Tình hình đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 48 - 51)

2.2.1. Số lượng, độ tuổi, giới tính

Tính đến 31/12/2014, tổng số cán bộ nghiên cứu, là những cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của 02 đơn vị là 140 người, trong đó Viện KHLĐ&XH là 95 người (67,9%) và Viện NCKHDN là 45 người (32,1%).

Về lực lượng CBNCT (từ 35 tuổi trở xuống) là 82 người chiếm tỉ lệ 58,6%; cán bộ nữ từ 35 tuổi trở xuống là 57 người chiếm tỉ lệ 61,2% tổng số cán bộ nữ và chiếm 69,5% tổng số cán bộ từ 35 tuổi trở xuống.

CBNCT của Viện Khoa học Lao động và Xã hội là những cán bộ làm việc tại các phòng nghiên cứu: Phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội; Phòng Nghiên cứu tiền lương và quan hệ lao động; Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm; Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo chiến lược; Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động.

Đối với Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghệ, CBNCT là những cán bộ làm việc tại các đơn vị sau: Phòng Nghiên cứu phát triển Chương trình dạy nghề; Trung tâm Phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nghề; Trung tâm Nghiên cứu Phát triển kỹ năng và Chuẩn đào tạo nghề; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và thực nghiệm; Tạp Chí khoa học dạy nghề.

Bảng 2.1. Cơ cấu CBNC chia theo đơn vị, tuổi, giới tính năm 2014

ĐVT: Người

Chia theo đơn vị Tổng số Từ 35 tuổi

trở xuống Nữ

Nữ từ 35 tuổi trở

xuống

Viện Khoa học Lao

động và Xã hội 95 60 64 42

Viện Nghiên cứu

khoa học dạy nghề 45 22 28 15

Tổng số 140 82 92 57

Nguồn: Viện KHLĐ&XH, Viện NCKHDN

Qua bảng trên ta thấy, cán bộ nghiên cứu trẻ và cán bộ nghiên cứu nữ trẻ chiếm tỷ lệ khá lớn, là lực lượng lao động chủ yếu trong tổ chức. Điều này đã phản ánh xu hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ nghiên cứu.

Hơn nữa, với chính sách lương bổng và đãi ngộ hạn chế, đặc thù của công việc nghiên cứu cần sự rèn luyện, bồi dưỡng bền bì và lâu dài, là nguyên nhân một phần không thu hút cán bộ nghiên cứu là nam giới vào làm việc tại các Viện.

2.2.2. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ

Nhìn chung, CBNCT được đào tạo hết sức cơ bản, 100% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên chưa có cán bộ trình độ tiến sỹ.

Bảng 2.2. Cơ cấu CBNCT chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2014 ĐVT: Người Đơn vị Tổng số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học CĐ, TC, khác SL % SL % SL % SL %

Viện Khoa học Lao

động và Xã hội 60 0 0 28 46,7 32 53,3 0 0 Viện Nghiên cứu

khoa học dạy nghề 22 0 0 10 45,5 12 54,5 0 0

Tổng số 82 0 0 38 46,3 44 53,7 0 0

Nguồn: Viện KHLĐ&XH, Viện NCKHDN

Kết quả khảo sát cho thấy, do yêu cầu, đặc thù của hoạt động nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển dụng của các đơn vị nghiên cứu chỉ tuyển từ trình độ đại học trở lên đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nghiên cứu trẻ, có tới 46,3% CBNCT có trình độ Thạc sỹ, 53,7% CBNCT có trình độ đại học.

Bảng 2.3. Cơ cấu CBNCT chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và độ tuổi năm 2014 ĐVT: Người Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tổng số Dƣới 25 tuổi Từ 25-30 tuổi Từ 31- 35 tuổi Tổng số 82 21 34 27 Thạc sỹ trở lên 38 6 14 18 Cử nhân/Kỹ sư 44 15 20 9 Cao đẳng/Trung cấp 0 0 0 0

Nguồn: Viện KHLĐ&XH, Viện NCKHDN

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBNCT không những cao mà còn đồng đều theo nhóm tuổi, tỷ lệ có trình độ Thạc sỹ cao nhất ở nhóm tuổi 31- 35, chiếm tỷ lệ 66,6% so với tổng số cán bộ thuộc nhóm tuổi từ 31- 35 và 47,4% so với tổng số cán bộ có trình độ Thạc sỹ dưới 35 tuổi.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể CBNCT của 02 Viện nghiên cứu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá tốt, đầy là nền tảng tốt và là cơ sở để giúp cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)