Trách nhiệm với kết quả làm việc

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 88 - 92)

- Lịch sử: Người bản địa sống cách đây 10 000 năm Cuối thế

5.Trách nhiệm với kết quả làm việc

kết quả làm việc chung Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung. Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Hoạt động 2: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. (20p)

a) Mục đích:

- Nêu và giải thích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtray-li-a

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác kênh chữ trang 161 SGK, kết hợp quan sát hình 6 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV cho HS dựa vào thông tin mục 4 SGK, tập bản đồ thế giới

* GV yêu cầu HS quan sát hình 6 SGK và thông tin trong bài để trả lời các câu hỏi sau:

- HĐ cá nhân: Con người đã tác động vào những tài nguyên thiên nhiên nào để khai thác và sử dụng ?

+ Thiên nhiên châu Đại Dương có ảnh hưởng gì tới phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô- stray-li-a ?

* Dựa vào kênh chữ trang 161 và kết hợp H6 SGK, tập bản đồ thế giới GV tổ chức cho hs thảo luận theo bàn.

Phiếu học tập 4. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHÊN Ở Ô- XTRÂY LI-A - Tài nguyên thiên nhiên: + Đất, khí hậu + Nước + Khoáng sản - Phương thức 88

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1. Đất, khí hậu

2. Nước 3. Khoáng sản

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hình 6, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, để trả lời câu hỏi cá nhân/ thảo luận nhóm.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt cho HS trình bày sản phẩm của mình:

Kết quả phiếu học tập:

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1. Đất, khí hậu

- Khí hậu khô hạn, đất đồng cò thưa * Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc phát triển. + Chăn nuôi theo hình thức chăn thả phổ biến + Chăn nuôi theo hình thức trang trại hiện đại, sử dụng công nghệ cao

* Trồng trọt: theo hình thức quảng canh là những cây khô.

- Khí hậu thuận lợi, đất tốt: được sử dụng để trồng cây lương thực ( lúa mì), cây công nghiệp ( mía) và cây ăn quả ( nho, cam )

- Ô-xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia

khai thác, sử dụng và bảo vệ.

súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu.

2. Nước - Do khí hậu khô hạn và khan hiếm nước, Ô- xtrây-li-a rất quan tâm đến việc khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.

- Để gia tăng nguồn cung cấp nước, Ô-xtrây-li-a đã xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.

- Áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong sản xuất và sinh hoạt.

3.

Khoáng sản

- Khai thác khoáng sản được tiến hành từ lâu ở Ô- strây-li-a. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp khai thác dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, ni-ken, vàng, đồng, bô-xit, u-ra-ni-um, đá quý,…

- Phần lớn than, dầu mỏ, khí đốt và đá quý được xuất khẩu.

- Trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Ô-xtrây-li-a đã giảm tốc độ khai thác khoáng sản trong những năm gần đây, đồng thời phát triển công nghiệp chế tạo để nâng cao giá trị xuất khẩu.

GV: Vậy hoạt động du lịch được Ô-strây-li-a khai thác, sử dụng và bảo vệ như thế nào ?

HS: Tài nguyên du lịch rất phát triển dựa chủ yếu vào khai thác tiềm năng thiên nhiên của mình. Đây là 1 trong những Quốc gia có nên du lịch phát triển bậc nhất TG.

GV: Chúng ta cùng đến với Ô-stray-lia thăm quan 1 số địa điểm du lịch tự nhiên của đất nước này. ( GV có thể chiếu 1 số hình ảnh/video du lịch của Ô-stray-li-a)

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV:

+ Nhận xét, đánh giá chung quá trình làm việc nhóm của HS. + Sử dụng phiếu học tập làm công cụ đánh giá theo nội dung thảo luận nhóm về khả năng hoàn thành mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của HS.

+ Chuẩn hóa nội dung phiếu học tập

- HS: Lắng nghe, bổ sung nội dung phiếu học tập. HS: Lắng nghe, ghi bài

* GV chốt kiến thức và mở rộng:

- Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hoặc tài nguyên đất ở Việt Nam.

* HS

- Khai thác: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.

- Sử dụng:

+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

+ Để dự trữ nguồn nước vào mùa khô, Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước:

+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,..

+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Công cụ đánh giá: Câu hỏi vấn đáp/ thảo luận nhóm

* Vấn đáp

- Con người đã tác động vào những tài nguyên thiên nhiên nào để khai thác và sử dụng ?

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 7 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 88 - 92)