Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Công tác quản lý chất thải rắn, nước thải công nghiệp và các vấn đề liên quan tạikhu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội.
- Thời gian: Từ tháng 06 năm 2015 đếntháng 08 năm 2016 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội
3.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn của các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm
- Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp - Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Khối lượng và thành phần chất thải rắn - Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn - Các hình thức xử lý, tái chế chất thải rắn - Đánh giá chung
3.2.3. Thực trạng quản lý nước thải khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm Gia Lâm
- Nguồn phát sinh nước thải khu công nghiệp - Lưu lượng xả thải m3/ngày đêm
- Hệ thống thu gom nước thải công nghiệp - Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom nước thải khu công nghiệp Phú Thị
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải khu công nghiệp sau xử lý(chia làm hai đợt tháng 12/2015 và tháng 6/2016)
- Đánh giá chung giá theo QC của Khu của Sở TN MT và NN
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn, nước thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệpPhú Thị huyện Gia Lâm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệpPhú Thị huyện Gia Lâm 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện; kế thừa các tài liệu điều tra cơ bản sẵn có.
+ Thu thập tài liệu sơ bộ về khu vực thực hiện dự án, tình hình sản xuất và loại hình sản xuất của các nhà máy hoạt động trong KCN.
+ Thu thập thông tin từ các phiếu điều tra 1 phiếu /1 doanh nghiệp (dành cho cán bộ quản lý môi trường)
+ Thu thập thông tin từ các báo cáo công tác quản lý và bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp trong KCN Phú Thị, huyện Gia Lâm.
3.3.2. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan tới đề tài
Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước. Kế thừa có chọn lọc những tài liệu về điều tra cơ bản như: kết quả phân tích chất lượng môi trường và báo cáo quan trắc năm của KCN như:
+ Báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp Phú Thị (2014,2015).
+ Kết quả quan trắc môi trường của khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội.
3.3.3. Phương pháp khảo sát hiện trường
Khảo sát vị trí, tình hình hoạt động và các nguồn phát thải từ các nhà máy, phân xưởng sản xuất. Vị trí các điểm thu gom chấtthải rắn, nước thải, nước mặt, khu vực xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phú Thị.
3.3.4. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ( Chất thải rắn công nghiệp của khu công nghiệp Phú Thị)
Trong tổng số 30 công ty, doanh nghiệp đang hoạt đọng tại KCN Phú Thị chúng tôi chia làm 6 lĩnh vực hoạt động chính và dựa vào quy mô sản xuất chúng tôi chọn 6 công ty đại diện cho mỗi ngành nghề để điều tra. Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Điều tra 5 phiếu/ 1 công ty được lựa chọn. Tổng số phiếu điều tra là: 30 phiếu.
Bảng 3.1. Các doanh nghiệp chọn điều tra hiện trạng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội
STT hoạt động Lĩnh vực Công ty lựa chọn điều tra
1 Cơ khí
Công ty Nhôm Đô Thành (đại diện cho Chi nhánh Công ty cổ phần Đại lý vận tải SAFI, Công ty TNHH Tân Trung Việt, Công ty Nhôm Đô Thành, Công ty TM tổng hợp Hương Thành, Công ty TNHH Thanh Hùng)
2 Xây dựng
Công ty TNHH Thành An (đại diên cho Công ty TNHH Việt Thông, Công ty TNHH Thành An Công ty cổ phần xây dựng
Long Giang, Công ty CP cơ giới và xây dựng số 12) 3 May mặc Công ty Park’s
4 Hóa chất Công ty CP phụ gia và sản phẩm Dầu Mỏ APP
5 Giấy + bao bì
Công ty TNHH Ngọc Diệp (đại diện cho Công ty TNHH Ngọc Diệp, Công ty TNHH Thành Long, DN tư nhân xí nghiệp Giang Sơn, Công ty TNHH Đức Tiến)
6 Điện tử
Doanh nghiệp tư nhân Hương Quảng (đại diện cho Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường, Doanh nghiệp tư nhân Hương Quảng)
b) Phương pháp lấy mẫ phân tích (Nước thải công nghiệp của khu công nghiệp Phú Thị)
Đối với nước thải công nghiệp chúng tôi chọn 5 công ty đại diện trong cụm KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội với 5 ngành sản xuất xả thải nhiều và tính nguy hại cao nhất cụ thể ở bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Các doanh nghiệp chọn điều tra hiện trạng nước thải tại khu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội
STT Tên doanh nghiệp Ngành sản xuất
1 Công ty cổ phần Nhôm Đô Thành Gia công kim loại 2 Công ty TNHH Hoa San Sơn 3 Công ty TNHH SX & TM Kim Hoàng Mực in 4 Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất
Dầu Mỏ APP Hoá dầu 5 Công ty cổ phần Greenlab Việt Nam Thuốc thú y
Đối với nước thải bề mặt, phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 6663-6-2008 – tiêu chuẩn về chất lượng nước – lấy mẫu - phần 6: hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối( water quality – sampling - part 6: guidance on sampling of rivers and streams).
Lấy mẫu làm hai đợt: Đợt 1 vào tháng 12 năm 2015 (mùa khô) và đợt 2 vào tháng 6 năm 2016 (mùa mưa).
Mỗi đợt lấy 02 mẫu đầu vào và 01 mẫu đầu ra (lấy mẫu tại cửa xả thải và mẫu nước thải của tất cả các ngả, công ty hòa vào nhau tại nơi xử lý trước và sau khi xử lý nước thải).
Mẫu được gửi sang Viện Công nghệ mội trường – Phòng phân tích độc chất môi trường để phân tích.
Cụ thể, địa điểm vàcác chỉ tiêu và phương pháp phân tích được thể hiện ở bảng 3.2 và 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. Vị trí và thời gian lấy mẫu
TT Mẫu nước Tọa độ Tên mẫu Thời gian
1 Cống 1 21°01'29.6"N 105°57'36.9"E S1-M1, S1-M2 3/12/2015 06/06/2016 2 Cống 2 21°00'38.9"N 105°57'32.6"E S2-M1, S2-M2 3/12/2015 06/06/2016 3 Cống 3 21°00'40.7"N 105°57'33.4"E S3-M1, S3-M2 3/12/2015 06/06/2016 4 Cống 4 21°00'40.3"N 105°57'38.6"E S4-M1, S4-M2 3/12/2015 06/06/2016 5 Cống 5 21°00'34.7"N 105°57'48.5"E S5-M1, S5-M2 3/12/2015 06/06/2016 6 Cống hòa chung nước thải 21°00'24.0"N 105°57'48.9"E S6-M1, S6-M2 3/12/2015 06/06/2016 7 Cống xả 21°00'23.7"N 105°57'34.1"E S7-M1, S7-M2 3/12/2015 06/06/2016 8 Mương 21°00'51.1"N 105°57'47.4"E S8-M1, S8-M2 3/12/2015 06/06/2016
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu phân tích nước thải.
Bảng 3.4. Các thông số về chất lượng nước và phương pháp phân tích
TT Thông số Phương pháp
phân tích Máy phân tích
1 pH TCVN 6492:2011
(ISO 10523:2008) Máy đo pH để bàn - pH211 2 Tổng N TCVN 5987:1995 Máy chưng cất, bình Kjendahl 3 Tổng P TCVN 6202:2008 Máy quang phổ UV 2700 4 TSS TCVN 6001-
1:2008
Máy xác định nồng độ oxy hòa tan
5 COD TCVN 6491:1999
(ISO 6060:1989) Bộ chưng cất hồi lưu 6 BOD5
TCVN 6001- 2:2008
Máy xác định nồng độ oxy hòa tan
7 Amoni (Tính theo N) TCVN 5988:1995 Máy chương cất và chuẩn độ 8 Sunfua (Tính theo H2S) TCVN 4567:1988 Bình chuẩn độ 9 Florua TCVN 6494:1999 Máy sắc ký trao đổi ion 10 Asen (As) TCVN 6626:2000 Máy phân tích kim loại AAS 11 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 Máy phân tích kim loại AAS 12 Thủy Ngân (Hg) TCVN 7877:2008
(ISO 5666:1999) Máy phân tích kim loại AAS 13 Cadimi (Cd) TCVN 6197-2008 Máy phân tích kim loại AAS 14 Dầu mỡ khoáng TCVN 7875:2008 Máy quang phổ hồng ngoại 15 Colifrom TCVN 8775:2011 Tủ nuôi cấy
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước được tiến hành dựa theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (National Technical Regulation on Indus trial Wastewater) QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
Các số liệu thu được từ điều tra sơ cấp và thứ cấp được xử lý trên máy tính bằng phần mềm MicrosoftExcel 2010.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 GIỚİ THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ, HUYỆN GIA LÂM 4.1.1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp
KCN Phú Thị: Thuộc đia bàn xã Phú Thị huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. KCN Phú Thị có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
-Phía Tây giáp xã Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội
-Phía Đông giáp tuyến đường giao thông Hà Nội – Thuận Thành Bắc Ninh
-Phía Nam cách quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng 300m. -Phía Bắc giápxã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội
-Diện tích KCN Phú Thị: 21,967 ha. Trong đó: 14,5 ha diện tích đất công nghiệp. Còn lại là diện tích đất dịch vụ, cây xanh và công trình công cộng.
-KCN Phú Thị có giao thông thuận lợi trên trục đường quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội – Thuận Thành, Bắc Ninh. Cách trung tâm thành phố Hà Nội.
Hình 4.1. Vị trí khu công nghiệp Phú Thị
Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: KCN Phú Thị thuộc địa giới hành chính của huyện Gia Lâm. Huyện Gia Lâm : phía bắc giáp thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Về địa hình: Huyện Gia Lâm nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m đến 6,8m.
Về địa chất: Gia Lâm có lịch sử hình thành do quá trình trầm tích tích tụ, chủ yếu là đất pha cát, điều kiện địa chất thuận lợi cho công tác xây dựng.
Về khí hậu thời tiết:
KCN Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh và hè nóng ẩm mưa nhiều. Thời tiết các tháng trong năm tại huyện Gia Lâm – Hà Nội năm 2015 được thể hiện ở bảng 4.1. Qua bảng 4.1 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm là 23o C. Nhiệt độ không khí trung bình mùa hè là 27,50 C và nhiệt độ không khí trung bình mùa đông là 18,5o C.
Độ ẩm trung bình các tháng dao động trong khoảng từ 75% đến 83% trong đó cao nhất là tháng 8, thấp nhất là tháng 2 (75%)
- Lượng mưa trung bình :
+ Từ tháng 5 đến tháng 9: 235.2 mm.
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 (năm sau): 72,34 mm.
Bảng 4.1. Thời tiết các tháng trong năm tại huyện Gia Lâm – Hà Nội năm 2015 Gia Lâm – Hà Nội năm 2015
Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp Độ ẩm trung bình (%) Tổng số giờ nắng trung bình Lượng mưa (mm) Tháng 1 15,7 20,2 11,1 80 26,8 26,6 Tháng 2 17,5 22,2 12,8 72 54,3 13,9 Tháng 3 20,7 29,5 11,8 82 68,1 20,2 Tháng 4 27,6 37,8 16,9 84 72,5 121,6 Tháng 5 28,6 37,8 21,5 79 142,5 184 Tháng 6 29,4 37,4 23,9 81 116,3 234,3 Tháng 7 29,4 37,4 23,9 79 143,8 423,5 Tháng 8 29,0 37,1 23,4 83 123,6 304,5 Tháng 9 28,3 36,0 23,4 80 123,2 199,4 Tháng 10 26,5 33,2 21,9 80 91,6 469 Tháng 11 21,4 29,7 13,4 76 147,7 258,7 Tháng 12 18,4 26,6 12,1 75 114,1 11,4
Lượng mưa trung bình năm 2015 là 2267,1 mm, thuộc loại cao so với lượng mưa của cả nước. Lượng mưa tuy không cao nhưng do kết hợp với dạng địa hình trũng nên thường có sự tập trung nước trên bề mặt trũng thấp của khu vực.
4.1.2. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường
Quy mô KCN Phú Thị
Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị được thành lập theo QĐ8127/QĐ- UB ngày 2/10/2000 của UBND Thành phố. Đây là 1 trong 2 khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ đầu tiên của Thành phố với diện tích theo quy hoạch là 21,967 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 14,5 ha. Chủ đầu tư là Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) từ 2/10/2000. Phí suất đầu tư tạm tính 286.000 VNĐ/m2/50 năm trong đó Licogi thi 259.000 VNĐ, BQLDA thu 27.000 VNĐ. Sau 16 năm đi vào hoạt động hiện nay KCN đã được lấp đầy với 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khu công nghiệp Phú Thị là khu công nghiệp đa ngành bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp rắp cơ khí điện tử, điện, dệt may, nhựa . . .
Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng Nguồn cung cấp điện
Nguồn cấp điện cho KCN từ nguồn điện lực Gia Lâm – Hà Nội. KCN có ngồn cung cấp điện là điện cao thế 110kV. Mạng lưới điệ cao thế được cung cấp dọc các đường giao thông nội bộ trong KCN. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm thế tùy theo công suất tiêu thụ.
Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải
Nguồn nước cấp cho KCN Phú Thị là nguồn nước máy thành phố. Môi trường nước mặt tự nhiên trong khu vực chủ yếu là hệ thống mương tiêu thoát quanh khu vực . Tại KCN hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách biệt với nước thải. Các tuyến thoát nước mưa được bố trí dọc các trục đường, xả trực tiếp ra mương theo địa hình tự nhiên. Cống sử dụng kết hợp giữa cống tròn và cống hộp bằng bê tông cốt thép, đường kính cống từ 400 – 2000 mm. Hệ thống thu gom nước thải sử dụng cống bê tông ly tâm, đường kính cống từ 300 – 600 mm. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Phú Thị được xây dựng năm 2015với công suất 1000 m3/ ngày đêm. Đến thời điểm này tổng lượng nước thải của các doanh nghiệp xả vào môi trường là 500 m3/ngày.đêm. Do vậy, công suất xử lý của hệ thống nước thải vào thời điểm hiện tại là 500 m3/ngày.đêm chất lượng
nước thải sau xử lý: QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp - Loại B với các hệ số kq = 1,2 và kf = 0,9.
Hệ thống giao thông nội bộ trong KCN:
Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý để phục vụ cho việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện. Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh rộng 24m.Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường.
Cây xanh thảm cỏ
Diện tích KCN trồng cây xanh thảm cỏ chiếm 11,63%. Diện tích cay xanh chủ yếu là cây xanh phân tán, được trồng dọc các đường giao thông và được chăm sóc thường xuyên nhằm tạo cảnh quan cho KCN
4.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức khu công nghiệp
Kế toán Môi trường An ninh Duy tu Vệ sinh trật tự
Trung tâm phát triển Khu công nghiệp Phú Thị
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
4.1.4. Các ngành nghề chính, các sản phẩm hàng hóa
Bảng 4.2. dưới đây trình bày Thống kê diện tính, ngành nghề và hàng hóa khu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm – TP Hà Nội.
Bảng 4.2. Thống kê diện tính, ngành nghề và hàng hóakhu công nghiệp Phú Thị huyện Gia Lâm – TP Hà Nội
TT Tên Doanh Nghiệp Diện tích (m2) Lĩnh vực sản xuất
1 DN tư nhân xí nghiệp Giang Sơn 3572 Bao bì 2 Công ty TNHH Đức Tiến 2477 Bao bì nhựa, giấy 3 Chi nhánh Công ty cổ phần Đại lý vận tải SAFI 4500 Cơ khí 4 Công ty TNHH Tân Trung Việt 6868 Cơ khí