Hiện trạng quản lý chấtthải rắn khu côngnghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 63 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Hiện trạng quản lý chấtthải rắn khu côngnghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm

PHÚ THỊ, HUYỆN GIA LÂM

4.3.1. Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn

a) Công tác thu gom chất thải rắn công nghiệp

Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm hiện đang thực hiện công tác thu gom và vận chuyển CTRCN không nguy hại tại KCN Phú Thị. Hiện tại có 2 nhân viên đi thu gom CTRCN không nguy hại thời gian thu gom là 17h30’. Sau khi thu gom CTRCN không nguy hại sẽ được tập kết tại khu vực đất trống nền lát bê tông của KCN và chờ xe của công ty đến chở mang đi xử lý trong ngày.

Đối với CTR nguy hại sẽ được công ty lưu trữ lại tại kho chứa CTRCN nguy hại riêng. Thời gian lưu trữ và bảo quản CTR nguy hại tuỳ thuộc vào đặc trưng sản xuất của từng ngành.

Nguồn: Điều tra (2016)

Theo kết quả điều tra thực tế hiện có 9 doanh nghiệp đã xây dựng kho chứa CTRCN nguy hại ( chiếm 30%). Trong đó có 6 doanh nghiệp có kho chứa CTRCN nguy hại đúng tiêu chuẩn gồm: công ty thuốc thú y Greenlab, công ty TNHH Sx & Tm Kim Hoàng, công ty CP phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ, Công ty dược phẩm Quế Lâm, công ty TNHH thương mại Xuân An.

Thời gian lưu trưc CTRCN nguy hại là 2 – 3 tuần. Sau đó lượng chất thải này sẽ được công ty có đủ chắc năng để vận chuyển và xử lý mang đi xử lý.

b) Công tác phân loại chất thải rắn công nghiệp

Chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh bao hồm chất thải rắn sinh hoạt của công nhân và CTRCN không nguy hại. Hiện trạng phân loại CTRCN tại hầu hết các cơ sở sản xuất tại KCN Phú Thị hiện nay vẫn còn trong tình trạng yếu kém, nhất là các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, không theo dây chuyền thì hầu như không thực hiện đúng quy định phân loại CTRCN ngay trong nhà máy. Tức là CTR sinh hoạt và CTR không tái chế được, CTR nguy hại được tập trung lại rồi đổ thải bừa bãi tại khu vực đất trống gần cơ sở hoặc cho xử lý chung như các chất thải sinh hoạt.

40% 60%

Hiện trạng phân loại CTRCN tại CNN Phú Thị

Phân loại CTRCN Không phân loại CTRCN

Nguồn: Điều tra (2016)

Hình 4.5. Hiện trạng phân loại CTRCN tại KCN Phú Thị

Hiện nay, tại KCN Phú Thị có 12 doanh nghiệp chiếm 40% thực hiện phân loại CTRCN. Hình thức phân loại tuỳ thuộc vào ngành sản xuất.

Đối với ngành hoá chất gồm: công ty dược phẩm Quế Lâm, công ty thuốc thú y Greenlab, công ty TNHH Sx & Tm Kim Hoàng, Công ty TNHH Thương mại Xuân An phân loại CTRNN và CTRCN không nguy hại. CTRNN và

CTRCN được phân loại ngay trong quá trình sản xuất. Tại mỗi chuyền sản xuất được sắp xếp 2 thùng khác mầu có nhãn mác thùng chứa CTRCN thông thường và thùng chứa CTRCN nguy hại. Tuy nhiên do ý thức và nhận thức của công nhân nên việc phân loại vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Túi nilon, chai lọ . . . chứa hoá chất vẫn lẫn chung với CTRCN thông thường.

Đối với ngành sản xuất bao bì, giấy, may, giầy dép và điện tự, CTRCN được phân loại thành 2 loại: CTRCN có thể tái chế và CTRCN không thể tái chế. Sự phân loại này chưa hợp lý vì trong quá trình sản xuất còn phát sinh CTRCN nguy hại. Lượng CTRCN nguy hại này được xả chung vào với CTRCN không thể tái chế và xả ra môi trường.

Tại các doanh nghiệp chưa có thùng chứa đựng chất thải công nghiệp đúng quy đinh. Các thùng chứa không ghi rõ loại chất thải rắn công nghiệp, không có hình dán hay hướng dẫn phân loại. Các thùng chứa còn để hở không có nắp đậy và để gần với các nguyên vật liệu khác. Quá trình phân loại còn kém, nhận thức của công nhân về việc phân loại chất thải rắn công nghiệp còn thiếu chính xác dẫn tới việc phân loại sai.

4.3.2. Các hình thức xử lý, tái chế chất thải rắn

Đối với CTRCN không nguy hại như giấy vụn, thùng bìa carton không dính hoá chất, sành, sứ, nilon . . . đa phần được tận thu cho sản xuất hoặc bán phế liệu. Chỉ một phần nhỏ được xả thải mang đi xử lý.

Nguồn: Điều tra (2016)

So với năm 2015 lượng CTRCN tái chế đã tăng lên từ 13% đến 27%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cơ sở sản xuất đã dần ý thức được thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường. CTRCN được tái chế chủ yếu ở các doanh nghiệp cơ sở sản xuất giấy, bao bì, may và giày dép. Đối với các ngành cơ khí và hoá chất lượng CTRCN tái chế còn rất thấp.

Đối với các loại CTRCN thông thường phát sinh như từ những doanh nghiệp thuê địa điểm dùng làm kho chứa và kinh doanh thì CTRC thông thường được thu gom và xử lý chung cùng với chất thải sinh hoạt. Theo kết quả điều tra, hiện nay toàn bộ lượng rác thải không nguy hại của KCN Phú Thị sẽ được đưa đến bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kị để xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

CTRCN nguy hại được phát sinh từ các ngành cơ khí và hoá chất là chủ yếu sẽ được doanh nghiệp cơ sở sản xuất lưu trữ tại kho và được vận chuyển, xử lý với công ty có đầy đủ chức năng. Hiện nay, KCN Phú Thị có 7/30 doanh nghiệp đã lập Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các công ty này đã ký hợp đồng với công ty có đủ chức năng để xử lý lượng chất thải nguy hại đó.

Bảng 4.11. Phương pháp thu gom và hình thức xử lý chất thải của các công ty trong khu công nghiệp Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội

Công ty Phương pháp thu

gom

Hình thức xử lý

Giá thành thuê xử lý (đồng/tấn)

Công ty Nhôm Đô Thành Tập trung và được

phân loại sơ cấp Tái chế 290.000 Công ty TNHH Thành An Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 220.000 Công ty Park’s Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 220.000 Công ty CP phụ gia và sản

phẩm Dầu Mỏ APP

Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 250.000 Công ty TNHH Ngọc Diệp Tập trung và được

phân loại sơ cấp Thiêu đốt 170.000 Doanh nghiệp tư nhân

Hương Quảng

Tập trung và được

phân loại sơ cấp Tái chế 170.000 Nguồn: Điều tra (2016)

Phương pháp thu gom chất thải của các công ty phù hợp với phương pháp công bố trong Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu của chính phủ.

Các công ty đại diện tạikhu công nghiệp Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội tiến hành phân loại sơ cấp thành hai loại chấ thải nguy hại và không nguy hại sau đó lưu trữ tại nhà kho của công ty và thuê Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) vận chuyển đi và xử lý.

Giá thành thuê khoán có sự khác biệt giữa các công ty, doanh nghiệp là do có sự khác nhau giữa tông lượng và thành phần, tỉ lệ chất thải công nghiệp ở từng doanh nghiệp, công ty (bảng 4.9). Cao nhất là công ty Nhôm Đô Thành, thấp nhất là công ty TNHH Ngọc Diệp và doanh ngiệp tư nhân Hương Quảng. Cụ thể,thành phần chất thải công nghiệp của các công ty đại diện điều tra năm 2015 tại KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Thành phần chất thải công nghiệp của các công ty đại diện điều tra năm 2015 tại KCN Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội

Công ty Tổng lượng chất thải công nghiệp (tấn/ngày) Tỉ lệ rác hữu cơ (%) Tỉ lệ rác phi hữu cơ

(%)

Công ty Nhôm Đô Thành 0,415 5,6 94,4 Công ty TNHH Thành An 0,212 7,5 92,5 Công ty Park’s 0,156 8.7 91,3 Công ty CP phụ gia và sản phẩm Dầu

Mỏ APP 0,254 11,8 88,2 Công ty TNHH Ngọc Diệp 0,118 10,1 89,9 Doanh nghiệp tư nhân Hương Quảng 0,189 15,3 84,7

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 63 - 67)