Sự lệch pha về tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 44 - 49)

Chƣơng 2 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

2.2. Sự lệch pha giữa vợ và chồng

2.2.1. Sự lệch pha về tình dục

Cả ba nhà văn đều đề cập đến sự lệch pha giữa vợ và chồng trong đời sống tình dục. Tình dục có vai trò rất quan trọng trong đời sống hôn nhân. Nhu cầu tình dục không đơn giản là nhu cầu có tính bản năng mà nó biểu hiện của tình yêu giữa vợ và chồng. Nó tạo ra đam mê cho bất kì cuộc hôn nhân nào. Nó sẽ nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Nó là chất keo gắn kết mối quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy, cuộc sống vợ chồng không có sự hài hòa trong tình dục có thể dẫn đến những rạn nứt, đổ vỡ trong hôn nhân. Nguyên nhân lệch pha tình dục trong quan hệ vợ chồng có thể từ những vấn đề về tâm lý hoặc sinh lý. Câu chuyện của vợ chồng Đông- Lý trong Mùa

lá rụng trong vƣờn của Ma Văn Kháng đã nhắc nhở người đọc về vấn đề này.

Lý khéo léo, xinh đẹp, ngay từ khi còn là một thiếu nữ cho đến khi có chồng có con rồi nhưng chị vẫn là niềm khát khao của rất nhiều người đàn ông: “Đã có cuộc ghen thầm của mấy anh trong phòng. Đã có sóng gió giữa mấy anh

vợ bìu con díu. Sóng gió chao đảo cả ông giám đốc có cháu nội” [16, tr. 96].

Những chuyện như thế này đã tác động đến Lý, nó “để lại dƣ âm dai dẳng và

nuôi những cơn cuồng hứng đột khởi thầm lặng trong Lý” [16, tr. 96]. Lý

cũng ý thức được sự đáng yêu, hấp dẫn của mình. Chị thường đứng trước gương ngắm nhìn cơ thể mình tự mãn về vẻ đẹp của da thịt, vóc dáng và

những ao ƣớc trong sáng lớn dậy cùng những khát vọng mây mù. Yêu đời

nồng nhiệt và những hoan lạc thầm kín cùng bộc phát” [16, tr. 97]. Chị luôn

“khát khao một thứ hạnh phúc giới tính vừa cao cả, vừa tầm thƣờng” [16, tr.

248]. Tiếc thay Đông lại sống quá hờ hững, thờ ơ với vợ. Đông không đón nhận, hưởng ứng những khao khát giới tính này ở Lý. Đời sống vợ chồng

Đông – Lý ngày càng nhạt nhẽo và buồn tẻ. Trong khi đó cuộc sống pha tạp đã làm nảy sinh những thói xấu ghê người, kích thích bản năng dường như bấy lâu bị dồn tụ trong Lý, lại có “không ít kẻ ƣa thích ham muốn chị ở cái

phần tăm tối” [16, tr. 97]. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Lý bỏ

chồng, bỏ gia đình để đi theo người đàn ông khác. Cặp vợ chồng Tự- Xuyến trong Đám cƣới không có giấy giá thú cũng vậy. Họ thường xuyên gặp trục trặc trong đời sống tình dục. Trong khi Tự thì gày gò, ốm yếu bởi di chứng của căn bệnh sốt rét rừng thì Xuyến lại khỏe mạnh. Cuộc sống dù có kham khổ nhưng cũng không làm hao mòn thể chất của chị. Ba mươi tám tuổi, chị nở nang hết độ, vẻ đẹp của chị lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm. Tự phải thừa nhận Xuyến “là đàn bà thật sự. Cô yêu thích nhục dục. Chuyện

chăn gối, cô không bao giờ chán” [17, tr. 335]. Nhà văn Ma Văn Kháng thật

có lí khi cho rằng: “Đời sống vợ chồng không chỉ là sự chung đụng. Nhƣng

chung đụng lại là một khởi nguồn của sự cần thiết phải có nhau” [17, tr. 35].

Đôi vợ chồng Tự - Xuyến vẫn luôn xúc cảm khi được gần gũi nhau: “cả hai nhƣ lạc vào cõi huyền vi mê ảo, tan hòa vào nhau, không nhận ra thực thể của nửa bên kia chắp nối với nửa bên mình…chị quặp chặt anh, cắn môi anh,

liên tục rít lên ráo riết và quằn quại: “Cho anh tha hồ đấy!”. “Cho anh cả

đêm đấy!” [17, tr. 345]. Trong những lúc này có lẽ Xuyến đã trút bỏ hết

những bực tức, giận dỗi với Tự. Tình cảm vợ chồng lại được hàn gắn sau rất nhiều những va chạm trong cuộc sống. Nhưng oái oăm, mọi chuyện lại không diễn ra như mong đợi của cả hai: “Chỉ một thoáng, Tự đã rơi vào trạng thái thân xác phân ly rã rời. Que diêm vừa bừng cháy đã tắt nghỉm. Anh nhƣ một kẻ gục ngã giữa đƣờng, nằm rũ trên tấm thân nóng hổi và giẫy giụa nhƣ là

tuyệt vọng của Xuyến, giống hệt một xác chết” [17, tr.345]. Dục vọng không

được thỏa mãn, Xuyến biến hẳn thành một con người khác: “Xuyến đẩy Tự lên, hất sang một bên, chồm phắt dạy, vừa búi lại tóc, vừa xƣng xỉa đau đớn:

tr.346].

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Xuyến có phản ứng gay gắt như vậy. Đã có lần khi: “Thuyền tình tan vỡ. Ngƣời đàn bà không thỏa dục vọng trong Xuyến vùng ngay dậy, cay uất tiết đỏ khé hai con mắt. Chị thông thốc

trút toàn bộ căm hận về gia cảnh nghèo hèn lên đầu anh” [17, tr. 35]. Quan

hệ thân mật giữa hai vợ chồng quá ngắn ngủi càng tạo ra một hố sâu ngăn cách hai con người. “Cái ái tình chênh lệch và trục trặc liên tục giữa Xuyến

và anh” đã đẩy Xuyến đi vào con đường phản bội Tự và đi liền sau đó là sự

đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Trong tác phẩm Gia đình bé mọn, Dạ Ngân cũng đề cập đến vấn đề lệch pha trong đời sống tình dục của cặp vợ chồng Tuyên- Tiệp. Dù đây không phải là lí do chính khiến Tiệp cảm thấy ngán ngẩm chồng nhưng nó cũng góp phần làm nổi rõ lối sống nhạt nhẽo, hờ hững, hời hợt của Tuyên. Ngay từ những ngày đầu, Tiệp đã cảm thấy mình đến với Tuyên không phải là vì tình yêu. Tuyên đã lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh bom đạn để chiếm đoạt nàng. Trong lúc cái chết và sự sống chỉ được tính bằng gang tấc, Tiệp đã để mặc thân xác mình cho những đòi hỏi của Tuyên. Nàng bị đẩy vào tình thế bị động vì vậy trong Tiệp vẫn mãi mãi là cảm giác mất mát khó hiểu: “Nỗi đau màng trinh, nỗi đau sinh học trộn lẫn với nỗi đau mất mát, không rõ là mất cái gì, nó quá hệ trọng và tức tƣởi, cộng với nỗi phập phồng mình có thể chết trong cảnh không một manh quần bởi một mảnh pháo, một

quả bom trộn, hay một viên đạn mồ côi” [33, tr. 52]. Sau này dù có cố gắng

đến thế nào nàng vẫn không thể tìm được cảm giác hạnh phúc thật sự trong đời sống vợ chồng với Tuyên: “Mãi đến khi mang thai Thu Thi nàng vẫn ít

khi cảm nhận đƣợc tận cùng của sự sung sƣớng” [33, tr.52]. Khi chiến tranh

kết thúc, bình thường đây sẽ là thời kì hai vợ chồng tìm cách bù đắp cho nhau những thiệt thòi, thiếu thốn mà cả hai phải chịu đựng vì hoàn cảnh. Nhưng ngược lại, Tiệp thấy mình không có nhu cầu “giường chiếu” với chồng: “Đời sống tình dục bí ẩn bỗng trở lên nhàm chán sau khi có Vĩnh Chuyên…nàng

mặc cho Tuyên cƣ xử một cách đại khái với mình, thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dƣới của mình, thói quen y nguyên của

thời chiến” [33, tr.155]. Cái cách mà Tuyên yêu vợ càng khiến cho Tiệp

không thiết tha, mặn mà gì với chuyện này: “Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng…nàng chƣa bao giờ là Eva trƣớc mặt chồng, mãi mãi một cảm

giác chán chƣờng, rất nhanh nhƣng rất chán” [33, tr.155]. Cuối cùng thì Tiệp

và Tuyên đã cùng nhau kí vào đơn li hôn. Sau này khi đến với Đính, gần gũi với Đính, Tiệp đã tìm được những cảm xúc tình yêu thực sự: “Nàng bốc cháy từ gót chân đến đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu…chỉ thấy mình đúng là mình trong tƣởng tƣợng, thỏa mãn một cách hài

hòa, sâu sắc” [33, tr.157].

Lệch pha trong đời sống tình dục đã không đem đến hạnh phúc cho gia đình Lê Đại- Thụy Miên trong tác phẩm Luật đời & cha con (Nguyễn Bắc Sơn). Lê Đại làm việc trong quân ngũ một thời gian rất dài. Anh thường xuyên phải xa gia đình nên không có điều kiền gần gũi, chăm lo vợ con. Những lần về nhà cũng chỉ là hiếm hoi, ngắn ngủi. Sau này Lê Đại ra quân, về làm ở một cơ quan kinh tế nhưng quan hệ vợ chồng cũng không cải thiện được bao nhiêu bởi “đấy cũng là thời kì anh bận rộn nhất cho công việc. Do phải tìm hiểu môi trƣờng công tác mới, công việc mới, lại mày mò đọc, học thêm; lại gấp rút chuẩn bị cho bƣớc làm ăn mới của mình nên Đại cũng

không quan tâm lắm đến công việc của vợ” [35, tr.218]. Thiếu hụt về tình

cảm, về quan hệ vợ chồng, Thụy Miên đã cặp tình với người đàn ông khác. Người đàn ông ấy đã đem đến cho Miên những cảm giác mà chị chưa bào giờ tìm thấy ở chồng mình: “Anh dìu Miên đến một miền khác lắm, mới lắm, lạ lắm. Chị chƣa từng đến bao giờ…Mãi đến tận lúc ấy, Miên mới biết, có một

miền nhƣ thế trên cõi đời này: Miền cực lạc! Cực hoan! Cực mãn!” [35,

tr.130]. Miên và người tình rất “say” nhau, họ tìm đến với nhau như một nhu cầu không thể thiếu: “Họ làm tình bất kì chỗ nào: sàn nhà, gác xép, nhà tắm.

Đi dã ngoại thì dƣới nƣớc, trên bờ, ngoài bãi ngô…” [35, tr.131]. Điều kì lạ là Miên vẫn không hề xao nhãng công việc gia đình. Chị vẫn làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ, người con dâu trong gia đình. Điều này chỉ có thể giải thích bởi sự không hòa hợp, không thỏa mãn về tình dục giữa Miên và chồng. Giá như Lê Đại- chồng chị biết quan tâm đến chị nhiều hơn, giá như Thụy Miên tìm được những xúc cảm này trong quan hệ vợ chồng thì chắc hẳn chị đã không phải tìm đến những cuộc tình lén lút vụng trộm để rồi mất mạng trong một vụ tai nạn khi đi chơi với người tình.

Như lời nhận xét của nhà văn Ma Văn Kháng về tiểu thuyết Gã Tép Riu

của Nguyễn Bắc Sơn: “Gã Tép Riu là câu chuyện về quá trình tan vỡ hôn

nhân của một cặp vợ chồng công chức nhà nƣớc” [18, tr.17]. Lệch pha về tình

dục là một trong những nguyên nhân khiến vợ chồng Tùng- Diệu Thủy ly hôn. Thời gian đầu họ sống rất hạnh phúc: “Mấy lần năm năm trăng mật, anh

vẫn nghiện vợ, Thủy vẫn thèm chồng” [37, tr.34]. Nhưng do những chuyện

xích mích trong công việc đã ảnh hưởng đến tình cảm của hai vợ chồng. Trong khi Tùng cố gắng tìm mọi cách hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng bằng những cử chỉ thân mật thì Thủy tỏ ra hờ hững, lãnh đạm chuyện chăn gối với chồng: “Tùng gạ:

- Tối nay chiến tranh nóng em nhé.

Thủy không nói gì…Vậy mà…Đêm. Khi tay anh lần lên ngực vợ thì Thủy vẫn quay đi, giọng ráo hoảnh, dửng dƣng:

- Em không hƣởng ứng đâu…cần thì anh cứ dùng…

Điếng ngƣời. Cụt hứng. Tùng dừng ngay lại” [37, tr.96].

Từ “cần” mà vợ dùng đã khiến Tùng suy nghĩ rất nhiều về quan hệ vợ chồng giữa hai người. Bởi cái mà Tùng “cần” ở đây là một người vợ cùng một tình yêu thực sự chứ không phải là cần một cái xác để giải quyết nhu cầu sinh lý. Thậm chí Thủy còn chủ động yêu cầu Tùng ngủ riêng vì lí do: “Anh làm việc khuya. Lúc lên giƣờng, dù thật nhẹ nhàng cũng làm em tỉnh giấc,

không làm sao ngủ lại đƣợc. Hôm sau đi làm ngƣời cứ bã bƣợi ra” [37, tr.163]. Tùng không hiểu lí do vì sao vợ lại hết ham muốn, lại “khô tình” đến như vậy trong khi Thủy vẫn còn trẻ, vẫn đầy sức sống, công việc thì không đến mức làm chị kiệt sức đến thế. Anh không thể biết được vì Thủy đã “mất

hoàn toàn hy vọng về chuyện sinh nở nên thấy ngán chồng lắm rồi” [37,

tr.162] cùng với những bực bội do mâu thuẫn trong công việc.Tùng vẫn luôn

“thèm vợ nhƣ trƣớc nay vẫn thèm” [37, tr.163]. Vì vậy đã xảy ra chuyện

Tùng phải lén lút như một tên trộm để quay cảnh vợ tắm. Anh thấy thương bản thân khi vẫn mang danh tiếng là có vợ mà “mỗi lần cần giải phóng năng

lƣợng, mình phải xem đoạn phim vợ tắm truồng để tự thỏa mãn” [37, tr.167].

Kết quả của những lần trục trặc, lệch pha tình dục trong quan hệ vợ chồng đã làm tan nát cuộc hôn nhân của Tùng - Diệu Thủy.

Dù phản ánh ở các góc độ khác nhau nhưng cả ba nhà văn đã cho chúng ta nhận thấy các vấn đề hôn nhân - tình yêu - tình dục khó có thể tách rời nhau. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu và tình dục sẽ không có hạnh phúc trọn vẹn. Thực tế cũng chứng minh gần như tất cả các cặp vợ chồng gặp vấn đề lệch pha trong đời sống tình dục đều có một cái kết đắng. Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đã rung những hồi chuông cảnh tỉnh người đọc. Con người đều có những những khát vọng bản năng, nếu sống ích kỉ, chỉ biết chiều chuộng bản thân thỏa mãn dục vọng mà không có sự điều tiết mình thì không thể xây dựng, gìn giữ được tổ ấm hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)