Các thông số về chấtlượngnước và phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 51 - 54)

TT Thông số Phương pháp

phân tích Máy phân tích

1 pH TCVN 6492:2011

(ISO 10523:2008) Máy đo pH để bàn - pH211 2 Tổng N TCVN 5987:1995 Máy chưng cất, bình Kjendahl 3 Tổng P TCVN 6202:2008 Máy quang phổ UV 2700 4 TSS TCVN 6001-

1:2008

Máy xác định nồng độ oxy hòa tan

5 COD TCVN 6491:1999

(ISO 6060:1989) Bộ chưng cất hồi lưu 6 BOD5

TCVN 6001- 2:2008

Máy xác định nồng độ oxy hòa tan

7 Amoni (Tính theo N) TCVN 5988:1995 Máy chương cất và chuẩn độ 8 Sunfua (Tính theo H2S) TCVN 4567:1988 Bình chuẩn độ 9 Florua TCVN 6494:1999 Máy sắc ký trao đổi ion 10 Asen (As) TCVN 6626:2000 Máy phân tích kim loại AAS 11 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 Máy phân tích kim loại AAS 12 Thủy Ngân (Hg) TCVN 7877:2008

(ISO 5666:1999) Máy phân tích kim loại AAS 13 Cadimi (Cd) TCVN 6197-2008 Máy phân tích kim loại AAS 14 Dầu mỡ khoáng TCVN 7875:2008 Máy quang phổ hồng ngoại 15 Colifrom TCVN 8775:2011 Tủ nuôi cấy

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước được tiến hành dựa theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (National Technical Regulation on Indus trial Wastewater) QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.

Các số liệu thu được từ điều tra sơ cấp và thứ cấp được xử lý trên máy tính bằng phần mềm MicrosoftExcel 2010.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 GIỚİ THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ, HUYỆN GIA LÂM 4.1.1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp

KCN Phú Thị: Thuộc đia bàn xã Phú Thị huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. KCN Phú Thị có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

-Phía Tây giáp xã Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội

-Phía Đông giáp tuyến đường giao thông Hà Nội – Thuận Thành Bắc Ninh

-Phía Nam cách quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng 300m. -Phía Bắc giápxã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội

-Diện tích KCN Phú Thị: 21,967 ha. Trong đó: 14,5 ha diện tích đất công nghiệp. Còn lại là diện tích đất dịch vụ, cây xanh và công trình công cộng.

-KCN Phú Thị có giao thông thuận lợi trên trục đường quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội – Thuận Thành, Bắc Ninh. Cách trung tâm thành phố Hà Nội.

Hình 4.1. Vị trí khu công nghiệp Phú Thị

Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý: KCN Phú Thị thuộc địa giới hành chính của huyện Gia Lâm. Huyện Gia Lâm : phía bắc giáp thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Về địa hình: Huyện Gia Lâm nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m đến 6,8m.

Về địa chất: Gia Lâm có lịch sử hình thành do quá trình trầm tích tích tụ, chủ yếu là đất pha cát, điều kiện địa chất thuận lợi cho công tác xây dựng.

Về khí hậu thời tiết:

KCN Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh và hè nóng ẩm mưa nhiều. Thời tiết các tháng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, nước thải tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phú thị gia lâm hà nội (Trang 51 - 54)