Sự lệch pha về tính cách, lối sống, quan điểm sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 49 - 57)

Chƣơng 2 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

2.2. Sự lệch pha giữa vợ và chồng

2.2.2. Sự lệch pha về tính cách, lối sống, quan điểm sống

Nhiều cặp vợ chồng sau một khoảng thời gian chung sống, tình yêu tắt ngấm, gia đình tan vỡ hoặc có tiếp tục chung sống thì cũng là chấp nhận, miễn cưỡng chịu đựng nhau. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do sự lệch pha về tính cách, lối sống, quan điểm sống nhưng cả hai không tìm cách điều hòa, giải quyết. Trong các tiểu thuyết viết về đề tài gia

đình, Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đều đề cập đến vấn đề này. Vợ chồng Đông- Lý trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn đã không tìm được tiếng nói chung trong đời sống vợ chồng. Thời gian chung sống bên nhau không giúp vợ chồng họ gắn bó thêm mà ngược lại sợi dây liên kết giữa họ lại càng trở lên mỏng manh hơn. Lấy nhau trong hoàn cảnh chiến tranh, Đông biền biệt ngoài chiến trường nhưng với bản tính là một người phụ nữ

thông minh, quyền biến, đầy ý chí tự lập” [16, tr.94], Lý đã xốc vác công

việc gia đình thay Đông. Bởi thế, Đông quý vợ vô cùng và Lý cũng không che giấu được niềm vui, tự hào, hãnh diện về ông chồng trung tá. Những mâu thuẫn, xích mích giữa họ thật sự bắt đầu khi Đông về hưu: “Bây giờ Đông là xƣơng thịt cụ thể nhƣ mọi ngƣời, đã về hƣu, không tạo ra một giá trị mới nào,

sống giản đơn, bằng lòng với một đời sống thƣờng nhật buồn tẻ” [16, tr.39].

Trước một xã hội phức tạp, nhiều biến đổi, Đông luôn có cách nghĩ, cách sống đơn giản, không quan tâm nhiều đến vật chất thậm chí có phần lười biếng, thụ động, ỷ lại vào vợ. Câu nói cửa miệng quen thuộc của Đông mỗi khi tranh luận với ai về một vấn đề nào đó: “Đời có gì phức tạp lắm đâu” [16, tr.232] đã phản ánh tính cách này ở anh. Ngược lại Lý rất nhanh nhạy, năng động, thực dụng, đam mê vật chất. Trong suy nghĩ của Lý một người chồng lý tưởng phải luôn làm cho vợ được hãnh diện ở ngoài xã hội. Giờ đây Đông đã không đáp ứng được tiêu chuẩn nào của Lý bởi vậy trong mắt chị, Đông ngày càng trở lên nhạt nhòa, kém cỏi. Trong lần nói chuyện với chị Hoài, Lý đã than vãn: “Không ai vô tích sự nhƣ cái nhà ông Đông này. Hôm tết, lập lá số tử vi cho ông ấy, ông thầy bảo: ông ta mệnh vô chính diệu, tức là loại ngƣời

chẳng làm nên cơm cháo gì cả. Thật cứ tức anh ách mà phải chịu” [16, tr.88].

Lý ngày càng chán và coi thường Đông nên câu nói quen mồm của Lý cho thấy thái độ không hài lòng, mỉa mai chua xót cùng với sự hối hận của chị:

Không hiểu sao tôi lại lấy ông nhỉ?” [16, tr. 11]. Đông không phải là người

vợ. Lý bên cạnh những ưu thế nhưng cũng là người đầy nhược điểm: “Nghèo tƣ duy…mong manh dễ thay đổi vì thiếu nền tảng, dễ bị kích động tức thời bởi

các ý tƣởng cuồng nhiệt, hoang đƣờng” [16, tr. 248]. Vì thế những lúc Lý xao

động, sa ngã, bước vào con đường lầm lạc thì Đông lại không trở thành người hướng dẫn tinh thần cho vợ. Từ những bất đồng về tính cách, lối sống, giữa họ đã xẩy ra những cuộc cãi vã, xô xát, ly thân và Lý đã bỏ Đông ra đi. Đề cập đến sự lệch pha về tính cách, quan điểm sống giữa vợ và chồng, Ma Văn Kháng không chỉ viết về thực trạng mà còn thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân. Nhà văn đã gửi gắm quan điểm của mình trong lời nói của nhân vật Luận:

Đông đã tận hƣởng cái vẻ đẹp vốn có của quan hệ gia đình và yên tâm rằng

dù đời có đen bạc đến đâu thì đây cũng là nơi trú ngụ yên vui nhất của đời anh…Anh đã ung dung thụ hƣởng mà không mất công sức cấy trồng, chăm

sóc, điểm tô cái quan hệ tự nhiên vốn đẹp đẽ này” [16, tr. 250]. Như vậy hạnh

phúc gia đình Đông – Lý đổ vỡ không chỉ tại Lý mà Đông cũng phải chịu trách nhiệm. Vậy thì làm thế nào để sự trái ngược này không cản trở hạnh phúc gia đình? Nhà văn cũng đưa ra những giải pháp, giá như: “Đông có bản lĩnh hơn, trách nhiệm hơn, Lý biết giới hạn mình trong cái ngƣỡng xã hội quy

định, biết tuyển chọn, thanh lọc bản thân mình” [16, tr. 222]. Sâu xa hơn, tác

giả cũng chỉ ra cho người đọc thấy điều cần làm để gìn giữ hạnh phúc: “Cuộc sống phức tạp. Nhƣng phải sống thực sự với nó, phải có trách nhiệm với nó. Nói cụ thể là phải có trách nhiệm với cả từng con ngƣời. Càng ngày cá thể càng nổi lên, đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, nhất là bây giờ khi những yếu tố

làm tha hóa nó còn có trong cuộc sống” [16, tr. 253].

Sự lệch pha quá lớn về tính cách, lối sống cũng là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của Tự và Xuyến (Đám cƣới không có giấy giá thú) đổ vỡ. Tự là một giáo viên có tiếng của thành phố với chuyên môn vững vàng nhưng anh không bao giờ có ý định lạm dụng điều này để kiếm tiền. Anh cống hiến hết mình cho nghề nghiệp và không đòi hỏi điều gì. Chính vì thế mà Tự rất

nghèo nhưng Tự là một nhà giáo có tinh thần trách nhiệm, có lòng tự trọng nghề nghiệp. Với Tự tài sản lớn nhất và quý giá nhất với anh chính là sách. Anh nâng niu, gìn giữ, trân trọng từng cuốn. Trên căn gác xép nhỏ hẹp, Tự say mê với sách vở, tránh xa những phồn tạp, trần ai. Tự có lối sống giản dị, xem nhẹ đời sống vật chất: “Anh vốn là kẻ phóng tâm coi nhẹ việc ăn uống, may mặc…trong quan niệm nhân cách, rất yêu vẻ đẹp của kẻ quân tử ăn

không cần no, ngủ chẳng cần yên” [17, tr. 29]. Anh luôn say mê, mải miết

làm giàu cho bộ mặt tinh, hướng mình đến đời sống tinh thần cao cả: “Tự nâng niu tâm hồn mình, coi đó là báu vật thiêng liêng của cả loài ngƣời, là

vùng độc quyền sở hữu, kẻ khác bất khả xâm phạm” [17, tr. 336]. Nhưng oái

ăm thay, Xuyến vợ anh lại có lối sống, tính cách trái ngược hẳn với anh. Không giống như hai cực khác nhau của nam châm để có thể hút nhau sự khác biệt về lối sống, tính cách đã đẩy hai vợ chồng họ ra xa nhau và hạnh phúc gia đình họ đã đổ vỡ. Xuyến “thô mộc, xù xì, chẳng đƣợc mài rũa, đẽo gọt bao giờ. Dung tục nhƣ bản thể tự nhiên, đã vậy cô lại còn chanh chua,

đáo để” [17, tr. 333]. Xuyến xuất thân từ nghèo khổ và chị luôn sợ hãi cái

nghèo. Lấy Tự, chị nuôi hi vọng sẽ thoát khỏi nghèo khổ. Làm thủ thư ở thư viện với đồng lương còm cõi trong khi Tự không kiếm được nhiều tiền khiến giấc mơ của Xuyến không thành. Nỗi thèm khát về cuộc sống vật chất đầy đủ càng ngày càng thôi thúc đã biến Xuyến thành một con người khác hẳn. Xuyến thường xuyên cau có, gắt gỏng, chửi bới, trút tất cả sự cay uất vào Tự. Chị gọi chồng là thằng ngu, hèn, vô tích sự, sĩ diện hão. Xuyếncoi thường và khinh miệt nghề của Tự: “Trí thức gì đâu. Giáo viên quèn, bán cháo phổi

chẳng đủ ăn” [17, tr. 326]. Căn gác xép được coi là thánh đƣờng tôn nghiêm

của Tự thì Xuyến biến thành nơi ô uế nhất khi gian díu với tình nhân trên đó. Tự tìm mọi cách để gìn giữ gia đình. Tự chấp nhận bán những cuốn sách quý giá nhất để không phải bán rẻ lương tâm, giữ vững nhân cách. Ngược lại Xuyến đã bán lại bán rẻ lương tâm, nhân cách, phá tan hạnh phúc gia đình chỉ

để thỏa mãn dục vọng. Những gì Tự trân trọng, coi là thiêng liêng thì Xuyến coi thường, chà đạp. Sự khác nhau như nước với lửa đã khiến cuộc nhân của họ không thể tiếp tục được nữa và sự đổ vỡ là điều khó tránh.

Tuyên và Tiệp trong Gia đình bé mọn đã từng chia sẻ với nhau cả sự sống và cái chết đã có với nhau hai đứa con nhưng cuối cùng Tiệp không thể kéo dài hơn nữa cuộc hôn nhân với Tuyên. Lí do cũng vì xuất phát từ những mâu thuẫn trong tính cách, lối sống, quan điểm sống. Ngay từ đầu cuộc hôn nhân của họ đã không xuất phát từ tình yêu đôi lứa. Theo suy nghĩ của Tiệp, Tuyên đã lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh để có được nàng: “Tuyên đã đi tắt vào đời con gái của mình, Tuyên đã dùng lợi thế ở cứ, Tuyên đã quỵ lụy, tuyên đã bủa

vây lòng thƣơng hại của mình” [33, tr.69]. Trải qua thời gian chung sống độ

vênh giữa hai vợ chồng càng lớn, giữa Tiệp và Tuyên không thể quy đồng được một một mẫu số chung nào. Với bản tính quyết liệt, Tiệp luôn sống và “cháy” hết mình trong tình yêu. Nàng muốn nhận được sự quan tâm chia sẻ của chồng trong cuộc sống, luôn khao khát có được một tình yêu đích thực. Đáp lại Tuyên là người chồng thuộc nhóm máu cá, cằn cỗi buồn tẻ, phẳng lì và ba phải. Tuyên không có nhu cầu ngắm nhìn vợ hay chăm sóc con cái mà chỉ có nhu cầu được thăng quan tiến chức. Trong khi Tiệp sẵn sàng từ bỏ vị trí cán bộ nguồn để toàn tâm toàn ý hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ- công việc nàng yêu thích và đam mê thì Tuyên là “một con ngựa đã bị bịt mắt với

đƣờng trƣờng quan lộ của mình”. Tuyên sống và thực hiện đúng theo phác đồ

đã vạch ra cho bệnh thèm địa vị, chức vụ của mình: “Phó tổ rồi thì cố mà lên trƣởng - phó phòng rồi thì trƣởng- vợ chồng sẽ làn lƣợt đi Học viện Chính trị

quốc gia và rồi sẽ phó giám đốc (hay phó Ban) và lên nữa, lên mãi” [33,

tr.56]. Cái cách mà Tuyên phấn đấu để đạt mục đích còn khiến Tiệp thấy chán ngán, thất vọng vô cùng. Tuyên dửng dưng, thờ ơ, bỏ mặc Tiệp một mình trong bệnh viện phụ sản trong những lần Tiệp sinh con để hoàn thành vai trò của một cán bộ gương mẫu đi giảng giải về “nếp sống mới, con ngƣời mới”.

Có lần Tuyên muốn vợ âm thầm lặng lẽ đi bỏ cái thai vì sợ ảnh hưởng đến tiến độ quan lộ của mình thậm chí anh còn yêu heo hơn yêu con…Tiệp thật đúng khi khẳng định giữa mình với chồng như nước với lửa như trâu trắng với trâu đen. Nàng cho rằng: “Mình sống với Tuyên là một sự phí phạm và

Tuyên cũng sẽ vừa vặn, yên ổn với một ngƣời hợp với cái khung của anh ta

[33, tr.91]. Bởi vậy Tiệp chấp nhận bao cực khổ, nhục nhã từ việc phải tự ra khỏi nhà, chịu búa rìu dư luận và sự chối bỏ của gia tộc miễn là nàng được giải thoát khỏi người chồng như Tuyên.

Tiểu thuyết Gã Tép Riu của Nguyễn Bắc Sơn là câu chuyện về quá trình tan vỡ hôn nhân của cặp vợ chồng Tùng- Diệu Thủy. Nhà báo Tùng làm trưởng phòng quản lý báo chí xuất bản một sở. Là một công chức bình thường, anh tự nhận mình chỉ là Gã Tép Riu. Đây lại là một con tốt chỉ có biết tiến không bao giờ biết lùi trước bất cứ thế lực cường quyền nào. Anh chấp nhận bị người đời chê cười là kẻ “chỉ làm đƣợc những chuyện chữ nghĩa lặt

vặt, không làm nên nghiệp lớn” [37, tr.326]. Trong công việc cũng như trong

cuộc sống hàng ngày, Tùng có một thích thú đặc biệt cũng là quan điểm sống của anh: “Nếu việc gì cho là đúng, là phải, là hữu ích thì quyết làm bằng đƣợc. Không phải cho mình mà cho xã hội… Gã coi kết quả của những việc

ấy mới làm nên giá trị của bản thân mình, phẩm giá con ngƣời mình” [37,

tr.327- 328]. Bởi vậy Tùng sẵn sàng chỉ ra những sai sót của cấp trên có khi là với cả cấp bộ. Dám nghĩ, dám làm với một tinh thần đấu tranh thẳng thắn, Tùng là người cẩn trọng, có bản lĩnh, nhân cách, lí tưởng và sống có trách nhiệm. Trong cuộc sống gia đình với nhiều người có lẽ Tùng sẽ là người chồng lý tưởng. Nhưng thực tế thì Tùng lại không có hạnh phúc gia đình bên cạnh cô vợ Diệu Thủy do những mâu thuẫn bất đồng cả trong cuộc sống lẫn trong công việc. Diệu Thủy từ một bí thư đoàn phường đến bí thư quận, Vụ phó vụ Pháp chế, Vụ trưởng vụ Tổ chức và cuối cùng leo lên đến ghế Thứ trưởng. Thủy đã có bằng thạc sĩ và sau này là bằng tiến sĩ. Về bằng cấp và

chức vụ, Thủy đã hơn hẳn chồng nhưng điều này chỉ làm cho Tùng thấy lo lắng thay cho vợ. Anh biết rất rõ khả năng thực chất của vợ mình là thế nào. Chị thuộc tuýp người khôn vặt, hạn chế về nhận thức, suy nghĩ máy móc, hãnh tiến lại không chịu đọc, không chịu học nhưng lại rất tự tin vì nghĩ đã có nhân vật “Chú ấy” đỡ đầu, che chở trong mọi việc. Ngược lại, Thủy đã không thấy hết được khả năng của chồng. Trong mắt chị, Tùng chỉ là một anh nhà báo, trưởng phòng quèn. Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng trở lên căng hơn khi họ liên tục có những va chạm, đối đầu nhau trong công việc. Điều này đã khiến Thủy vô cùng bực tức: “Đã mấy ngày nay, từ khi công văn Sở anh gửi lên Bộ, thái độ của Thủy với chồng khác hẳn. Mặt lúc nào cũng nhƣ đá đeo. Không hỏi han, không chuyện trò. Sinh hoạt vợ chồng dĩ nhiên cũng không nốt. Chỉ còn mỗi câu mời cơm lúc bắt buộc phải ngồi đói mặt với nhau qua

bàn ăn” [37, tr.91-92]. Chị cho rằng chồng không hề yêu vợ mà chi thích thể

hiện bản thân, thích phá, thích chọc ngoáy vào công việc của vợ: “Yêu vợ mà không tạo điều kiện cho vợ tiến bộ, không biết hy sinh cho vợ, chỉ biết đề cao mình, để tỏ ra mình là cấp dƣới nhƣng tầm là tầm Bộ, trên cả Bộ kia. Thế thì

yêu gì? Thế thì yêu mỗi cái l…ta chứ yêu gì ta” [37, tr.192]. Thậm chí Thủy

cảm thấy nhục nhã, xấu hổ vì bị chồng vạch mặt chỉ tội trong công việc. Tùng tìm mọi cách giải thích việc làm của mình nhưng Thủy đều không nghe. Cả hai dần ngán ngẩm nhau, giữa họ đã xẩy ra nhiều cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh và cùng sống câm lặng trong một mái nhà cho đến khi ra tòa ly hôn.

Trong tiểu thuyết Vỡ vụn, Nguyễn Bắc Sơn đã viết về cặp vợ chồng

đồng sàng dị mộng” là Chính và Thu. Những mâu thuẫn, bất đồng về tính

cách, quan điểm sống đã đẩy cuộc hôn nhân của họ rơi vào thảm kịch. Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn cũng từng tâm sự với bạn đọc về vấn đề này: “Khi bắt tay vào cuốn “Vỡ vụn”, tôi cứ đau đáu một suy nghĩ: Tan vỡ hôn nhân trong đời thƣờng là khá phổ biến. Khi thời mặn nồng đã qua, mọi chân tơ kẽ tóc đã biết hết, nếu không thay đổi thì dễ chán, rất dễ “ông ăn chả bà ăn nem”, anh

đi đằng anh, tôi đi đằng tôi... Nhƣng có trƣờng hợp hôn nhân tan vỡ vì mâu thuẫn chính kiến mà trong văn học còn ít ngƣời đề cập đến. Có thể là mâu

thuẫn về thần tƣợng, về tín ngƣỡng… và nhiều vấn đề khác” [61]. Tuy Thu có

học hàm học vị hơn chồng nhưng cả hai đều giảng dạy ở trường đại học đều là những người trí thức nên nhìn bề ngoài thì độ lệch của cặp vợ chồng này không quá lớn. Nhưng vấn đề ở chỗ danh vị đôi khi lại không tương xứng với vốn hiểu biết, vốn sống và lối sống. Thu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở một học viện lớn, chị dạy sinh viên toàn những điều cao xa, đúng thì có đúng nhưng lại không thiết thực. Với kiểu tư duy duy ý chí xa rời thực tiễn nhưng chị luôn khẳng định vào những điều mình nghĩ, mình nói, mình làm là đúng. Sự hạn chế nhận thức trong tất cả mọi chuyện từ thế sự đến chính trị. Thu đã cho con gái theo về nhà chồng ngay trong hôm ăn hỏi để tránh cho con phải “qua hai

lần đò” theo lời thầy tướng số, theo tâm lí chung của xã hội. Hay chị có

những suy nghĩ như: “Mƣa là trời cho lộc đấy”, “nƣớc mình vẫn lũ lụt, ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)