Môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 71 - 74)

2.4. Thực trạng công tác nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu trẻ của

2.4.5. Môi trường làm việc

Nhìn chung, tại các đơn vị nghiên cứu, cán bộ được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khá tốt; được cung cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cho công việc trong môi trường hiện đại hóa công sở; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo kết quả khảo sát cán bộ trẻ, trong số 82 người được hỏi về điều kiện làm việc có 65 người, chiếm 79,27% cho rằng điều kiện làm việc đã đảm bảo yêu cầu cho xử lý và giải quyết các công việc được giao.

Hình 2.13: Thực trạng trang thiết bị, điều kiện làm việc của CBNCT

Nguồn: Kết quả khảo sát CBNCT

Kết quả khảo sát cũng cho thấy cán bộ trẻ có mối quan hệ công tác khá tốt với đồng nghiệp, lãnh đạo quản lý trực tiếp, tạo thuận lợi trong thực hiện các công việc được giao.

Hình 1: Th?c tr?ng trang thi?t b?, ?i?u ki?n làm vi?c c?a cán b? tr? (%).

79.27 20.73

Đảm bảo Chưa đảm bảo

Hình 2.14: Mối quan hệ công tác của cán bộ trẻ với đồng nghiệp và ngƣời quản lý và ngƣời quản lý 55.51 53.88 43.67 44.49 0.82 1.63 0 10 20 30 40 50 60

Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi

Hình 2: Mối quan hệ công tác của cán bộ trẻ với đồng nghiệp và người quản lý (% ).

Đồng nghiệp Quản lý

Nguồn: Kết quả khảo sát CBNCT

Có thể nói, mối quan hệ công tác có tác động rất quan trọng đối với việc hoàn thành hay không hoàn thành công việc được giao, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực công tác của cán bộ, đặc biệt là CBNCT.

Cuộc khảo sát cũng quan tâm đến vấn đề nhà ở và thu nhập của CBNCT, vì đây là điều kiện và là một động lực lớn đối với cán bộ nói chung và CBNCT nói riêng. Bảng 2.9. Thực trạng về nhà ở, thu nhập của CBNCT ĐVT: Người Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ Tình trạng nhà ở Nhà thuê 51 62,20 Nhà của gia đình 25 30,49 Nhà tự mua 6 7,32 Thu nhập bình quân tháng Dưới 3,5 triệu đồng 28 34,15 Từ 3,5- 5,5 triệu đồng 39 47,56 Trên 5,5 triệu đồng 15 18,29

Theo kết quả khảo sát, CBNCT còn rất khó khăn về điều kiện về nhà ở, với 62,20% số người được hỏi phải đi thuê nhà ở, trong đó cao nhất là nhóm cán bộ mới ra trường, dưới 25 tuổi. Số cán bộ trẻ ở nhà của gia đình (hoặc được gia đình mua nhà) chiếm tỷ lệ 30,49% và tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 28-35 tuổi, số cán bộ trẻ tự mua nhà chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 31-35 trở lên (7,32%).

Thu nhập của cán bộ trẻ cũng rất thấp, có tới 34,15% cán bộ trẻ có thu nhập hàng tháng dưới 3,5 triệu đồng (mức quá thấp so với mức chi phí sinh hoạt); 47,56% cán bộ trẻ có thu nhập từ 3,5- 5,5 triệu đồng trên tháng và chỉ có 18,29% cán bộ trẻ có thu nhập trên 5,5 triệu đồng một tháng. Điều này có thể lý giải là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác do vậy cơ hội tham gia các hoạt động chuyên môn có thu nhập thêm ngoài lương cơ bản chưa nhiều.

Với mức thu nhập như vậy, đây là rào cản lớn để cán bộ hăng say cống hiến với công việc, với sự nghiệp của ngành.

Kết quả khảo sát CBNCT cũng cho thấy vấn đề vướng mắc, cản trở nhất đối với họ vẫn là vấn đề tiền lương, thu nhập và các chế độ đãi ngộ khác.

Hình 2.15: Những vấn đề vƣớng mắc đối với CBNCT hiện nay

28.98 92.65 42.86 28.57 16.33 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 1

Hình 5: Những vấn đề vướng mắc đối với cán bộ trẻ hiện nay (% ).

Ít cơ hội phát triển Lương và thu nhập thấp

Các chế độ đãi ngộ chưa đảm bảo Quản lý sử dụng cán bộ chưa phù hợp

Không có điều kiện, môi trường để cán bộ trẻ phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ ngành lao động- thương binh và xã hội giai đoạn 2015- 2020 (Trang 71 - 74)