Kết quả phân tích chấtlượngnước thảicủa trạm xửlý nướcthải khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6. Kết quả phân tích chấtlượngnước thảicủa trạm xửlý nướcthải khu công

Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra và mẫu nước thải sinh hoạt từ mương gần KCN Phú Thị được thể hiện ở bảng 4.22. Qua bảng số liệu cho thấy kết quả phân tích lần lấy mẫu 1 vào tháng 12/2015 cho thấy nước thải tập trung sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy tại KCN Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội có hai thông số vượt ngưỡng cho phép là tổng P (5,15mg/l và 5,01 mg/l) cao hơn 1,01 đến 1,15 mg/l so với tiêu chuẩn cột A và COD (80 mg/l và 78 mg/l) cao hơn 3 đến 5 mg/l so với tiêu chuẩn cột A.

Kết quả phân tích lần 2 vào tháng 6 năm 2016 cho thấy nước thải tập trung sau khi qua hệ thống xử lý có 3 thông số vượt mức cho phép là tổng P (4,26 và 4,18 mg/l) cao hơn 0,18 đến 0,26 mg/l so với tiêu chuẩn cột A; Asen (0,08 và 0,07mg/l) cao hơn 0,02 đến 0,03 mg/l so với tiêu chuẩn cột A; Chì (0,32 và 0,28 mg/l) cao hơn 0,02 mg/l so với tiêu chuẩn cột A.

Như vậy, qua hai đợt lấy mẫu nước cho thấy hầu hết các thông số về chất lượng nước cả đầu vào và đầu ra ở đợt 2 (tháng 6/2016) đều thấp hơn đợt 1 (tháng 12/2015).

Chất lượng nước của từng công ty đổ ra hệ thống xử lý nước thải chung đều cao hơn từ 2 đến 40 lần so với tiêu chuẩn cột A. Cao nhất ở hầu hết các thông số là công ty nhôm Đô Thành và công ty Công ty cổ phần phát triển phụ gia và sản xuất Dầu Mỏ APP.

Bảng 4.25. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra và mẫu nước thải sinh hoạt từ mương gần KCN Phú Thị

STT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị

Lần 1 (12/2015) (6/2016) Lần 2 Mẫu nước thải sinh hoạt lấy từ mương gần KCN* QCVN 40: 2011 /BTNMT S7- M1 S7- M2 S7- M1 S7- M2 Cột A Cột B 1 pH - 8,10 7,68 7,10 6,7 6,56 6 – 9 5,5 – 9 2 Tổng N mg/l 16,11 15,02 14,03 13,89 19,68 20 40 3 Tổng P mg/l 5,15 5,01 4,26 4,18 4,27 4 6 4 TSS mg/l 31 37 41 39 42 50 100 5 COD mg/l 80 78 70 67 74 75 150 6 BOD5 mg/l 28 22 28 22 29 30 50 7 Amoni mg/l 1,8 1,8 1,7 1,7 - 5 10 8 Sunfua mg/l 0,01 0,01 0,18 0,19 - 0,2 0,5 9 Florua mg/l 1,19 1,69 2,79 2,62 - 5 10 10 Asen (As) mg/l 0,012 0,01 0,08 0,07 0,002 0,05 0,1 11 Chì (Pb) mg/l 0,42 0,44 0,32 0,28 0,067 0,1 0,5 12 Thủy Ngân (Hg) mg/l - - - - - 0,005 0,01 13 Cadimi (Cd) mg/l 0,0011 0,0013 0,0011 0,0013 0,0027 0,05 0,1 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,65 0,48 0,65 0,48 0,94 5 10 15 Coliform MPN/ 100ml 2100 2500 2100 2500 2900 3000 5000 Ghi chú:

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nhiệp

+ Cột A: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

+ Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là ngồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- M1: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý của KCN Phú Thị vào buổi sáng - M2: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý của KCN Phú Thị vào buổi chiều

+ Mẫu nước thải sinh hoạt lấy từ mương gần KCN*: Số liệu từ phòng tài nguyên và môi trườn huyện Gia Lâm

Chất lượng nước sau khi xử xý của khu công nghiệp so với nước thải sinh hoạt từ khu dân cư không qua xử lý đều có hàm lượng tổng P vượt chỉ tiêu cho phép. Tuy nhiên các thành phần khác của nước thải sinh hoạt đều thấp hơn hoặc tương đương nước sau khi xử lý từ khu công nghiệp Phú Thị và không vượt chuẩn cột A.

Sau hơn 15 năm đi vào hoạt động chất lượng môi trường nước của KCN Phú Thị bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm với hàm lượng tổng P, COD, Asen và chì (Pb) cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể hàm lượng tổng P vượt 1,2 lần, COD vượt 1,1 lần, Asen vượt 1,3 lần và Chì (Pb) vượt 3 lần tiêu chuẩn cột A.

4.7. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI TẢI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ

4.7.1. Công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phú Thị

Công tác quản lý CTR tại KCN Phú Thị kém, gây khó khăn cho việc xử ký và dễ gây ra ô nhiễm thứ cấp cụ thể như sau:

Việc phân loại chất CTRCN tại nguồn còn sai, tỷ lệ phân loại và tái chế thấp, công tác phân loại không thường xuyên, thùng chứa RTCN còn thiếu, không đúng quy định, không ghi chú rõ loại CTRCN, thiếu nhân viên môi trường giám sát, quản lý trong từng doanh nghiệp.

Trong công tác thu gom còn một số hạn chế sau: bãi tập kết rác thải tập trung sai quy định, CTRCN nguy hại còn sắp xếp cạnh các nguyên vật liệu khác, phương thức lưu giữ CTRNH sai quy định (CTRNH để hở không được gom gọn . . . ), tần suất thu gom ít, thiếu nhân viên thu gom, phương tiện và dụng cụ thu gom thiếu và kho chứa CTRCN nguy hại của các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn.

4.7.2. Công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp Phú Thị

Công tác quản lý nước thải của KCN chưa hiệu quả từ hệ thống xử lý sơ bộ của doanh nghiệp, hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý tập trung.

Hệ thống xử lý sơ bộ của doanh nghiệp còn một số hạn chế như hệ thống xử lý cũ, không được nâng cấp đầu tư, doanh nghiệp vẫn lén xả nước thải không qua xử lý sơ bộ vạo hệ thống thu gom và thiếu nhân viên quản lý vận hành hệ thống xử lý.

Hệ thống thu gom không đạt tiêu chuẩn, nhiều đoạn xuống cấp chưa được sửa chữa, không kiểm tra hệ thống thu gom định kỳ.

Hệ thống xử lý tập trung tuy mới được nâng cấp và đầu tư nhưng lại vẫn thiếu nhân viên quản lý giám sát.

4.8. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 83 - 86)