nguyên của nó trong quá trình lưu hành ngoài tự nhiên và không có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm A (Wanasawaeng et al., 2009).

Trên cơ sở tỷ lệ chết, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, virus cúm gia cầm được chia thành 4 loại: Độc lực cao, độc lực trung bình, độc lực yếu và không có độc lực:

- Nhóm độc lực cao: Do virus cúm H5 và H7 độc lực cao gây ra, thường là ở gà, thủy cầm. Biểu hiện bệnh nặng, tỷ lệ chết cao, tác động vào hầu hết các khí quan trong cơ thể bao gồm cả hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

- Nhóm độc lực trung bình: Do virus cúm gia cầm LPAI đồng nhiễm với một tác nhân gây bệnh kế phát khác. Tỷ lệ chết có thể thay đổi từ 5 -97%, tỷ lệ chết cao ở gia cầm nhỏ, gà đang đẻ trứng hay gia cầm đang bị stress. Bệnh tích thường xuất hiện ở đường hô hấp, cơ quan sinh sản, thận, lách.

- Nhóm độc lực thấp: Do virus cúm gia cầm LPAI gây ra với biểu hiện tỷ lệ chết thấp và triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp hay giảm sản lượng trứng. Tỷ lệ chết thường thấp hơn 5%.

- Nhóm không có độc lực: Do virus cúm gia cầm LPAI gây ra, nhưng gia cầm không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hay gia tăng tỷ lệ chết. Thường xảy ra ở các loài chim hoang dã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)