Các mối quan hệ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 28 - 35)

Chƣơng 1 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG

1.3. Các mối quan hệ khác

Nét đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam là sự gắn bó chặt chẽ về tình cảm theo quan hệ huyết thống. Trong gia đình, ngoài mối quan hệ vợ- chồng, cha mẹ- con cái còn tồn tại nhiều mối quan hệ khác trong đó mối quan hệ ông bà- các cháu, giữa anh chị em ruột với nhau cũng rất được coi trọng. Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà hoặc thích sống quây quần trong không gian địa lí gần gũi. Từ đó các thành viên trong gia đình có thể giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần. Con cháu có thể chăm sóc được cha mẹ, ông bà khi già yếu. Ngược lại họ cũng được ông bà, cha mẹ truyền đạt kinh nghiệm, bảo ban, dạy dỗ. Từ đó quan hệ tình cảm ngày càng khăng khít, gia đình bảo lưu được các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn gia phong, gia lễ, gia đạo. Mối quan hệ giữa ông bà với các con cháu trong mỗi gia đình cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Trong

Mùa lá rụng trong vƣờn, Ma Văn Kháng viết về tình yêu thương của ông

Bằng với hai đứa cháu là thằng Quân anh, Quân em- con của Cừ khiến người đọc cảm động. Hai đứa trẻ bị bố bỏ rơi, mẹ phải lo toan cuộc sống cho nên chúng không được dạy dỗ tử tế. Những ngày đầu mới ở nhà ông Bằng, chúng luôn nghịch ngợm, phá phách, hư hỗn, cãi láo, không biết nghe lời người lớn. Ông Bằng dù rất giận thậm chí khước từ con trai mình nhưng ông lại cưu mang và hết lòng thương yêu các cháu. Ông chỉ bảo, dạy dỗ hai đứa trẻ: “Ông lại cầm tay uốn nét chữ cho mỗi đứa. Lại uốn nắn từng lời ăn tiếng nói, cử

chỉ, hành vi cho mỗi đứa” [16, tr.167]. Ông làm những việc này không đơn

giản chỉ để thực hiện hết trách nhiệm của mình vì những ràng buộc về quan hệ máu mủ cũng “không phải là cuộc vật lộn của nghị lực với hoàn cảnh bất

nhƣ ý” mà đó là hào hứng thật sự: “Đây là cảm hứng chan chứa từ trong tâm

khảm. Chính là hai đứa trẻ đã nâng đỡ ông già, đem lại sự cân bằng tâm lý

cho ông” [16, tr. 166]. Tấm lòng nhân hậu, vị tha cùng với tình yêu thương

đình, là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ngược lại những đứa trẻ như một sự hỗ trợ về tinh thần đã đem lại nguồn vui cho ông, tạo cho ông sự cân bằng về tâm lí trong cuộc sống. Nguyễn Bắc Sơn trong Luật đời & cha con cũng ca ngợi về vẻ đẹp của mối quan hệ này thông qua việc miêu tả tình cảm của ông bà Hòe với các cháu. Thùy Dương là con gái của vợ chồng Kiên và Thảo Tần. Tuy chỉ là cháu ngoại nhưng Thùy Dương được bà Phụng ông Hòe quý mến và yêu chiều. Mỗi lần gặp cháu hai ông bà rất vui vẻ, hào hứng nghe cháu kể chuyện ở trường lớp, chuyện học hành. Những lúc ấy bà Phụng và ông Hòe như trẻ lại rất nhiều. Không khí gia đình rộn ràng, đầm ấm, niềm vui trong gia đình được nhân lên. Ngày Thùy Dương đi thi Đường lên đỉnh Olimpia cũng là ngày vui của cả gia đình. Ông Hòe bà Phụng đến tận trường quay để cổ vũ cho cháu. Cả hai ông bà đều rất kiêu hãnh vì có đứa cháu ngoan ngoãn, thông minh như Thùy Dương. Trong Lửa đắng, hình ảnh bà Phụng bế đứa cháu trai trên tay:

“nựng nó, thơm má nó, thơm tay, thơm chân, thơm cái quả ớt tí xíu của nó, hít

lấy hít để cái đầu trọc… tất cả cứ ngời lên nhƣ thiên thần trong tay bà” [36, tr.

16]thật cảm động. Đứa bé chính là cầu nối tình cảm giữa bà và cô con dâu Kiều Linh. Bởi bà Phụng là người đã phản đối kịch liệt việc Lê Đại- con trai bà kết hôn với Kiều Linh- cô gái suýt trở thành cháu dâu bà. Ngày cưới con trai, bà cũng không thèm đoái hoài đến. Nhưng khi Đại Thành ra đời thì mọi chuyện đã thay đổi. Niềm vui và hạnh phúc khi được nâng niu, ôm ấp cháu vào lòng đã giúp bà bỏ qua tất cả chuyện xưa. Con cháu yêu quý, kính trọng vâng lời ông bà. Ông bà sống đúng mực, yêu thương con cháu. Đó chính là giá trị đạo đức đã được hình thành và gìn giữ trong gia đình Việt Nam truyền thống. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với sự xuống cấp của đạo đức lối sống trong gia đình.

Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã” hay “Anh em nhƣ thể tay chân/

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là những lời răn dạy của ông cha ta về

quan hệ huyết thống là tình cảm ruột thịt không thể tách rời. Anh chị em cùng được sinh ra, lớn lên dưới một mái nhà nên tình cảm được nảy sinh và phát triển một cách tự nhiên, bền chặt. Người Việt Nam đôi khi còn coi trọng mối quan hệ anh em hơn là quan hệ vợ chồng. Nguyên tắc ứng xử của họ là dựa trên sự hòa thuận, đoàn kết. Họ sống đùm bọc, che chở và thương yêu nhau. Nếu có chuyện xích mích xảy ra, họ cũng lấy chữ nhẫn làm đầu, chín bỏ làm mười để giữ gìn hòa khí. Gia đình truyền thống rất coi trọng tôn ty trật tự. Làm anh, chị thường có quyền thế hơn các em nhưng cũng có trách nhiệm lớn hơn trong mọi công việc của gia đình, gia tộc, biết nhường nhịn các em. Làm em phải biết giữ đúng bổn phận của mình phải yêu thương, tôn kính, vâng lời anh chị. Đây chính là phạm trù đễ mà Nho giáo đề cập trong đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống. Tác phẩm Mùa lá rụng trong vƣờn, Ma Văn Kháng đã viết về mối quan hệ giữa năm anh chị em trong gia đình: Hoài (vợ anh cả Tường), vợ chồng Đông- Lý, Luận- Phượng, Cừ- vợ Cừ, Cần. Mối quan hệ giữa họ chính là điểm thử thách sự bền vững của kiểu gia đình truyền thống. Họ cùng chung sống dưới một mái nhà bởi vậy giữa họ có lúc cũng không tránh khỏi những va chạm, xung đột. Khi anh cả Tường hi sinh, Đông trở thành con trưởng trong gia đình. Vẫn mang tư tưởng “Quyền huynh thế phụ”, Lý vợ Đông muốn độc chiếm ngôi nhà cho con trai mình.Vì thế sự hiện diện của Phượng và sau này là mẹ con Cừ trong ngôi nhà khiến Lý luôn lo lắng và bực tức. Lúc đầu là chuyện cái bếp nấu ăn, Lý tỏ thái độ không hài lòng nên Phượng đã chuyển hẳn việc nấu nướng lên căn phòng của hai vợ chồng để tránh những va chạm trong sinh hoạt hàng ngày giữa chị em dâu. Khi vợ con Cừ ở lại trong căn phòng của ông Bằng, Lý ghen tức, lồng lộn chửi bới vì đó là căn phòng Lý đã dự định cho con trai mình ở khi nó về nước. Sự việc trước khi ông Bằng mất, ông đã giao số tiền tiết kiệm của mình cho Phượng- dâu thứ mà không giao cho Lý – dâu trưởng. Vai trò, vị trí đặc biệt là sự tin cậy của mọi người trong gia đình với Lý đã bị giảm dần. Chính những sự việc này

đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Lý với các em. Cuộc cãi vã nảy lửa giữa Lý và Luận đã khiến Lý bực tức và căm hận vô cùng. Như vậy, kiểu sinh sống tập trung dưới một mái nhà cùng với thói vị kỉ của con người thường tạo ra những xích mích, mâu thuẫn giữa anh chị em. Đây cũng là những vấn đề tồn tại của kiểu gia đình truyền thống. Bên cạnh đó Ma Văn Kháng cũng không quên viết những trang văn ca ngợi về tình nghĩa anh chị em trong tác phẩm. Thời buổi kinh tế khó khăn, đồng lương của hai vợ chồng Luận Phượng cũng chưa đủ đảm bảo cho cuộc sống của gia đình. Nhưng với tinh thần đùm bọc, thương yêu che chở cho nhau, vợ chồng Luận Phượng đã sẵn sàng giúp đỡ em dâu và các cháu trong lúc họ gặp khó khăn. Nhìn vợ con Cừ trong cảnh cùng đường khiến Phượng không cầm được nước mắt. Những lời Phượng nói với Đông làm người đọc càng khâm phục hơn về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ này và cảm động về tình nghĩa anh chị em: “Về nơi ăn chốn ở thì anh không phải lo…Cô ấy và hai cháu đã đến nƣớc này thì em phải cƣu mang. Không lẽ để ba mẹ con cô ấy đói khát. Thiếu thì bán chác cái này cái khác đi,

hoặc là vay mƣợn” [16, tr. 153]. Hai vợ chồng Luận Phượng cứ thế gồng

mình lên lo toan cho vợ con Cừ. Phượng cố gắng kiếm việc làm thêm để có thêm thu nhập. Có lúc túng bấn quá, Phượng phải bán cả chiếc nhẫn cưới mà mẹ cô cho, Luận bán áo để có thêm tiền trang trải sinh hoạt. Đông dù không giúp gì được ngoài việc tìm nhặt những thứ đồ chơi và ít quần áo cũ của con trai để cho các cháu nhưng anh rất cảm thông và thương xót cho tình cảnh của các em. Chị Hoài mặc dù đã tái giá nhưng vẫn hết lòng quan tâm, lo lắng cho gia đình nhà chồng cũ. Những lời chị nhắc nhở Phượng cho thấy tình yêu thương lòng bao dung của chị dành cho người em chồng: “Về chuyện Cừ, hôm rồi chị có nói với chú Đông rồi.Cừ nó hƣ thật. Nhƣng nó là ruột thịt, có điều kiện gần gũi thì phải bảo ban nó…một mai nó biết ghĩ lại thì cũng nên rộng lòng tha thứ. Còn vợ con Cừ, nếu có khó khăn gì, em biên thƣ cho chị.

đã đón vợ con Cừ về quê chị để sinh sống. Cái tình mà những con người này đối đãi với nhau thật quý giá biết bao. Nhờ có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tình yêu thương, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi của các anh chị mà mẹ con Cừ đã vượt qua những lúc khó khăn nhất trong cuộc sống. Tấm lòng vị tha, bao dung độ lượng cũng rất đáng quý, đáng trân trọng trong cách ứng xử giữa anh chị em. Mối quan hệ giữa Lý và Luận có lúc rất căng thẳng nhưng không vì những lúc tức giận ấy mà Luận bỏ mặc chị dâu lúc khó khăn. Lý đã bỏ Đông và gia đình để vào Sài Gòn theo gã trưởng phòng làm ăn bất chính. Sự việc này khiến Lý bị cơ quan sa thải. Đông đã phát hiện ra Lý phản bội mình. Những tưởng Lý sẽ không còn con đường nào để trở về đoàn tụ với gia đình được nữa. Nhưng cũng vì thương anh chị, Luận đã tìm đủ mọi cách để giúp đỡ chị dâu. Anh đến cơ quan tìm lại công bằng cho Lý, hết lời khuyên can anh trai mình để anh có thể nguôi giận mà cho Lý quay về. Trong những lúc này mới thấy hết tấm lòng anh chị em với nhau. Về vấn đề này, ta thấy điểm gặp gỡ giữa Ma Văn Kháng và Lê Lựu. Lê Lựu làm người đọc cảm động khi viết về tình cảm anh chị em Núi trong Sóng ở đáy sông. Núi luôn được các em yêu quý: “Các em xô ra theo gọi, mừng anh. Mà không có chìa khóa. Chúng xịu mặt lầu bầu, rồi con Biển bảo anh bê chiếc nồi không hàng xóm gửi để xin nƣớc gạo vào cửa. Nó lấy khăn mặt và múc nƣớc vào chai đƣa qua cửa sổ, anh hứng khăn để nó đổ nƣớc cho anh rửa mặt:

- Không lo, nếu rớt ra ngoài, em đƣa giẻ để anh lau, anh cứ rửa thoải

mái đi” [23, tr.117]. Dù không được gặp mặt nhau nhưng mấy anh em vẫn trò

chuyện qua khe cửa. Núi vấp phải nhiều sai lầm, có lúc anh mất hết niềm tin vào cuộc đời nhưng chính tình cảm của các em làm Núi ấm lòng. Biển xót xa khi con Núi đói khát, cô đã đón chúng về để chăm sóc. Hay khi Núi lao vào vòng tù tội, các em vẫn không oán trách hay căm ghét anh mình. Tình cảm của năm anh chị em Tiệp trong Gia đình bé mọn cũng rất cảm động. Mỗi người có hoàn cảnh riêng, gia đình riêng nhưng họ vẫn quan đến tâm nhau

trong cuộc sống. Khi vợ chồng Tiệp xảy ra mâu thuẫn, Tiệp có ý định bỏ Tuyên. Đối với một gia đình coi trọng danh dự, truyền thống, gia đình của những người đàn bà góa thì đây là việc không thể xảy ra. Vì vậy từ chị Hoài, chị Mỹ Nghĩa, anh Năm Trường cho đến cô em út đều tìm mọi cách can ngăn Tiệp, giúp hai vợ chồng hòa giải, mục đích cũng là để cho hai đứa nhỏ không phải rơi vào cảnh bất hạnh. Anh Năm Trường với tư cách là anh cả trong gia đình đã gần như ép buộc và ra lệnh cho em gái mình không được phép làm như vậy. Tuy cũng là tình cảm, sự quan tâm của Năm Trường dành cho cô em gái nhưng có phần gượng ép, cứng nhắc. Từ khi Tiệp quyết định chia tay Tuyên và đưa các con ra ở ngoài cơ quan, cuộc sống của ba mẹ con gặp nhiều khó khăn. Biết tình cảnh của em và các cháu, chị Mỹ Nghĩa đã giúp đỡ nhiều cho ba mẹ con Tiệp, khi thì là cái áo mưa, lúc lại là mùng mền, quần áo, xe đạp. Tất cả những hành động trên suy cho cùng vẫn xuất phát từ tình thương yêu mà họ dành cho nhau. Mặc dù ảnh hưởng khá nhiều của nếp sống hiện đại nhưng gia đình ông Hòe trong Luật đời & cha con vẫn giữ được nhiều đặc điểm của gia đình truyền thống. Hai người con của ông là Lê Đại và Thảo Tần khi lập gia đình riêng dù không cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng họ vẫn luôn quan tâm, chăm lo cho nhau. Mỗi khi người này hay người kia gặp chuyện khúc mắc trong cuộc sống là họ lại tìm đến nhau cùng nhau chia sẻ, giải quyết khó khăn. Hai vợ chồng Kiên Tần khi biết chuyện của Lê Đại và Kiều Linh, họ đã rất thông cảm cho hoàn cảnh của anh trai và ủng hộ cho đám cưới của hai người. Không vì chuyện quá khứ của Kiều Linh mà Thảo Tần ghét bỏ người chị dâu này. Chị luôn vun vén cho hạnh phúc của anh trai mình. Những lời khuyên của chị với Lê Đại khi anh đón nhận đứa con trai mới chào đời đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của chị dành cho anh trai mình:

Em nghĩ, dù anh có trở thành tỉ phú đô la, nhƣng nếu cu Đại Thành không

trở thành một con ngƣời thật sự thì anh cũng chả sung sƣớng gì đâu. Em bắt

chồng của Thảo Tần gặp khó khăn, khúc mắc trong công việc, anh bị cảnh cáo, đình chỉ chức vụ công tác. Sự việc này đã khiến cho vợ chồng anh rất lo lắng và hoang mang. Nhưng ông bà Hòe và Lê Đại đã trở thành hậu phương vững chắc giúp vợ chồng Kiên vượt qua cơn sóng gió này.

Cách ứng xử giữa anh em, chị em trong gia đình truyền thống đôi khi có một vài biểu hiện tiêu cực song các tác giả đều thấy điều quan trọng, đáng quý nhất giữa họ chính là sự hòa thuận, thương yêu lẫn nhau. Đó là những giá trị tốt đẹp, bền vững mà con người cần lưu giữ.

Tiểu kết

Trong những sáng tác của mình, Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đều xây dựng mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, các tác giả đã phản ánh những vấn đề cơ bản của kiểu gia đình truyền thống. Ưu việt nổi bật của kiểu gia đình này là sự gắn bó bền chặt về tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, gìn giữ được truyền thống gia đình, khả năng hỗ trợ nhau về kinh tế. Tuy nhiên kiểu gia đình này cũng tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh việc gìn giữ những truyền thống tốt đẹp thì đồng thời cũng bảo trì những quan niệm, phong tục lạc hậu, tự do của cá nhân bị hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)