Lượng chấtthải rắn thải bỏ và tái chế tại KCN Phú Thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 65 - 79)

So với năm 2015 lượng CTRCN tái chế đã tăng lên từ 13% đến 27%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cơ sở sản xuất đã dần ý thức được thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường. CTRCN được tái chế chủ yếu ở các doanh nghiệp cơ sở sản xuất giấy, bao bì, may và giày dép. Đối với các ngành cơ khí và hoá chất lượng CTRCN tái chế còn rất thấp.

Đối với các loại CTRCN thông thường phát sinh như từ những doanh nghiệp thuê địa điểm dùng làm kho chứa và kinh doanh thì CTRC thông thường được thu gom và xử lý chung cùng với chất thải sinh hoạt. Theo kết quả điều tra, hiện nay toàn bộ lượng rác thải không nguy hại của KCN Phú Thị sẽ được đưa đến bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kị để xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

CTRCN nguy hại được phát sinh từ các ngành cơ khí và hoá chất là chủ yếu sẽ được doanh nghiệp cơ sở sản xuất lưu trữ tại kho và được vận chuyển, xử lý với công ty có đầy đủ chức năng. Hiện nay, KCN Phú Thị có 7/30 doanh nghiệp đã lập Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các công ty này đã ký hợp đồng với công ty có đủ chức năng để xử lý lượng chất thải nguy hại đó.

Bảng 4.11. Phương pháp thu gom và hình thức xử lý chất thải của các công ty trong khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội

Công ty Phương pháp thu

gom

Hình thức xử lý

Giá thành thuê xử lý (đồng/tấn)

Công ty Nhôm Đô Thành Tập trung và được

phân loại sơ cấp Tái chế 290.000 Công ty TNHH Thành An Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 220.000 Công ty Park’s Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 220.000 Công ty CP phụ gia và sản

phẩm Dầu Mỏ APP

Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 250.000 Công ty TNHH Ngọc Diệp Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 170.000 Doanh nghiệp tư nhân

Hương Quảng

Tập trung và được

phân loại sơ cấp Tái chế 170.000 Nguồn: Điều tra (2016)

Phương pháp thu gom chất thải của các công ty phù hợp với phương pháp công bố trong Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu của chính phủ.

Các công ty đại diện tạikhu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội tiến hành phân loại sơ cấp thành hai loại chấ thải nguy hại và không nguy hại sau đó lưu trữ tại nhà kho của công ty và thuê Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) vận chuyển đi và xử lý.

Giá thành thuê khoán có sự khác biệt giữa các công ty, doanh nghiệp là do có sự khác nhau giữa tông lượng và thành phần, tỉ lệ chất thải công nghiệp ở từng doanh nghiệp, công ty (bảng 4.9). Cao nhất là công ty Nhôm Đô Thành, thấp nhất là công ty TNHH Ngọc Diệp và doanh ngiệp tư nhân Hương Quảng. Cụ thể,thành phần chất thải công nghiệp của các công ty đại diện điều tra năm 2015 tại KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Thành phần chất thải công nghiệp của các công ty đại diện điều tra năm 2015 tại KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội

Công ty Tổng lượng chất thải công nghiệp (tấn/ngày) Tỉ lệ rác hữu cơ (%) Tỉ lệ rác phi hữu cơ

(%)

Công ty Nhôm Đô Thành 0,415 5,6 94,4 Công ty TNHH Thành An 0,212 7,5 92,5 Công ty Park’s 0,156 8.7 91,3 Công ty CP phụ gia và sản phẩm Dầu

Mỏ APP 0,254 11,8 88,2 Công ty TNHH Ngọc Diệp 0,118 10,1 89,9 Doanh nghiệp tư nhân Hương Quảng 0,189 15,3 84,7

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

4.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ, HUYỆN GIA LÂM THỊ, HUYỆN GIA LÂM

4.4.1. Nguồn phát sinh nước thải khu công nghiệp

Nước thải tại KCN Phú Thị bao gồm các nguồn như: nước mưa, nước sinh hoạt và nước thải từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, công ty. KCN Phú Thị đã xây dựng hệ thống thoát nước thải tập trung. Theo điều tra thực địa ở KCN Phú Thị ngành nghề gây ô nhiễm nguồn nước bao gồm: Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam sản xuất thuốc thú y (thuốc nước), công ty TNHH Hoa

San, công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng (in mực quần áo), công ty Nhôm Đô Thành, công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất Dầu Mỏ APP.

a) Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất Dầu Mỏ APP

- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt từ hoạt đọng sinh của của cán bộ, nhân viên. ĐẶc trưng của loại nước thải sinh hoạt là có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, các hợp chất sinh dưỡng (N, P, BOD, coliform, vi khuẩn . . . ).

- Nguồn phát sinh nước thải công nghiệp từ các hoạt động của khu vực sản xuất. Đặc trưng của loại nước thải này là có chứa dầu mỡ sinh ra trong quá trình sản xuất: rửa phi, thùng đựng, dò rỉ dầu mỡ . . . ) (Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất Dầu Mỏ APP

Nguồn thải m3/ngày đêm Tỉ lệ %

Rửa phi, thùng đựng 4,3 61% Vệ sinh nhà xưởng 1,9 27% Nước vệ sinh văn phòng và các loại khác 0,8 12%

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn thải từ hoạt động rửa phi và thùng đựng chiếm tỉ lệ lớn nhất (61%), hoạt động vệ sinh nhà xưởng chiếm 27% nguồn nước thải, nước vệ sinh văn phòng và các loại khác chiếm tie lệ 12%.

b) Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam

Đối với ngành sản xuất chế biến thuốc thú ý dạng nước thì lượng nước tham gia vào quá trình sản xuất không lớn nhưng có mức độ ô nhiễm khá cao vì có sự hiện diện hàm lượng lớn các hợp chất hữu cơ (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam

Nguồn thải m3/ngày đêm Tỉ lệ %

Rửa thiết bị máy móc 4,3 31% Rửa chai, lọ 3,1 22% Vệ sinh nhà xưởng 2,7 19% Nước vệ sinh văn phòng và các loại khác 1,4 10% Nước thải phòng thí nghiệm 2,5 18%

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn thải chiếm tỉ lệ cao nhất từ hoạt động rửa thiết bị máy móc (31%), rửa cahi lọ với tỉ lệ 22%. Đây là nguôn thải chính với mức ô nhiêm cao.

c) Công ty TNHH Hoa San, công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng

Nước thải phát sinh từ ngành sơn (công ty TNHH Hoa San) phát sinh từ tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc, thiết bị chứa bột màu, phụ gia rơi vãi, quá trình vận chuyển . . Thành phần nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, dung môi (tooluen, benzen, ylen . . .).

Bảng 4.15. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty TNHH Hoa San

Nguồn thải m3/ngày đêm Tỉ lệ %

Rửa thiết bị máy móc 5,9 45% Vệ sinh nhà xưởng 5,5 42% Nước vệ sinh văn phòng 1,7 13%

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

Qua bảng số liệu 4.15 cho thấy hoạt động rửa thiết bị máy móc sinh nhiều nước thải nhất với 45%, tiếp đó là hoạt động vệ sinh nhà xưởng do phụ gia rơi vãi, từ quá trình vận chuyển chiếm 42%, 13% còn lại sinh ra từ hoạt động vệ sinh văn phòng.

Nước thải phát sinh từ ngành in (công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng) phát sinh lớn nhất từ khâu pha chế mực và vệ sinh máy móc, thiết bị đựng chứa hoá chất ...

Bảng 4.16. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng

Nguồn thải m3/ngày đêm Tỉ lệ %

Pha chế mực 9,2 51%

Rửa thiết bị đựng hóa chất 4,0 22%

Rửa máy móc 2,7 15%

Vệ sinh nhà xưởng 2,2 12%

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn nước thải từ hoạt động pha chế mực chiếm tỉ lệ cao nhất (51%), tiếp đến là hoạt động rửa thiết bị đựng hóa chất (22%) , rửa máy móc (15%) và vệ sinh nhà xưởng (12%).

Ngành mực in sử dụng các nguyên liệu chính là Glyxerin, nhựa, phenol, paraphomanđêhyt và các phụ gia như As2O3, FeSO4 do đó thành phần nước thải sẽ chứa các chất trên.

d) Công ty cổ phần Nhôm Đô Thành

Công ty cổ phần Nhôm Đô Thành chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm nhôm thanh định hình cao cấp. Nguồn phát sinh nước thải lớn là từ quá trình sản xuất: gia tăng độ cứng, xử lý bề mặt . . .

Bảng 4.17. Nguốn thải và tỉ lệ tại Công ty Nhôm Đô Thành

Nguồn thải m3/ngày đêm Tỉ lệ %

Gia tăng độ cứng 147 42% Xử lý bề mặt 108,5 31% Vệ sinh nhà xưởng 56 16% Nước vệ sinh văn phòng và các loại khác 38,5 11%

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động gia tăng độ cứng cho nhôm tại công ty Nhôm Đô Thành sinh nhiều nước thải nhất với tỉ lệ 42%, tiếp đó là hoạt động xử lý bề mặt (31%), vệ sinh nhà xưởng (16%). Nguồn nước thải từ khu vệ sinh văn phòng và cac loại khác chiếm 11%.

Nước thải của công ty nhôm Đô Thành gồm các thành phần sau:

- Nước thải chứa dầu mỡ, các chất thẩy rửa do quá trình tẩy dầu mỡ bảo quản. - Nước thải chứa các ion kim loại do quá trình tẩy gỉ.

- Nước thải chứa các hoá chất làm bóng bề mặt và trung hoà.

- Nước thải chứa các hoá chất dùng trong quá trình gia tăng độ cứng . . .

4.4.2. Lưu lượng xả thảicủa các doanh nghiệp thuộc KCN Phú Thị

Lưu lượng xả thải của các doanh nghiệp thuộc KCN Phú Thị được thể hiện qua bảng 4.18. Qua bảng số liệu cho thấy: tổng lượng nước thải của các doanh nghiệp xả vào môi trường là 500 m3/ngày.đêm. Theo dự báo tính toán theo hiện trạng đầu tư vào khu công nghiệp thì tổng công suất xả thải khi lấp đầy khu công nghiệp là 1000m3/ngày.đêm.

Bảng 4.18. Lưu lượng xả thải của các doanh nghiệp thuộc KCN Phú Thị

STT Tên doanh nghiệp Ngành sản

xuất

Lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm)

1 Công ty cổ phần Nhôm Đô Thành Gia công kim

loại 340 – 350 2 Công ty TNHH Hoa San Sơn 12 – 13 3 Công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng Mực in 16 –18

4 Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản

xuất Dầu Mỏ APP Hoá dầu 6 –7 5 Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam Thuốc thú y 12 –14 6 Các ngành nghề khác 110 – 130

7 Tổng 484 – 532

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

4.4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào khu công nghiệp Phú Thị Phú Thị

Trong nghiên cứu này, đối với nước thải bề mặt, phương pháp lấy mẫu được chúng tôi thực hiện theo TCVN 6663-6-2008. Mẫu nước được lấy làm hai đợt: Đợt 1 vào tháng 12 năm 2015 (mùa khô) và đợt 2 vào tháng 6 năm 2016 (mùa mưa). Mỗi đợt lấy 02 mẫu đầu vào và 01 mẫu đầu ra (lấy mẫu tại cửa xả thải và mẫu nước thải của tất cả các ngả, công ty hòa vào nhau tại nơi xử lý trước và sau khi xử lý nước thải). Mẫu được gửi sang Viện Công nghệ mội trường – Phòng phân tích độc chất môi trường để phân tích.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước được tiến hành dựa theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (National Technical Regulation on Indus trial Wastewater) QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vàotại vị trí cống số 1được thể hiện qua bảng 4.19:

Bảng 4.19. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 1(S1)

STT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Lần 1 (12/2015) (6/2016) Lần 2 QCVN 40: 2011 /BTNMT S1-M1 S1-M2 S1-M1 S1-M2 Cột A Cột B 1 pH - 4,12 4,19 4,12 4,19 6 – 9 5,5 – 9 2 Tổng N mg/l 55,22 63,15 55,2 63,1 20 40 3 Tổng P mg/l 46,06 48,02 46,3 48,1 4 6 4 TSS mg/l 71 78 66 70 50 100 5 COD mg/l 110 130 100 110 75 150 6 BOD5 mg/l 48 62 42 38 30 50 7 Amoni mg/l 1,2 1,4 1,8 1,8 5 10 8 Sunfua mg/l 0,6 0,7 0,01 0,01 0,2 0,5 9 Florua mg/l 3,2 3,4 1,19 1,69 5 10 10 Asen (As) mg/l 0,06 0,08 0,05 0,06 0,05 0,1 11 Chì (Pb) mg/l 0,6 0,7 0,4 0,4 0,1 0,5 12 Thủy Ngân (Hg) mg/l - - - - 0,005 0,01 13 Cadimi (Cd) mg/l 0,18 0,21 0,18 0,21 0,05 0,1 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,95 0,8 0,95 0,8 5 10 15 Coliform MPN/100ml 3250 3400 3250 3400 3000 5000 Ghi chú:

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nhiệp

+ Cột A: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

+ Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là ngồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- M1: Mẫu nước thải lấy vào buổi sáng - M2: Mẫu nước thải lấy vào buổi chiều

Qua bảng số liệu 4.19 về kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 1 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước qua hai giai đoạn lấy mẫu đều cao hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cột A. Trong đó chỉ tiêu tổng N cao hơn gấp khoảng 2,5 lần, tổng P cao hơn 11,6 lần so với tiêu

chuẩn cột A, chỉ tiêu TSS cao hơn khoảng 1,3 lần, BOD5 cao hơn 1,44 lần, coliform cao hơn 1,3 lần so với tiêu chuẩn cột A.

Bảng 4.20 dưới đây thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vàotại vị trí cống số 2.

Bảng 4.20. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 2 (S2)

STT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Lần 1 (12/2015) Lần 2 (6/2016) QCVN 40: 2011 /BTNMT S2-M1 S2-M1 S2-M1 S2-M2 Cột A Cột B 1 pH - 7,12 7,15 7,01 7,08 6 – 9 5,5 – 9 2 Tổng N mg/l 25,01 25,17 17,08 19,11 20 40 3 Tổng P mg/l 8,18 9,14 5,02 5,09 4 6 4 TSS mg/l 41 47 48 49 50 100 5 COD mg/l 92 98 80 82 75 150 6 BOD5 mg/l 36 42 34 35 30 50 7 Amoni mg/l 3,3 2,7 1,9 1,4 5 10 8 Sunfua mg/l 0,09 0,10 0,01 0,01 0,2 0,5 9 Florua mg/l 1,12 1,56 1,09 1,60 5 10 10 Asen (As) mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,05 0,1 11 Chì (Pb) mg/l 0,08 0,060 0,09 0,06 0,1 0,5 12 Thủy Ngân (Hg) mg/l - - - - 0,005 0,01 13 Cadimi (Cd) mg/l 0,0091 0,0092 0,0081 0,0084 0,05 0,1 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,07 0,09 0,05 0,05 5 10 15 Coliform MPN/100ml 2900 3150 2700 2800 3000 5000 Ghi chú:

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nhiệp

+ Cột A: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

+ Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là ngồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- M1: Mẫu nước thải lấy vào buổi sáng - M2: Mẫu nước thải lấy vào buổi chiều

Qua bảng số liệu 4.20 về kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 2 cho thấy chỉ tiêupH trong phạm vi cho phép. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước qua hai giai đoạn lấy mẫu đều cao hơn gấp nhiều lần so với tiêu

chuẩn cột A. Trong đó chỉ tiêu tổng N (lần lấy mẫu 1 tháng 12/2015) cao hơn gấp khoảng 2,2 lần, tổng P cao hơn 2,1 lần so với tiêu chuẩn cột A, chỉ tiêu TSS trong ngưỡng cho phép, BOD5 cao hơn 1,25 lần, coliform và các chỉ tiêu khác trong phạm vi cho phép theo tiêu chuẩn cột A.

Bảng 4.21 dưới đây thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 3.

Bảng 4.21. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào tại vị trí cống số 3 (S3)

STT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Lần 1 (12/2015) (6/2016) Lần 2 QCVN 40: 2011 /BTNMT S3-M1 S3-M2 S3-M1 S3-M2 Cột A Cột B 1 pH - 6,21 6,72 6,05 6,08 6 – 9 5,5 – 9 2 Tổng N mg/l 22,15 23,10 12,07 16,89 20 40 3 Tổng P mg/l 15,29 16,54 5,29 6,24 4 6 4 TSS mg/l 48 47 44 43 50 100 5 COD mg/l 74 77 78 80 75 150 6 BOD5 mg/l 34 41 32 33 30 50 7 Amoni mg/l 3,4 2,4 1,1 1,1 5 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 65 - 79)