Nhóm 2: Dựa vào lược đồ, SGK cho biết khu

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 57 - 60)

vực Nam Mĩ có những dạng địa hình nào? Tại sao lại có dạng địa hình đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện HS của nhóm trả lời. - GV mời nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá,

nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Nam Mỹ: sự phân hoá tự

nhiên theo chiều đông - tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

+ Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp: Sơn

nguyên Guy-a-na, Bra-xin +Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm đồng bằng: O-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.

+ Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Tiết 2: BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.3. Sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao (20p)

a) Mục tiêu: Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao trên dãy núi An-

đét.

b) Nội dung Dựa vào thông tin và quan sát hình 4 trong mục 3, hãy:

- Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru. - Cho biết các đai thực vật được phân bố theo độ cao như thế nào.

Để hoàn thành nhiệm vụ, GV cho HS điền vào phiếu học tập:

STT Đai thực vật Độ cao (m) 1 2 3 c) Sản phẩm: đáp án của phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ mặt đất đến độ cao 1000 m, nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào?

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong mục và quan sát hình 4: Sườn đông dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru và hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi:

+ Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru.

+ Cho biết các đai thực vật được phân bố theo độ cao như thế nào.

STT Đai thực vật

Độ cao (m)

1

3. Sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao

- Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi rõ rệt theo độ cao. STT Đai thực vật Độ cao (m) 1 Rừng nhiệt đới <1000 2 Rừng lá rộng 1000- 1300 3 Rừng lá kim 1300- 3000 4 Đồng cỏ 3000- 4000 5 Đồng cỏ núi cao 4000- 5000 6 Băng tuyết >5000 58

23 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV

đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV giới thiệu HS vùng núi An-đét: An-đét là miền núi uốn nếp trẻ cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. Các dãy núi kéo dài gần 9 000 km từ bắc xuống nam, độ cao trung bình từ 3 000 – 5 000 m, tựa như một bức trường thành khổng lồ chạy dọc bờ tây lục địa Nam Mỹ. Miền núi An-đét được hình thành cách đây khoảng 180 triệu năm do mảng đại dương Na-xca xô húc với mảng Nam Mỹ theo cơ chế hút chìm. Mảng Na-xca bị hút chìm dưới mảng Nam Mỹ ở độ sâu lớn sinh ra mac-ma. Mac-ma này theo các khe nứt, phun trào lên bề mặt tạo thành các núi lửa. Vì vậy, trên miền núi An-đét tập trung rất nhiều các đỉnh núi lửa và là một điểm nóng trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố về đặc điểm tự nhiên ở Trung và Nam Mỹb) Nội dung b) Nội dung

- HS hoàn thành bài tập: nối và điền từ còn thiếu vào chỗ trống để khắc sâu kiến thức bài học.

c) Sản phẩm: HS dựa vào kiến thức đã học để làm bài tập.d) Tổ chức thực hiện: d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS Sản phẩm dự

kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân các bài tập:

Bài 1: Nối các ý ở cột trái với cột phải sao cho đúng

Khu vực Trả lời Đặc điểm

1.Phía tây Nam Mĩ

a.Cao nguyên Braxin, Guyana

2.Trung tâm Nam Mĩ

b.Dãy An-đét cao, đồ sộ nhất Châu Mĩ

3.Phía đông Nam Mĩ

c.Các đồng bằng kế tiếp nhau, lớn nhất là đồng bằng Amadôn. Bài 2: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn:

A. Núi cao.

B. Ngược hướng gió. C. Dòng biển lạnh.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w