Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5N1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 46 - 49)

Địa điểm Số mẫu

xét nghiệm Số mẫu dương tính A/H5 Số mẫu dương tính A/H5N1 Tỷ lệ % dương tính A/H5N1 /tổng số mẫu Tỷ lệ % dương tính A/H5N1 /số mẫu dương tính cúm A/H5 Chợ Cái ngang 360 26 14 3,89 53,85 Chợ Cái Nhum 360 1 0 0,00 0,00 Chợ TT Long Hồ 360 19 17 4,72 89,47 Tổng cộng 1080 46 31 2,87 67,39

Hình 4.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 / tổng số mẫu xét nghiệm

Hình 4.6. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 / số mẫu dương tính virus cúm A/H5 virus cúm A/H5

Kết quả ở bảng 4.6, hình 4.5 và hình 4.6 cho thấy: Trong 1080 mẫu xét nghiệm có 31 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 2,87%. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 này thấp hơn các nghiên cứu giám sát của Nguyen et

2013. Kết quả nghiên cứu lưu hành virus cúm A/H5N1 từ 2007 đến 2009 tại các chợ ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cũng cho kết quả cao hơn với tỷ lệ dương tính virus cúm A/H5N1 là 6,6% (Phan et al., 2013).

Trong 3 chợ được lấy mẫu, chợ Thị trấn Long Hồ có tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 cao nhất với 17 mẫu dương tính trong 360 mẫu xét nghiệm, chiếm tỷ lệ 4,72%, tiếp theo là chợ Cái Ngang với 14 mẫu dương tính trong 360 mẫu xét nghiệm, chiếm 3,89% và không phát hiện được virus cúm A/H5N1 tại chợ Cái Nhum.

Virus cúm A/H5N1 là virus có độc lực cao, lưu hành tại Việt Nam từ cuối năm 2003 đã gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Chợ buôn bán gia cầm được xác định là nguồn gây bệnh H5N1 cho người

(Wan et al.,2011). Yu et al. (2007), cũng đã xác định phần lớn các người mắc

bệnh trong vùng nội thành ở Trung Quốc từ 2005 đến 2006 không tiếp xúc với gia cầm ốm, gia cầm chết nhưng đều có đến các chợ buôn bán gia cầm sống trước khi bị bệnh.

Các gia cầm mang virus cúm A/H5N1 có thể bài thải virus ra ngoài môi trường, tích trữ qua nhiều ngày tại các chợ, từ đó có thể lây truyền cho người và nhiều động vật khác, thậm chí còn có thể lây nhiễm ra các trang trại thông qua sự di chuyển của người buôn bán gia cầm. Bởi phần lớn người buôn bán đi vào những trang trại bằng phương tiện của họ và tự bắt gia cầm mà không có bất kỳ biện pháp an toàn sinh học nào có thể dẫn đến tự lây lan từ đàn gia cầm này sang đàn gia cầm khác (Phan et al.,2013).

Việc phát hiện virus cúm A/H5N1 tại chợ Cái Ngang và chợ Thị trấn Long Hồ đòi hỏi cần tăng cường công tác phòng bệnh tại chợ Cái Ngang và chợ Thị trấn Long Hồ như thông báo kết quả dương tính H5N1 cho chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ để cảnh báo nguy cơ cúm H5N1 đối với những người kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, vệ sinh tiêu độc, khử trùng, công tác kiểm dịch,… nhằm giảm thiểu sự tồn tại của virus cúm A/H5N1 tại môi trường, sự lưu hành và nguy cơ lây truyền bệnh cho người. Tăng cường giám sát phát hiện gia cầm bệnh để xử lý.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 67,39% các mẫu dương tính gen H5 là dương tính với gen N1 (31/46 mẫu), trong đó chợ thị trấn Long Hồ là 89,47%, chợ Cái Ngang là 53,85% và chợ Cái Nhum là 0,00% . Như vậy, ngoài virus H5N1 lưu hành trong đàn gà và vịt, tại tỉnh Vĩnh Long còn lưu hành các chủng virus cúm A/H5Nx khác.Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu xác định các

chủng A/H5Nx này cũng như độc lực của chúng để có biện pháp phòng chống thích hợp.

4.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A/H5N1

THEO LOÀI

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành lấy mẫu dịch hầu họng của gia cầm gồm gà và vịt. Kết quả xác định virus cúm A/H5N1 theo loài được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại một số chợ buôn bán gia cầm ở tỉnh vĩnh long năm 2016 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)