Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 68 - 70)

2.4. Thực trạng công tác nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu trẻ của

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong công tác phát triển nguồn nhân lực, 02 đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ đã luôn quan tâm đến hoạt động này.

Đối với đào tạo sau đại học, Viện luôn tạo điều kiện để cán bộ tham gia học tập sau đại học bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo điều kiện về mặt thời gian và động viên, khuyến khích cán bộ học tập, nâng cao trình độ, đặc biệt là cán bộ đi học ở nước ngoài. Hiện nay, tổng số cán bộ của 02 Viện đang theo học nghiên cứu sinh là 08 người (cán bộ trẻ là 02, chiếm tỷ lệ 25%), học Thạc sỹ là 18 người (cán bộ trẻ là 17, chiếm tỷ lệ 94,4%).

Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, luôn tạo điều kiện để cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức hội nhập quốc tế nhằm nâng cao năng lực của cán bộ nghiên cứu.

Giai đoạn 2011- 2014, đã triển khai 05 lớp theo nguồn kinh phí của Bộ về tập huấn kinh tế lượng, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm,... Các Viện cũng thường xuyên cử cán bộ, viên chức tham dự các chương trình do Bộ tổ chức.

Từ 2011- 2014, có 06 cán bộ tham gia học cao cấp lý luận chính trị, 12 cán bộ tham gia khóa Bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, 10 cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế, trong đó tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia khóa bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng là 26%, bồi dưỡng kiến thức hội nhập

quốc tế là 38%, chưa có cán bộ trẻ được cử tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp.

Hàng năm cử hơn 100 lượt cán bộ tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản trị xã hội, kỹ năng quản lý, hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, tin học, trong đó trên 80% cán bộ nghiên cứu trẻ tham gia.

Bên cạnh đó, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng cân đối kinh phí của đơn vị, chủ động triển khai các khóa đào tạo như sau:

Tập huấn về các phần mềm xử lý số liệu, ứng dụng phân tích các vấn đề về lao động xã hội (16 lớp tập huấn, trung bình mỗi năm 4 lớp).

Kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học (4 lớp, trung bình mỗi năm 01 lớp).

Tập huấn về kiến thức, kỹ năng chuyên môn (8 lớp, trung bình mỗi năm 1-2 lớp tập huấn, thời lượng 1 buổi/lớp).

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cũng phong phú, đa dạng hơn luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, khai thác nhóm thảo luận, thuyết trình, làm bài tập tình huống, minh họa…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn được đẩy mạnh thông qua việc tăng cường cử cán bộ nghiên cứu tham gia các hội thảo, tọa đàm ở trong nước và quốc tế. Trung bình mỗi năm Viện KHLĐ&CH cử khoảng 50 lượt cán bộ tham gia tập huấn, hội thảo quốc tế (trong đó có 9 lượt cán bộ nghiên cứu trẻ tham gia, chiếm tỷ lệ 18%); tại Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề là 25 lượt hàng năm (trong đó có 07 lượt cán bộ nghiên cứu trẻ tham gia, chiếm tỷ lệ 28%).

Viện cũng kết hợp đào tạo cán bộ bằng hình thức đào tạo kèm cặp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, nghiên cứu viên trẻ, giúp các cán bộ này tiếp cận nhanh hơn với công tác nghiên cứu.

Ngoài việc khuyến khích cán bộ, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đối với các cán bộ, viên chức thể hiện năng lực sau khi đào tạo, bồi

dưỡng sẽ được đơn vị tạo điều kiện để phát huy năng lực trong công việc, bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt, xây dựng nguồn quy hoạch, đồng thời tiếp tục động viên, tạo điều kiện để tiếp tục học tập cao hơn.

Có thể nói qua khóa đào tạo, bồi dưỡng đã góp nâng cao khả năng, kỹ năng thực hiện công việc của CBNCT, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức mặc dù đã được đầu tư quan tâm, song mới chỉ dừng lại ở hình thức động viên, khuyến khích về tinh thần, chưa có cơ chế hỗ trợ vật chất phù hợp để cán bộ yên tâm học tập; việc đào tạo, hướng dẫn kèm cặp đối với nghiên cứu viên trẻ còn hạn chế, chưa gắn với nhiệm vụ và lợi ích của cán bộ hướng dẫn; công tác đào tạo chưa bám sát vào kế hoạch phát triển cán bộ và yêu cầu của vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)