Tính tất yếu khách quan phải nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 30 - 31)

cứu trẻ

Sinh thời Hồ Chí Minh cho rằng“Cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Ông cha ta vẫn nói “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”, câu nói ấy nhắc nhở chúng ta phải đào tạo, bồi dưỡng để khi lớp trước già thì có lớp sau nối tiếp, đúng như trong Di chúc của Người đã từng nhắc nhở: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng cho đời sau là một công việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Nâng cao năng lực cán bộ trẻ là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước nói chung và của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nói riêng. Đối với cán bộ nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực cán bộ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đóng góp quan trọng vào hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Công tác nâng cao năng lực CBNCT của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần phải tăng cường nhằm khắc phục những hạn chế sau:

Một bộ phận CBNCT vẫn còn một số hạn chế về kiến thức và kỹ năng, chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần hướng tới đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm để đáp ứng đúng nhu cầu của cán bộ đi đào tạo.

Khắc phục một số vấn đề khó khăn trong khâu tuyển dụng, sử dụng và chính sách lương bổng và đánh giá cán bộ.

Phát triển đội ngũ CBNCT đủ “tầm” để đảm đương các hoạt động nghiên cứu khoa học có tính chiến lược, quan trọng, tạo ra sự kế thừa về mặt xây dựng đội ngũ cán bộ.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế của nền khoa học và công nghệ tiên tiến, việc nâng cao năng lực CBNCT cần được tiếp tục quan tâm chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 30 - 31)