Xây dựng nhân vật qua nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 78 - 85)

Chƣơng 2 : MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.2. Xây dựng nhân vật qua nội tâm

Nội tâm là những ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác, diễn biến tâm trạng, phản ứng tâm lí của con người. Nhân vật được nhà văn xây dựng theo quan niệm là hình ảnh đa chiều về thực tại. Vì vậy đi sâu phản ánh thế giới nội tâm nhân vật là biện pháp quan trọng để nhà văn tái hiện cuộc sống con người một cách toàn vẹn hơn.

Nhà văn chú ý vào diễn biến tâm trạng, những suy nghĩ của nhân vật bằng cách cho nhân vật tự đấu tranh, giằng xé, tự quay lại quan sát chính mình, tự vấn, mổ xẻ, phân tích mình sao cho phù hợp với logic tư duy của nhân vật để lí giải cho những hành động, cách ứng xử...của nhân vật. Ma Văn Kháng cũng đã miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật theo những đường hướng như vậy. Lý là nhân vật phức tạp có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Lúc còn trẻ là một cô gái nhiều mơ mộng: "Đã thinh thích một cái nhìn

đƣa đẩy một cái vuốt má nghịch ngợm của một ngƣời đàn ông". Chứng kiến

dài thướt tha đi chợ, tìm đến những hàng bún hàng phở nổi tiếng, trở về với một làn đầy thức ăn ngon. Cuộc sống sung sướng mà Lý đã thèm thuồng ngắm nhìn và lấy Đông cũng là để thực hiện ước mơ trở thành vợ của một sĩ quan như cô nữ sinh Đồng Khánh kia. Đông một ông trung tá được “miêu tả

hết sức trừu tƣợng” trở về từ chiến trường bỗng dưng thành con người bằng

xương bằng thịt mà Lý không thể ngờ tới. Cùng với hiện thực cuộc sống đầy phức tạp, Lý sinh ra chán chồng. Lý đã đấu tranh nội tâm dữ dội với “cảm

giác sinh tử” trước khi quyết định đi theo gã trưởng phòng vào Sài Gòn- cái

mốc đánh dấu cho sự rạn nứt trong mối quan hệ gia của Lý: “Đi- Không đi! Đi- Không đi! Bây giờ đây tỉnh dậy lúc đêm hôm, trong tiếng mèo kêu thảm thiết…Tắt rồi cháy, cháy rồi lại tắt những dục vọng ngút lửa. Những lời tỉnh

táo vang thầm. Những biện hộ trồi dậy” [16, tr. 145]. Có lẽ Lý đã phải dằn

vặt, trăn trở rất nhiều mới dám hạ bút viết thư về nhà với những dòng chữ

Thà em chịu cái khổ, cái buồn ở nhà còn hơn sống nhƣ hiện nay” [16, tr.

283] để mong Đông và gia đình tha thứ, chấp nhận cho chị trở về. Có lúc người đọc lại thấy ở Lý một tâm hồn trong trẻo, mát rượi, đôn hậu, rất đáng yêu: “Ấy là những buổi chiều đi làm về, Lý đứng ở cái sân hoa nhãn, hoa vải rắc đầy mặt đất, lắng nghe những âm thanh dìu dặt của gió hút trong các chùm lá biếc…Lý hân hoan nhìn Phƣợng đổ òa gáo nƣớc tƣới gốc mƣớp

hƣơng…Lý nhớ thƣơng chị Hoài… Lý hiểu Phƣợng rất nhớ con” [16, tr. 144-

145]. Xây dựng nhân vật Lý, Ma Văn Kháng đã bước đầu hướng vào việc nghiên cứu, phát hiện con người phức tạp, con người lưỡng diện, con người không nhất quán, con người đời tư.

Ông Bằng cũng là một nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của ông hiện lên qua lời kể của tác giả. Từ khi bà Bằng mất ông luôn cảm thấy bơ vơ và thiếu hụt. Đặc biệt sự kiện Cừ bỏ việc cơ quan, trối bỏ vợ con, trốn ra nước ngoài đã làm ông sốc về tinh thần. Tuổi đã xế chiều, sức khỏe không ổn định, bề ngoài ông cố tạo ra thế

quân bình nhưng trong ông luôn diễn ra những cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông chống chọi với hoàn cảnh với sự thật phũ phàng thực ra là ông tự dối lòng mình: “Trong thâm tâm ông, ông vẫn lo sợ khôn nguôi về một sự đổ vỡ tinh thần trong gia đình mà tiêu biểu là sự kiện thằng Cừ. Lòng không yên ổn” [16, tr. 163]. Chính vì thế khi nghe Đông nói "theo con, ba nên có một động tác: làm một cái đơn đƣa tới Uỷ ban khƣớc từ nó, không chịu trách

nhiệm về nó" [16, tr.169], mặt ông tối sầm và huyết áp lại tăng. Khi nhận

được bức thư của Cừ gửi từ nước ngoài về, sự thật đã rõ ràng, ông run cả hai tay, choáng váng tới mức không thể đọc thư ngay được. Thực tế phũ phàng ấy khiến ông không thể giữ được trạng thái thăng bằng và ổn định về tinh thần, ông Bằng đã ngã bệnh. Trạng thái chao đảo, bất ổn trong tâm hồn ông là rất rõ. Thời gian nằm trên giường bệnh cũng đã khiến ông phải suy nghĩ nhiều về chuyện của Cừ. Chính vì vậy trước khi từ giã cõi đời, ông Bằng đã dặn dò các con: “Thằng Cừ, lá rụng về cội, thƣơng xót vong linh nó”. Nhân vật Tự trong

Đám cƣới không có giấy giá thú cũng đã phải trải qua những bi kịch tinh thần

đau đớn và dai dẳng. Sự mâu thuẫn, những nghịch lí giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực cuộc đời là quá lớn. Một mặt, Tự muốn sống hết mình cho văn chương, cho nghề nghiệp. Anh say mê sách vở, con chữ, thấy hân hoan vui sướng khi phát hiện một chữ dùng hay, một ý thơ lạ, một phát hiện tinh tế của bản thân. Nhưng Tự lại quá mải mê với nó để quên đi rằng mình cũng có một gia đình đang phải đối mặt với miếng cơm, manh áo. Nhìn bộ mặt lúc nào cũng lầm lầm cáu giận của vợ, Tự bắt đầu hiểu ra. Anh “thấy mình là một

thằng hèn. Anh không đƣợc nhƣ ngƣời ta để vợ con cậy nhờ” [17, tr. 31]. Anh

cố gắng bù đắp cho vợ con bằng việc bán đi những cuốn sách quý giá của mình, dẫu những việc làm đó đã khiến Tự phải day dứt, dằn vặt, tiếc nuối đến ngẩn ngơ. Nhưng nỗi đau tinh thần lớn nhất là Tự phải chứng kiến cảnh Xuyến phản bội mình ngay tại ngôi nhà của mình. Lòng căm phẫn vì bị xúc phạm, anh bị lừa dối, bị tước đoạt, bị sỉ nhục, Tự cảm nhận rõ đời đúng là

một vại dƣa muối hỏng”. Trong trạng thái cô đơn, bất lực “anh bƣớc lảo đảo, xiêu vẹo trên hè đƣờng. Nhìn trời xanh thấy màu xanh thật vô duyên. Nhìn hoa phƣợng thấy sắc đỏ của nó thật ngoa ngoắt, đĩ thõa. Không có gì là đẹp đẽ, là thơm tho cả. Ôi, cái cuộc đời đã lên mùi khắm khú này. Cái cuộc đời nó

chẳng ƣu ái gì anh hết” [17, tr. 355 ]. Cố bứt mình ra khỏi cuộc sống gia đình

bế tắc, Tự tiếp tục tìm đến với niềm say mê của mình- trường học. Nhưng nơi đây lại tồn tại nhiều nghịch lí hơn, lộn xộn hơn, trơ tráo hơn đã giết chết những lí tưởng đẹp của anh một lần nữa. Cuối cùng Tự vẫn đau đớn, trăn trở về cuộc đời: “Vì sao mà đời Tự lại nhƣ một cuốn sách hay để lầm chỗ? Vì sao Tự không gặp gỡ đƣợc lý tƣởng; cuộc hôn nhân giữa anh và cái đẹp chủ nghĩa mà anh tôn thờ không đƣợc nhƣ ý muốn? Một đám cƣới không thành.

Một hành trình trắc trở” [17, tr. 395].Đó là những câu hỏi mà cả cuộc đời Tự

đi tìm lời giải. Tự có phản kháng, có đấu tranh nhưng cuối cùng anh vẫn rơi vào bi kịch cô đơn, lạc lõng. Ở mỗi nhân vật, Ma Văn Kháng đều khai thác rất sâu thế giới nội tâm, đời sống tinh thần của họ để qua đó thấy được hình bóng của cuộc đời. Cũng như Ma Văn Kháng, Dạ Ngân cũng tập trung tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật rất đậm nét. Tiệp trong Gia đình bé mọn đã trải qua quá trình đấu tranh giằng xé giữa con người của trách nhiệm, bổn phận và những khát vọng cá nhân. Không tìm được hạnh phúc bên người chồng là Tuyên, Tiệp đã hướng đến người đàn ông bên ngoài gia đình. Lần đầu gặp Đính, Tiệp đã “thấy tò mò vui vui mà cũng thấy sờ sợ, nhƣ đứng gần một thứ

điện cao thế” [33, tr. 42]. Sau dần, cảm xúc được định hình rõ hơn, mạnh hơn,

chỉ cần nghe thấy giọng nói của Đính qua điện thoại: “Tiệp bỗng thấy mọi thứ chung quanh nhƣ bị đẩy ra, đúng hơn, nhƣ nàng đang trồi lên từ một ốc đảo, bồng bềnh, mụ mị nhƣng cách biệt dịu dàng…sợi dây cảm xúc chạy dọc từ

dƣới gót lên tim rồi tản ra trào dâng, cùng khắp” [33, tr. 13-14]. Hay những

lúc bên Đính,Tiệp tìm thấy những phút giây hạnh phúc, ngọt ngào nhất:

muốn đƣợc vui tƣơi và hành động…thấy mình nhƣ đang đƣợc dìu đi vào một

miền phiêu du chƣa biết” [33, tr. 123], “ nàng bốc cháy từ gót chân đến đỉnh

đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không chính danh, tà dâm hay không tà dâm, chỉ thấy mình mình đúng là mình trong

tƣởng tƣợng, thỏa mãn một cách hài hòa, sâu sắc” [33, tr. 157]. Tột cùng của

hạnh phúc cũng là tột cùng của đau thương, cuộc đời không cho phép Tiệp được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Trách nhiệm của một người mẹ, tình thương với nhứng đứa con đang gào thét trong nàng: “Nàng nghẹn thở bên Đính không phải vì tâm trạng một nàng dâu, một ngƣời vợ chính danh là vì nàng là một ngƣời mẹ đang bỏ vãi các con ở xa mình hàng nghìn cây số để đi lấy chồng, ý nghĩ đó càng lúc càng cộm lên nhƣ giữa Đính và nàng đang có một cái dầm…nàng đứng yên và bỗng dƣng ôm bụng đổ ập xuống. Nàng đổ xuống một cách thê thảm, quằn quại, nhƣ một cái cây trong cơn bão, nàng muốn đƣợc gào khóc, đƣợc đào bới, nàng muốn vạch đất xé trời để đƣợc nhìn thấy các con, giá có thể chạy bộ mà trở về đƣợc, giá có thể đƣợc nhìn thấy

chúng nó một lần nữa lúc nầy” [33, tr. 278-279]. Mặc cảm tội lỗi của một

người mẹ đã bỏ con để đi lấy chồng cứ bám diết, hành hạ nàng: “Để đƣợc sống với ngƣời mình yêu cũng có nghĩa là phải thƣờng xuyên gào khóc với lƣơng tâm làm mẹ nhƣ vậy sao, cái giá nầy nàng đã ƣớc lƣợng hết chƣa và phải trả đến bao giờ?...Nàng khóc rỉ rả trong tay Đính và lại nghĩ, nhƣ muôn ngàn lần trong mƣời mấy năm qua, rằng nếu có kiếp sau thì nàng sẽ chọn gì,

tình yêu hay tình mẫu tử ?” [33, tr. 280-281]. Những câu hỏi trở đi trở lại

xoáy vào tâm can nghe thật nhức nhối. Việc đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, xâm nhập vào từng ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn đã giúp Dạ Ngân tái hiện lại cho người đọc hình ảnh một người mẹ, người phụ nữ trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của mình. Nguyễn Bắc Sơn cũng dành khá nhiều trang viết cho việc cho việc miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật. Ông Hòe trong Luật đời & cha con đã không ít lần tự bạch, tự chất vấn mình.

Cũng tại cố chấp với sự dại dột của người vợ hồi cải cách ruộng đất, ông đã bỏ lại người mẹ già, vợ và đứa con thơ ở quê nhà. Sau này trước cái chết tức tưởi của Lê Hồi, ông Hòe đã phải tự ghi vào cuốn sổ công tác của mình dòng chữ “Tôi đã giết cả hai mẹ con nó”. Dòng chữ ấy nhắc nhở một món nợ đời mà ông không thể trả, vì vậy nỗi “ân hận”,“dằn vặt” cứ theo ông suốt đời. Khi có trong tay một món tiền lớn nhờ sự thức thời của vợ và con trai trong chuyện nhà đất, ông đã ghi lại sự bất an, những trăn trở của mình như sau:

Mình vẫn không thể nào tin đƣợc một số tiền lớn nhƣ thế lại thuộc sở hữu

của nhà mình. Lƣơng cả đời mình, cả đời vợ chồng con cái cộng lại cũng không sao bằng đƣợc. Không thể nào chính sách lại sai? Nhƣng tự dƣng lại đƣợc một số tiền lớn đến thế thì nghĩa làm sao? Đến ông trời cũng không thể nào cho không nhƣ thế? Còn những ai đƣợc nhƣ mình? Những ai đƣợc nhiều hơn mình? Mình thấy thế nào ấy. Nó có cái gì bất nhẫn khi nhớ đến nhiều ngƣời đồng đội đã ngã xuống. Ngay cả với những ngƣời bây giờ và không

bao giờ có nhà cửa. Mà không biết là phúc hay họa đây” [35, tr. 223]. Cảm

giác tội lỗi, lương tâm bị giày vò trong “cái đêm vỡ lòng khốn nạn” mà thằng con trai Lê Đại đã giúp bố giải quyết nhu cầu sinh lý, ông cũng đã ghi vào cuốn sổ nợ đời: “Mình có còn là mình nữa không, hay đã là một ngƣời khác?

Mình đúng hay sai, mình đúng hay con đúng, lấy gì phán xét?” [35, tr. 310].

Hay khi chấp Kiều Linh là con dâu- cô gái từng mang thai với cháu trai của mình, ông Hòe cũng tự nhủ “Nếu không làm nhƣ thế, mình sẽ không còn là

con ngƣời”. Đúng như nhà nghiên cứu Bích Thu đã nhận xét: “Có thể nói với

cái nhìn nhân vật từ bên trong của nhà văn, tác giả Luật đời & cha con đã có

một cái nhìn dân chủ, chối bỏ cách nhìn định sẵn, áp đặt về nhân vật, làm cho

nhân vật đời hơn và vì thế nhân văn hơn” [35, tr. 561]. Nhân vật Tùng trong

Gã Tép Riu cũng được Nguyễn Bắc Sơn miêu tả thông qua những đoạn độc

thoại. Đó là cuộc đấu tranh tinh thần giữa việc giữ gìn trách nhiệm nghề nghiệp, cái tâm của người trí thức với tình cảm vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Làm hết trách nhiệm và công tâm cũng đồng nghĩa với việc bị vợ oán trách, hạnh phúc gia đình lung lay, đổ vỡ. Nhân vật Thảo trong tiểu thuyết Vỡ vụn

cũng có những đấu tranh nội tâm đầy dằn vặt, trăn trở, bức xúc dữ dội. Khi viết về nhân vật này, Nguyễn Bắc Sơn đã để nhân vật xưng “tôi” tự kể, tự giãi bày về bản thân. Người đọc như được trực tiếp đối thoại, lắng nghe nhân vật tâm sự với mình. Một cô gái xinh đẹp, văn “có duyên”, được cho là “ngỗ

ngƣợc”, nghịch ngợm”, “ngang ngạnh” đã tự lựa chọn cho mình một cách

sống riêng. Thảo chấp nhận là một người mẹ đơn thân, chỉ cần bố của đứa con là thần tượng- người nhất định phải hơn mình một cái đầu. Nhưng thực tế lại không như những dự tính ban đầu của Thảo, hình ảnh người đàn ông ấy đã bắt đầu khiến cô phải bận rộn trong suy nghĩ: “Ông cứ dần dần chiếm lĩnh cuộc sống tinh thần tôi, len lỏi vào mọi suy nghĩ hàng ngày và lấp đầy dần những thiếu hụt trong hiểu biết của một ngƣời con gái chƣa trƣởng thành, ham hiểu biết” [38, tr. 238]. Những phút giây trăn trở, đấu tranh dữ dội khi phải quyết định có hay không nên tiếp tục cuộc chơi với Chính: “Chƣa bao giờ tôi nhìn ông nhƣ thế. Vừa xa lạ, vừa gần gũi. Tôi đang vật lộn với chính mình. Có nên lí sự đến cùng, buộc ông phải đầu hàng? Đến một ngƣời nhƣ ông mà còn chịu

thua thì chắc không có ai giải nổi? [38, tr. 249]. Đặc biệt là cuốn sổ Nhật kí

mẹ, con, đó là những nỗi niềm, tình yêu thương của một người mẹ dành cho

con, là những thèm muốn khát khao vô bờ bến người đàn ông thần tượng. Hay những lần Thảo tự chất vấn bản thân về những mâu thuẫn của chính mình, tự an ủi, tự điều chỉnh mình: “Sao không hỏi thẳng anh? Bao câu hỏi cần giải đáp, lại cứ sĩ diện cơ. Sao phải kìm nén? Sao phải tự làm khổ mình để bây giờ, ngƣời ta đi rồi để một mình trơ trọi, bơ vơ, côi cút? Ơ kìa! Mày vốn là con ngƣời độc lập, tự lập cơ mà. Mày vẫn bất chấp tất cả, thách thức tất cả, hà cớ gì lại sợ chuyện trơ trọi, bơ vơ, côi cút? Can đảm lên, hãy đƣơng đầu với tất cả, dù con đƣờng phía trƣớc rắc đầy mảnh thủy tinh, gai bồ kết”

cách đa diện. Là cô gái rất nhạy cảm, hết mình trong tình yêu nhưng cũng rất mạnh mẽ, can đảm.

Như vậy, chân dung mỗi nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn hiện lên một cách hoàn chỉnh, chân thực, sinh động và giàu sức sống thông qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng, dạ ngân, nguyễn bắc sơn (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)