Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 85 - 106)

Chƣơng 2 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu

3.3.1. Ngôn ngữ

Lê Bá Hán và một số tác giả khác cũng cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học đƣợc coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ…Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố

quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [8,

tr. 215]. Có thể thấy, trong sự sáng tạo của nhà văn sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện… Chính vì vậy, việc nghiên cứu ngôn từ trong tác phẩm văn học có một ý nghĩa đặc biệt.

Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết viết về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn đều không thoả mãn với một ý thức, một tiếng nói, luôn mang tính đa thanh. Tuy nhiên người đọc có thể nhận ra điểm nổi bật về ngôn ngữ mà cả ba nhà văn đều phát huy tối đa trong tác phẩm là sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng,vận dụng thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ. Nó gần gũi tới mức tối đa với ngôn ngữ đời sống, nó bớt đi sự gọt rũa, óng ả, trau chuốt mà thô nhám, suồng sã như chính hiện thực xô bồ, trần trụi. Đây cũng là thứ ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. Ngôn ngữ này được nhà văn lựa chọn trong việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Ma Văn Kháng sử dụng ngôn ngữ

đời thường, thành ngữ, tục ngữ một cách rất phù hợp với trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật Lý trong Mùa lá

rụng trong vƣờn là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt văn học dân gian: Một

ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài; Hoa vô giá, cá vô ngần; Nghĩ ngƣời lại nghĩ đến mình. Cam lòng chua xót nhạt tình bơ vơ; Mênh mông mặt nƣớc cánh bèo. Tránh sao cho khỏi sớm chiều đầy

vơi; Lo cò trắng đứng nắng giữa trời…Cách nói, kiểu nói này cho thấy Lý là

người phụ nữ nhanh nhạy, hoạt bát nhưng cũng có nét cay nghiệt, trâng tráo, tầm văn hóa thấp: “Vểnh tai mà nghe cho rõ nhé. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Anh có biết rằng, con vợ anh nó có đƣợc chỗ chui ra chui vào là nhờ ở cái con quỷ sa tăng nào không? Và vợ anh cùng với anh đã ăn cháo đá bát nhƣ thế nào không? Định mồi chài ai? Định chiếm đoạt cái gì? A, cứ vỗ ngực ta đây là cao thƣợng, là tốt đẹp nữa đi! Tốt đẹp thì về nhà đóng cửa dạy con vợ của anh đã nhé. Đối xử với anh chồng phải đứng đắn nhé. Đừng có cơm

rồi lại muốn ăn quà nhé! Đừng khỏi vòng cong đuôi nhé!” [16, tr.201-202].

Lý hay có những câu chửi vỗ mặt, chao chát kiểu chợ búa như: “Mày bỏ tao ra…tao phải sòng phẳng với nó. À, cả con vợ thằng khốn nạn Cừ kia nữa, mày cũng định bênh thằng nhà báo đểu giả kia phải không?...Đồ chó ghẻ có

mỡ đằng đuôi” [16, tr. 202]. Ngôn từ ấy chỉ có thể là sản phẩm của một người

ít học, tham lam, sống hẹp hòi, ích kỉ. Nó đã biểu hiện rõ sự tha hóa trong suy nghĩ , tính cách của Lý. Trong tiểu thuyết Đám cƣới không có giấy giá thú, để làm rõ sự vô học, kém hiểu biết, trơ tráo của Xuyến, Ma Văn Kháng sử dụng một loạt thành ngữ, tục ngữ, qua đó nhân vật hiện diện rõ bản chất xấu xa, nanh nọc:“Rõ cứt nát còn đòi có chóp. Đói dài đói rạc lại còn xe với pháo”;

Im đi để ông vu vạ tôi, hả! Sao cái thân tôi khốn khổ khốn nạn thế này! Một

thân tôi lo toan gánh vác. Một thân tôi đầu tắt mặt tối để cái quân ăn cháo đá bát nó chửi rủa, móc máy tha hồ. Này, tôi truyền đời báo danh cho ông biết từ nay ông đi đâu thì cứ đi! Của anh anh mang. Của nàng nàng xách. Ông đừng

có mà bén mảng đến cái nhà này nữa” [17, tr. 353]. Những lần đay nghiến, xỉ vả chồng con, Xuyến dùng những câu nói sống sượng, móc mỉa, xúc xiểm kiểu con buôn: “Nhà nhƣ có kẻ trộm. Mày vừa đi đâu về, hả con ranh?...Học thêm cái mả mẹ mày! Tao đã khóa cái hòm gạo rồi kia mà. Cứ rủ rê bố mẹ

mày vào cho lắm rồi rã họng ra, con ạ” [17, tr. 1]; “Chẳng qua là cái thằng

đàn ông mà tôi gọi là chồng ấy nó ngu, nó hèn, nó vô tích sự, nên nó thấy anh

thuê bọn cu li đến đào móng ngay đầu nhà nó, mà vẫn câm miệng hến” [17,

tr. 36]. Ngược lại với cách sử dụng ngôn ngữ của Xuyến, ngôn ngữ của Tự cho thấy vốn kiến thức uyên bác, nhân cách đạo đức trong sáng sự am hiểu tình đời, lẽ đời, giá trị văn hóa trong cốt cách tâm hồn anh. Say mê, khao khát với nghề nhưng cuộc sống khó khăn đủ bề đã khiến Tự phải xót xa: “Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, ngƣời ngƣời đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở cái gác xép chật chội đang bắt đầu ngôn ngốt vì cái nắng trƣa hè này mà lại còn cao đàm khoát luận về cái sâu xa, thâm thúy của văn chƣơng, lại còn say sƣa, mày mò tìm kiếm cái gọi là ngữ

pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ, nghịch lý” [17, tr. 9]. Hai thành ngữ

gạo châu củi quếcao đàm khoát luận đặt song đôi đã cho thấy được cái éo

le, nghịch cảnh. Một bên là đời sống khó khăn, giá cả đắt đỏ dễ làm con người cảm thấy nghẹt thở, bức bối, bên kia lại là giây phút thăng hoa trong tâm hồn người say mê thưởng thức vẻ đẹp của văn chương. Lời của Tự nhẹ nhàng mà sâu sắc thể hiện những sự suy nghĩ và trăn trở của người trí thức nghèo. Có thể thấy Ma Văn Kháng rất chủ động lựa chọn thành ngữ, tục ngữ, cách nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày để diễn tả được hết bản chất của cuộc sống và con người.

Dạ Ngân đã phát huy rất hiệu quả tác dụng của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, thành ngữ, khẩu ngữ trong tác phẩm Gia đình bé mọn. Hàng loạt những thành ngữ: chạy trời không khỏi nắng ,trốn chúa lộn chồng, cơm lành canh ngọt, góc biển chân trời, đứng núi này trông núi nọ, trống đánh xuôi kèn

thổi ngƣợc, đƣợc chân lân đầu, xuôi chèo mát mái, ăn tƣơi nuốt sống, thân cô thế cô, trói gà không chặt, ngàn cân treo sợi tóc, cơm thừa canh cặn, rổ rá

cạp lại … Những thành ngữ chỉ tính cách, đặc điểm, hoàn cảnh của nhân vật,

mối quan hệ vợ chồng… vừa hàm súc, lại rất giàu hình ảnh, giá trị biểu cảm cao được sử dụng đúng chỗ, đã phát huy hiệu quả trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Dù có thời gian khá dài sống ở Hà Nội nhưng Dạ Ngân không quên mình là người con của miệt vườn Nam Bộ. Mảnh đất và con người nơi đây đã gắn bó máu thịt với chị. Ở đó có bao kỉ niệm, bao dấu ấn luôn đi cùng những năm tháng cuộc đời chị. Chính những điều này, cũng rất tự nhiên đã tạo nên hình hài vóc dáng cho những sáng tác của chị. Người đọc không thể nào quên lời lẽ của mỗi nhân vật trong Gia đình bé mọn. Nó đậm đà chất Nam Bộ, giàu chất khẩu ngữ: “Phải tu tỉnh chớ không thử thiếc gì hết. Ai biểu hồi mới cản ngăn gì con cũng không nghe, giờ củi nỏ hay củi mục gì thì cũng phải vì danh dự gia đình mà ráng chớ!...

Giọng cô Ràng gay gắt:

- Kêu trời thì giải quyết đƣợc cái gì chị Ba? Em đã mời chị lên xúm vô giác đác khuyên bảo thêm cho nó mà chị đâu có chịu. Còn nói nhƣ con Hoài, Tƣ cũng thấy nghịch nhĩ lắm. Gì thì gì cũng phải nghĩ tới cái danh dự, thử nghĩ coi ông bây, ba bây, cô bây đây không xả thân ra thì liệu tụi bây có đƣợc

nhƣ ngày hôm nay không?” [33, tr.22- 23]. Những cách nói năng, suy nghĩ

bộc trực, thẳng thắn mang nét riêng của con người Nam Bộ như nhà văn Hoài Nam nhận xét: “Những thế mạnh làm nên ngòi bút của bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa “mỹ văn” và

ngôn từ rất đời thƣờng của ngƣời Nam Bộ” [33, tr. 330].

Sử dụng ngôn ngữ đời thường, vận dụng linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ trong việc khắc họa tính cách nhân vật cũng là điểm nổi bật trong ngòi bút của Nguyễn Bắc Sơn. Trong Luật đời & cha con, một số lượng lớn ngôn ngữ đời thường được tác giả sử dụng rất linh hoạt. Ngôn ngữ của bà

Phụng khi nói về ông Hòe: “Lành, lành mà cũng biết vành l…thổi sáo đấy!” [35, tr. 8]. Khi còn là một mậu dịch viên, nắm trong tay cái quyền uy mà những người xếp hàng chờ đợi phải kiêng nể, bà Phụng đã không ngần ngại mắng xơi xơi vào mặt một cô gái xin đổi túi mì: “Tôi ăn lƣơng nhà nƣớc để phục vụ nhân dân hay phục vụ mình cô đây? Ai cũng kén cá chọn canh nhƣ

cô thì tôi bán cho ai? [35, tr. 67]. Bấy nhiêu lời cũng đủ cho thấy bà Phụng là

người đanh đá, ghê gớm. Khi viết về nhân vật bà Mận- người phụ nữ vốn hiền lành, thật thà nhưng bị xúi giục, dụ dỗ nên đã nói liều, nói ngoa trong vụ đấu tố địa chủ, tác giả đã xây dựng diễn ngôn của nhân vật rất hợp lí có sức thuyết phục nhờ vận dụng thành ngữ dân gian: “Đƣợc, nghe tao hỏi đây. Mày đã áp bức bóc lột bà con nông dân chúng tao bao nhiêu năm nay, mày có biết không?... Mày còn hiếp dâm bà nữa, mày có nhớ không?...Á à, mày còn chối à? Kim đâm vào thịt thì đau. Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời! Mày còn

chối nữa không? [35, tr. 50]. Trong tác phẩm, chúng ta tìm thấy hàng loạt

những thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ được vận dụng sáng tạo: Giận quá mất khôn; Đanh đá cá cầy; Không chóng thì chày; Đời cha ăn mặn, đời con khát nƣớc; Cá mè một lứa; Chết mất ngáp; Con phƣợng thì múa, con nghê thì cƣời; Gái có công chồng chẳng phụ; May quần phòng khi cả dạ; Làm cửa phòng khi bƣng mâm...

Trong cuốn Gã Tép Riu, Nguyễn Bắc Sơn cũng tận dụng thế mạnh của kiểu ngôn ngữ này để tạo cách diễn đạt hàm súc, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm và tăng độ tiếp cận hiện thực. Ví như để thuyết phục Diệu Thủy – vợ mình –cần thay đổi cách nghĩ, cách làm việc không nên chỉ tin vào lễ bái, Tùng đã vận dụng cách nói dân gian: “Cho hay nhân định thắng thiên cũng nhiều và Đức năng thắng tƣớng số. Em nên dành thời gian cho việc đọc, nghiền ngẫm thật kỹ những điều đọc đƣợc. Ngƣời ta nói thà dốt đặc cán mai

còn hơn biết rỗng cán cuốc, anh thấy câu này rất đáng suy nghĩ” [37, tr.102].

nói thật đáo để: “Nó lôi thôi, chậm chạp thế nào ai còn lạ gì. Cứ gọi là…lần

đến háng thì đã rạng đông…” [37, tr.143]. Khẳng định về trí tuệ, sự hiểu biết

và cả cái gan của mình trong công việc, trong ứng xử, Tũng đã rất tự tin, anh nghĩ: “Chẳng lẽ cô ấy không biết, cứ dƣơng dƣơng tự đắc về cái ghế của mình, vì có Chú ấy đỡ đầu. Ta chả coi chuyện ấy là gì. Đỡ đầu, chứ đỡ cả đít nữa đây cũng chả chịu kém. Các cụ bảo hơn nhau tấm áo manh quần, cởi ra mình trần ai cũng nhƣ ai. Tùng thì bảo, hơn nhau cái ghế ta ngồi, đứng lên mới biết ai

ngƣời cao hơn” [37, tr.145]. Hay khi Thủy so sánh chồng với người tình, cô đã

vận dụng thành ngữ: “Chồng này thì tha hồ đi ngƣợc về xuôi. Chả bù, chồng

mình xó bếp, b…ngồi chấm gio” [37, tr. 309]. Cách nói này cho thấy thái độ coi

thường, khinh rẻ và tâm lí chán chồng ở người đàn bà này.

Như vậy, sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt phong phú, đa dạng, vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, khẩu ngữ…lồng ghép trong lời nói của nhân vật là điểm chung trong cách sử dụng ngôn ngữ của cả ba nhà văn. Dù mỗi người trong số họ đều có phong cách riêng nhưng cả ba đều có những nỗ lực đáng kể trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thể loại tiểu thuyết.

3.3.2. Giọng điệu

Giọng điệu được hiểu là: “Thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần,

thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [8, tr. 134].

Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu được xem là một yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo riêng cho mỗi tác giả. Giọng điệu được hình thành từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật. Tiểu thuyết được coi là gã khổng lồ, nó có khả năng mang vác tất cả những vấn đề của xã hội và con người với mọi chiều kích cùng với những cách tân về hình thức đã đem đến cho thể loại này giọng

điệu đa thanh. Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn dù mỗi người có một sắc điệu khác nhau nhưng điểm gặp gỡ giữa họ là đều xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ người kể chuyện đến nhân vật sử dụng giọng triết lí và giọng trữ tình rất thành công.

3.3.2.1.Giọng triết lí

Giọng điệu triết lí, tranh biện được thể hiện qua những suy ngẫm, chiêm nghiệm, đúc kết về các vấn đề phức tạp của đời sống, đặc biệt là các vấn đề của gia đình. Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn, nhân vật ông Bằng, một người trí thức, có học thức uyên thâm, là “một kho kiến thức cổ”, có tâm hồn tinh tế, có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Lời nhà văn nói về ông Bằng cũng là những đúc kết mà ông rút ra trong cuộc đời mình: “Lấy sự bình ổn, cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm để đối xử, bằng sự giúp ích cho đời để hiện diện. Con cái đƣợc nuôi dƣỡng trong tinh thần luôn tu rèn bổn phận, thực bất cầu bão, cƣ bất cầu an, coi trọng đạo lý, rời xa phù phiếm, kết hợp đạo đức cộng sản và tinh hoa của cha ông. Gặp khi trắc trở thì kiên trì, nhẫn nại, không nao núng ngã lòng, bởi hiểu: Có cái thành công

của kẻ tiểu nhân, có cái thất bại của ngƣời quân tử” [16, tr. 44]. Ông dạy dỗ

các con bằng những đạo lí muôn đời của dân tộc: Uống nƣớc nhớ nguồn, ăn

quả nhớ kẻ trồng cây, lá rụng về cội… Trong cảnh gia đình sum họp đêm

giao thừa, cái thời khắc thiêng liêng của tự nhiên của lòng người, những suy về giá trị của gia đình mới thật sâu sắc: “Thiêng liêng thay cái tế bào xã hội nhỏ nhoi này. Nhỏ nhoi vậy mà là nền móng, mà kết hợp trong nó bao quan hệ. Tình cha con, vợ chồng anh em, những quy tắc luân lý bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạch, tâm cam, giằng níu mọi ngƣời trong những giao kết,

liên hệ vừa nghiêm chỉnh vừa thân mật” [16, tr. 75]. Thật khó phân biệt lời

người kể chuyện với lời của nhân vật. Đây là những suy ngẫm, triết lí sống của ông Bằng và cũng là những chiêm nghiệm của nhà văn về gia đình, về cuộc đời. Giọng điệu đậm chất triết lí của nhân vật Luận khi tranh luận, lý

giải, suy tư về chuyện gia đình cũng cho ta thấy được bản lĩnh, sự sâu sắc và thấu đáo của con người này. Từ câu chuyện về người em trai Cừ, anh nhận ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 85 - 106)