Kết quả kiểm tra ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm một số vi khuẩn trong thịt lợn bán tại chợ xây theo mô hình của dự án lifsap trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 48)

tiêu thụ hàng ngày tại các chợ điểm của huyện Khoái Châu được xây theo mơ hình của Dự án LIFSAP là khá lớn, khoảng 50 tấn/ngày, có khoảng 90 quầy bán thịt với số lượng lớn với 400 kg/ngày tập trung ở chợ đầu mối như: chợ Phủ, chợ Đơng Tảo, các quầy cịn lại đa số bán từ 70 - 90 kg/ngày.

Từ kết quả thống kê trên, tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng điều kiện vệ sinh thú y tại các quầy kinh doanh thịt lợn bán ở một số chợ để kiểm tra một số chỉ tiêu VSV. Mẫu biên bản kiểm tra thiết kế theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nơng lâm thủy sản đủ điều kiện an tồn thực phẩm. Kết quả được tổng hợp qua các bảng sau:

Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt lợn thịt lợn STT Tên chợ Số quầy đƣợc kiểm tra Giấy phép kinh doanh Khám sức khoẻ định kỳ Mang găng tay Số quầy Tỷ lệ % Số quầy Tỷ lệ % Số quầy Tỷ lệ % 1 Bái 28 11 39,29 11 39,29 23 82,14 2 Bô Thời 25 13 52,0 13 52,0 18 72,0 3 Đông Tảo 42 26 61,90 26 61,90 20 47,62 4 Đại Quan 33 18 54,55 18 54,55 22 66,67 5 Phủ 44 31 70,45 31 70,45 37 84,09 6 An Vĩ 28 0 0 0 0 0 0 7 Đại Tập 24 0 0 0 0 0 0 8 Mốc Đá 21 0 0 0 0 0 0 Tổng 245 99 40,41 99 40,41 120 48,98

Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh buôn bán thịt lợn ở các chợ điểm được xây theo mơ hình của Dự án LIFSAP trên địa bàn huyện Khối Châu đang tốt dần lên, tính trên cả huyện có 40,41% số hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh và khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, trong đ các chợ khơng được xây dựng theo mơ hình của Dự án LIFSAP khơng có hộ nào có giấy phép kinh doanh và khám sức khỏe

định kỳ. Ngồi ra có 46,22% số người bán thịt lợn mang găng tay tính trên địa bàn toàn huyện, trong đ các chợ được Dự án LIFSAP nâng cấp có tỷ lệ các hộ mang găng tay khá cao. Điển hình là chợ Phủ có số quầy bán thịt nhiều nhất, số hộ chấp hành pháp luật chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,45%, số hộ sử dụng găng tay khi bán thịt là cao nhất với 84,09%. Cũng qua kết quả trên cho thấy những chợ không được Dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp thì ý thức chấp hành pháp luật cũng như VSATTP của người kinh doanh là chưa cao.

4.1.3. Điều kiện vệ sinh thú y của quầy hàng bán tại chợ

- Điều kiện buôn bán: Hầu hết các khu bán thịt thuộc các chợ được Dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp đã được phân tách thành các khu riêng biệt, quầy bán thịt được thiết kế giá treo, bàn bằng gạch men/inox, bên cạnh có vịi cung cấp nước, do vậy rất dễ làm sạch sau mỗi ngày làm việc. Ở các chợ truyền thống như An Vĩ, Đại Tập và Mốc Đá thì đa số các quầy bán thịt sử dụng bàn gỗ, bàn tre và có khi là các tấm bìa để bày bán thịt, khi sử dụng lâu ngày thường mục và có mùn đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn c cơ hội trú ẩn gây mất ATVSTP.

- Dụng cụ và trang thiết bị bày bán: Các chợ được dự án đầu tư nâng cấp, các quầy được cung cấp dao inox, thớt, xô, chậu... những dụng cụ này rất dễ làm sạch tại nơi buôn bán. Trái lại những chợ truyền thống thường dùng dao sắt, thớt, xô, chậu cũ kỹ, quầy bán thịt khơng có vịi cung cấp nước sạch do vậy trong quá trình pha lọc thịt rất dễ gây mất VSATTP.

Việc vệ sinh sạch sẽ c ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu diệt các VSV gây bệnh. Nhưng kết quả kiểm tra cho thấy các hộ kinh doanh thịt lợn ở các chợ truyền thống phần lớn không đạt yêu cầu về vệ sinh thú y như: Vẫn còn dụng cụ bán hàng bằng bàn gỗ, chiều cao không đảm bảo quy định, thịt bày bán chung với một số phụ phẩm gia súc, gia cầm… đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại, phát triển gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

- Phương tiện vận chuyển: Đối với những chợ thuộc dự án, người buôn bán đã được đào tạo về việc VSATTP nên phần nào nên phần nào họ đã biết bao gói, bảo quản khi vận chuyển. Nhưng đa số thân thịt và phủ tạng được vận chuyển đến nơi bày bán bằng phương tiện xe máy. Các thân thịt đều không được bao gói trong khi vận chuyển, thịt được đựng trong thùng sắt, làn mây, làn tre, bao tải dứa hay sọt nhựa hoặc nhiều nơi còn vận chuyển đi bằng cách đặt trực tiếp thân thịt lên khung xe hoặc yên xe để chở đến nơi bày bán. Các dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật được sử dụng ngày này sang ngày khác, việc đánh rửa vệ sinh ít được quan tâm, khơng đảm bảo vệ sinh, gây ơ nhiễm cho thân thịt. Vì vậy đây là

một trong những nguyên nhân chính làm cho thịt và các sản phẩm từ thịt bị ơ nhiễm trong q trình vận chuyển hoặc lây nhiễm từ các phương tiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm một số vi khuẩn trong thịt lợn bán tại chợ xây theo mô hình của dự án lifsap trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)