Sự lệch pha giữa cha mẹ và con cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 57 - 66)

Chƣơng 2 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

2.3. Sự lệch pha giữa cha mẹ và con cái

Kiểu gia đình Việt Nam hiện đại xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX về cơ bản cũng là những gia đình được thoát thai từ kiểu gia đình Việt Nam truyền thống. Tuy nhiên do sự hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau nên gia đình Việt Nam hiện đại mang trong nó

những đặc điểm có tính kế thừa và những khác biệt so với kiểu gia đình Việt Nam truyền thống. Một trong những khác biệt ấy chính là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên trong đó có con cái và cha mẹ rất chặt chẽ cùng với tư tưởng cha mẹ có quyền áp đặt cho con cái và con cái có nghĩa vụ phục tùng nên ở kiểu gia đình này không có sự lệch pha quá lớn giữa hai thế hệ. Ngược lại trong các gia đình Việt Nam hiện đại hoặc trong những gia đình truyền thống nhưng lối sống hiện đại đã xâm nhập ít nhiều thì mối quan hệ này có khá nhiều thay đổi. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái có phần lỏng lẻo hơn, thế hệ con cái- giới trẻ có quan điểm và lối sống mới lại tuyệt nhiên không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ trong khi thế hệ cha mẹ là những người vẫn ảnh hưởng rất đậm từ những yếu tố văn hóa, tư tưởng cũ. Bởi vậy sự lệch pha giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện đại Việt Nam là vấn đề rất đáng bàn. Nhạy cảm với các vấn đề thế sự, Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đều đề cập đến vấn đề này trong các tiểu thuyết viết về gia đình.

Viết Mùa lá rụng trong vƣờn, Ma Văn Kháng lấy bối cảnh là thời kì kinh tế thị trường với rất nhiều biến đổi trong xã hội: đồng tiền làm chủ, mối quan hệ giữa con người thay đổi, gia đình bị xáo trộn, nghiêng ngả. Gia đình ông Bằng vốn là một gia đình truyền thống nhưng những yếu tố hiện đại đã xâm nhập vào suy nghĩ, lối sống của một số thành viên trong gia đình. Trong bối cảnh đó mỗi cá nhân có cách ứng xử khác nhau. Ông Bằng luôn sống với tư tưởng thủ cựu, hoài cổ. Ngược lại Lý, Cừ lao vào vòng xoáy kinh tế thị trường, phủ định sạch trơn cái cũ. Chính vì thế sự lệch pha từ quan điểm đến lối sống là điều khó tránh giữa ông Bằng với Lý, Cừ. Ông Bằng cẩn trọng, mẫu mực trong lối sống, luôn coi trọng giá trị tinh thần đạo đức: “Ông sống cố định với những chuẩn mực đã xác định, và luôn gắng sức tạo nên sự ổn

định trong tâm tƣởng bằng một bản lĩnh kiên nghị, có ý thức” [16, tr.19]. Ông

nền nếp văn hóa gia đình như: ăn cơm phải đợi đông đủ cả nhà, cầm bát và cơm phải thanh tao, nói năng phải thưa gửi lễ phép... Tuy nhiên tất cả những việc làm ấy của ông bà Bằng đều bị Cừ cho là cổ hủ. Anh đã thừa nhận tất cả trong bức thư gửi ông Bằng: “Thật sự đã có lúc con phát ngán lên đƣợc…Bữa

cơm thật là cực hình…thật là lê thê, rắc rối làm sao… [16, tr.172]. Ông bà

Bằng quan niệm “yêu cho roi cho vọt”, rất hà khắc với con cái thì Cừ không tin điều ấy là đúng. Sau mỗi trận đòn roi, Cừ chỉ thấy nhục nhã và càng thêm uất hận cha mẹ. Nếu ông Bằng cố gắng tìm cách giữ gìn danh tiếng gia đình thì Cừ cho đó là “đạo đức giả”. Đã không ít lần Cừ có thái độ hỗn láo với ông bà Bằng khi phủ nhận công lao sinh thành dưỡng dục: “Tôi có khiến các

ngƣời cho tôi ra đời đâu” [16, tr. 30]. Ông Bằng coi trọng đạo lý, tình nghĩa

thì Cừ lại thấy “sự vô nghĩa lý của đạo đức…coi thƣờng tất cả những giá trị

tinh thần cao quý, thiêng liêng” [16, tr.175]. Với Cừ “cái gì hợp với mình, cái

đó là đạo đức”. Chính tư tưởng này đẩy Cừ vào lối sống ích kỉ, buông thả,

hưởng thụ, hèn nhát, vô trách nhiệm. Cừ coi chuyện có vợ có con cũng là chuyện qua đường: “Tuổi trẻ thì cứ tự do tùy hứng, có gì là thiêng liêng đâu…

chuyện sinh hoạt vặt vãnh thôi” [16, tr. 175]. Cừ đã bỏ rơi vợ con không chút

áy láy, thương tiếc và không cần bàn tính gì với ông Bằng bởi anh cho rằng ông Bằng là người “lạc hậu hàng thế kỷ. Luật lệ đạo đức gì mà cổ quái. Chán

nhau rồi thì phải bỏ nhau thôi” [16, tr. 28]. Nhưng chính Cừ cũng không biết

rằng sau này ông Bằng đã đón nhận vợ con Cừ trong lúc họ rơi vào cảnh cùng quẫn. Cũng như Cừ, Lý đã hấp thụ, tôn sùng lối sống hiện đại vì vậy chị cũng không thấy dễ chịu gì khi làm dâu trong gia đình ông Bằng. Lý sống thực dụng, thích hưởng thụ, tiêu xài, coi trọng đồng tiền hơn đạo đức, tình nghĩa. Chị chê bai, khinh thường kiểu sống của ông Bằng: “Kể cả ông cụ. Chƣa thấy cái nhà nào cổ hủ nhƣ cái nhà này. Chỉ thịnh đạo lý, sách vở…Thế thì suốt

đời nghèo đói là phải” [16, tr. 61]. Vì thế sự lệch pha giữa Lý và ông Bằng

hỏi, chúc tết họ hàng nhưng Lý lại không muốn gò bó vào khuôn khổ gia đình. Chị muốn tách ra để đi chơi hội hè một mình cho nó sướng cái thân:

“Tớ có kế hoạch của tớ. Khác đi, chứ cứ một kiểu mãi à? Lúc nào cũng một

điệu nhạc thì ớn xƣơng sƣờn lắm” [16, tr.41]. Trong khi Lý vui vẻ hào hứng

kể những chuyện khôi hài lượm nhặt ngoài xã hội thì ông Bằng không hưởng ứng, thậm chí ông còn thấy mệt mỏi khi phải nghe những chuyện đó: “Ông Bằng thấy đầu ù ù, có cảm giác mình vừa bị cuộn vào, vừa bị đẩy ra, đứng

ngoài rìa một vòng xoáy càng lúc tộc độ và sự ồn tạp càng tăng” [16, tr. 25].

Thực chất do lối sống khá bảo thủ nên ông Bằng không chấp nhận thực tế đời sống qua những câu chuyện mà Lý kể. Từ sự lệch pha này dẫn đến sự không hòa hợp, tin tưởng giữa ông Bằng với Lý, Cừ. Ông Bằng không muốn nhắc đến một đứa con hư như Cừ trong những dịp sum họp gia đình. Ông cũng không tin tưởng ở Lý nên đã giao số tiền tiết kiệm cho Phượng mà không phải là cho Lý dù chị là dâu trưởng. Ngược lại, Lý và Cừ có những phản ứng khá tiêu cực. Cừ oán hận ông bà Bằng, bỏ nhà đi và sống bất cần, Lý ngày càng ngông ngược, bất chấp mọi đạo lý. Cho dù sau này tất cả đều đã nhìn nhận lại mình nhưng Lý, đặc biệt là Cừ đã phải trả giá. Phản ánh sự lệch pha trong mối quan hệ giữa cha con ông Bằng, người đọc cũng rút ra được bài học cho mình. Để lựa chọn một lối sống phù hợp, mỗi chúng ta cần tỉnh táo để nhận ra đâu là những giá trị nhất thời, đâu là những giá trị bền vững, đâu là cái cũ kĩ, lạc hậu, đâu là cái mới tiến bộ, tích cực.

Viết về sự lệch pha giữa cha mẹ và con cái mà chủ yếu là lệch pha giữa Tiệp với má và cô Tư Ràng trong Gia đình bé mọn, Dạ Ngân lại đưa người đọc đến một góc nhìn mới. Tiệp lấy Tuyên và sống ở một thị xã nhỏ tách biệt hẳn với gia đình có má và cô Tư Ràng- nơi đã sinh ra nàng. Má Tiệp và cô Tư Ràng là những người phụ nữ thuần truyền thống. Họ sống và chấp nhận hy sinh tất cả hạnh phúc, quyền lợi của bản thân để bảo vệ danh dự, quyền lợi của gia đình, dòng tộc. Hai người phụ nữ này đã gồng mình gánh chịu mọi bất

hạnh để giữ lấy gia phong và họ “chỉ quan tâm đến tôn ti và trật tự, đến công

dung và ngôn hạnh cổ truyền, đến yên ổn và sung túc” [33, tr. 18-19]. Và họ

cũng muốn chị em Tiệp tiếp nối truyền thống đó. Nhưng Tiệp có quan điểm và lối sống khác với má và cô Tư Ràng. Tiệp có cá tính, có khát vọng yêu đương mãnh liệt, sống lãng mạn và biết sống cho mình. Nàng không chấp nhận một cuộc sống với hạnh phúc bề ngoài giả tạo. Tiệp muốn sống là chính mình với tình yêu và hạnh phúc đích thực. Chính vì vậy khi sống với Tuyên- một người chồng cằn cỗi, nhạt nhẽo chỉ ham phấn đấu, Tiệp đã không thể có hạnh phúc. Nàng quyết định từ bỏ chồng để đi tìm ý nghĩa đích thực của hạnh phúc, của cuộc đời. Điều này đã đi ngược lại mong muốn của má và cô nàng, bởi “Danh dự theo quan niệm của gia tộc nàng là sự hy sinh, nàng vùng quẫy với Tuyên là nàng không có phẩm chất hy sinh, vì vậy nàng phải bị băm vằm nhiều lần vì đã làm lung lay sợi dây bện bằng nhiều sự hy sinh của nhiều

ngƣời trong suốt nửa thế kỷ qua” [33, tr. 24]. Bởi vậy xung đột cũ- mới đã

diễn ra: “Giữa nàng và những ngƣời thân là hai thế giới, phía kia không có Tầng đầu địa ngục, không có Sông Đông êm đềm, không có Ngƣời tình, không có cả Rôbinxơn và Những ngƣời khốn khổ còn nàng thì lúc nào cũng sách vở

bút mực, xê dịch và ham muốn” [33, tr. 18]. Theo họ thì Tiệp có sướng mà

không biết hưởng. Một người chồng như Tuyên thì có gì mà phải phàn nàn, kêu ca. Thậm chí có khổ nhưng đã là đàn bà con gái thì phải chấp nhận, nhịn nhục. Mẹ Tiệp đã hết lời khuyên răn con mình: “Làm đàn bà con gái là phải

chịu khổ, ráng khổ chút nữa là cũng hết đời thôi, con!” [33, tr. 94]. Lí do thứ

hai bà không muốn Tiệp bỏ chồng là vì bà thương hai đứa cháu nhỏ cùng cảnh ngộ gia đình: “Nhà nầy một lô một lũ con mồ côi còn chƣa đủ sao còn

muốn bỏ nhau để con nó khổ nữa trời” [33, tr. 23]. Với bà, Tiệp đã yêu

thương con cái thì phải có trách nhiệm với chúng. Và trách nhiệm ấy của Tiệp là phải ở với Tuyên. Tiệp thì nghĩ khác hẳn, nàng tin rằng mình sẽ đem lại hạnh phúc cho các con: “Nàng tin rằng nàng có sự lƣơng thiện trong khát

vọng của mình và con cái nàng sẽ lớn lên, sẽ vững chãi trong sự lƣơng thiện

đó cho dù chúng có thể thiếu vắng Tuyên” [33, tr. 25]. Cô Tư Ràng, người ba

người má thứ hai của Tiệp cũng không thể chấp nhận điều này. Với cô việc Tiệp bỏ Tuyên để đi theo một người đàn ông khác là quá vô lý dù cô cũng không ưa Tuyên. Cô không cần biết Tuyên là người chồng, người cha thế nào hay cảm xúc của Tiệp ra sao. Với cô, việc bỏ chồng là làm mất danh dự gia đình, là không đàng hoàng, không thể chấp nhận được, Tiệp “phải vì danh dự

gia đình mà ráng”. Người phụ nữ đại diện cho truyền thống ấy đã không chấp

nhận được hành động của đứa con, đứa cháu đi ngược lại lợi ích của gia tộc, không nghe theo lời dạy bảo của bề trên. Với cô Tiệp chính là đứa con bất hiếu của gia đình, Tiệp không xứng đáng là con cháu của gia đình. Bởi vậy cô Tư Ràng đã từ Tiệp và cũng cấm luôn tất cả mọi người trong gia đình không ai được gặp gỡ hay liên quan gì đến mẹ con Tiệp. Như vậy quan niệm về tình yêu thương, trách nhiệm với con cái, về chữ hiếu của má Tiệp, cô Tư Ràng và Tiệp là hoàn toàn khác nhau. Điều này đã khiến Tiệp phải trăn trở, băn khoăn suy nghĩ rất nhiều về hành động của mình: “Những ngƣời thân của nàng già đi chứ họ không đƣợc hít thở một cái gì khác cả, vậy thì nàng có quả ích kỷ và vô tâm khi chỉ biết là mình không hạnh phúc, mình còn trẻ, mình có quyền

làm lại với thời bình và mƣu cầu một sự mĩ mãn?” [33, tr. 24]. Nhưng cuối

cùng Tiệp đã quyết định sống là chính mình dù phải chịu đựng vô vàn cay đắng tủi nhục. Và niềm tin đã cho Tiệp sức mạnh để nàng tiếp tục vững bước trên con đường mình đã chọn. Ở góc độ này, chúng ta thấy ngòi bút của Ma Văn Kháng thiên về việc bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống mà nhà văn cho là tốt đẹp. Dạ Ngân có phần táo bạo và quyết liệt, bứt phá khi nhà văn để cho nhân vật của mình chủ động vượt qua nhiều rào cản định kiến để có thể sống với tình yêu và khẳng định chính mình.

Nguyễn Bắc Sơn cũng đề cập đến sự lệch pha về quan điểm, lối sống giữa cha mẹ và con cái trong tác phẩm Luật đời & cha con. Ông Hòe là một

cán bộ cao cấp Trung ương và công việc của ông là đi phổ biến giảng giải nghị quyết: “Đảng bảo đi phổ biến đƣờng lối chính sách thì ông đi. Ông chỉ

biết phục tùng, chấp hành. Đấy là nghĩa vụ cũng là quyền lợi” [35, tr. 8].

Nghị quyết đã ngấm vào máu thịt của ông, với ông không gì quan trọng, ý nghĩa hơn nghị quyết, bởi vậy vợ ông bà Phụng đã phàn nàn: “Ông chỉ biết có

nghị quyết, chứ biết gì đến nhà cửa, vợ con…” [35, tr. 7]. Có lần ông được

mời về phổ biến nghị quyết cho hội nghị cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục Đào tạo, ông đã giật thót mình và ngạc nhiên không hiểu vì sao ở đây không học nghị quyết mà thành tích chuyên môn vẫn cao. Nhìn chung, ông Hòe là người duy ý chí, bảo thủ. Ngược lại, anh con trai ông, Lê Đại là người rất quyết đoán trong suy nghĩ và dứt khoát trong giải quyết công việc, có “tƣ duy kinh

tế, lại có cái mẫn cảm của ngƣời kinh doanh” [35, tr.165]. Khi Đại xin ra

quân để làm ăn kinh tế, ông Hòe đã không đồng tình nên bây giờ Đại xin ra khỏi Đảng đã khiến cho ông Hòe gần như bị sốc: “Choáng ngƣời. Không tin vào tai mình, ông cụ lắp bắp hỏi dồn:

- Anh xin ra khỏi Đảng? Có thật không hay tôi nghe nhầm? Anh đã xin

ra khỏi quân đội để đi buôn. Bây giờ lại xin ra khỏi Đảng. Con tôi xin ra khỏi Đảng? Anh có còn để cho tôi nhìn mặt mọi ngƣời không? Có để cho tôi

sống nữa không đây? [35, tr. 166]. Với ông Hòe tổ chức Đảng là thiêng

liêng, phải được sự tín nhiệm, tin cậy mới được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ông lại là người đi tuyên truyền đường lối của Đảng nhưng giờ con trai ông xin ra khỏi Đảng. Đây là việc không chấp nhận được dù bất kì lí do nào. Hơn nữa “ông vẫn thích hình ảnh thằng con trai, chững chạc trong bộ quân phục, quân hàm, quân hiệu chỉnh tề, hơn là thấy nó sang trọng với bộ

complet, cravat của một doanh nhân” [35, tr. 171]. Đại thì nghĩ khác, anh

xin ra khỏi Đảng không phải vì “không tán thành cƣơng lĩnh, lí tƣởng hằng theo đuổi. Mà chỉ vì một hình thức, nhƣ nó đang có, anh không theo đƣợc.

169]. Không chỉ lệch pha với bố mà Đại cũng lệch pha với mẹ về quan điểm, lối sống. Khi Đại đưa người yêu là Kiều Linh về nhà ra mắt mọi người lúc đó cả nhà mới biết đó chính là người yêu cũ của Cường- con trai Đại. Bà Phụng đã “đờ ngƣời” không nói được câu gì, bà chỉ “vẫy hắt ra nhƣ đuổi tà ma”. Bà Phụng coi Kiều Linh là “con yêu tinh làm hại nhà này” [35, tr. 353]. Trong suy nghĩ của bà Kiều Linh là loại con gái vừa hư hỏng, không biết giữ gìn trinh tiết vừa thảo mai, lừa bịp: “Chƣa chi đã lên giƣờng với đàn

ông rồi…chài con, chài cả bố thì là loại ngƣời gì?” [35, tr. 433]. Bà quyết

không chấp nhận cho Đại cưới Kiều Linh: “Đàn bà con gái chết hết rồi hay

sao mà phải lấy nó” [35, tr. 434]. Nhưng Đại thì suy nghĩ khác hẳn bà

Phụng: “Cô ấy không có tội tình gì trong cả hai câu chuyện. Nếu mẹ thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 57 - 66)