Chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện nghi lộc ( tỉnh nghệ an) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 35 - 50)

1.1.2 .Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở huyện Nghi Lộc

1.2 Đảng bộ huyện Nghi Lộc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở

1.2.2. Chỉ đạo thực hiện

Năm 2001, năm đầu tiên của thế kỉ XXI và cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV, Nghi Lộc tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, huyện Nghi Lộc tập trung huy động nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đầu tƣ phát triển, trƣớc hết là đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp huyện Nghi Lộc đã chỉ đạo các xã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, tăng tỉ lệ giống lúa lai, lạc lai, các

giống cây con có năng suất cao vào sản xuất. Triển khai thực hiện đúng tiến độ giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163 của Chính phủ, đồng thời chỉ đạo thực hiện Chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy về chuyển đổi, chuyển nhƣợng đất nông nghiệp.

Năm 2001 cũng là năm Nghi Lộc tập trung cao cho nhiệm vụ huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ xây dựng kênh bê tông, đƣờng nền cứng và các công trình khác. Huyện cũng đã chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng để tỉnh và Trung ƣơng thi công các công trình trên địa bàn nhƣ: mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46, Tỉnh lộ 534, đƣờng tránh thành phố Vinh. Việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn giai đoạn 2001 – 2005: vào ngày 13.7.2001, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, Nghị quyết số 04-NQ/HU về tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng giai đoạn 2001 - 2003. Mục tiêu của Nghị quyết số 03 là xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn Nghi Lộc cơ bản hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2005, hệ thống đƣờng giao thông từ huyện đến trung tâm các xã đƣợc rải nhựa hoặc bê tông 100% với chiều dài 72 km; đƣờng liên xã, liên thôn cơ bản đƣợc rải nhựa, bê tông hoặc cấp phối với tổng chiều dài 1.200 km. Nghị quyết 04 đặt ra mục tiêu là: xây dựng hệ thống kênh mƣơng bê tông toàn huyện để đảm bảo tƣới tiêu cho 8.000 ha lúa và đầu tƣ phát triển hệ thống thủy lợi vùng màu, tiêu úng cho trên 4.000 ha lạc và cây công nghiệp ngắn ngày. Phấn đấu đến năm 2003, kiên cố hóa thêm 270 km kênh mƣơng bê tông.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, BCH Đảng bộ huyện Nghi Lộc cũng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Ngày 13.7.2001, BCH Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU về củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, xóa cơ sở yếu kém, từng bƣớc giảm xóm không có chi bộ, không có đảng viên. Tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên và năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, dồn sức chỉ đạo khắc phục các khâu yếu, mặt yếu trong từng tổ chức Đảng, tập trung xây dựng hệ thống chính trị

vững mạnh đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Phấn đấu đến năm 2005 có từ 90-93% số xóm có chi bộ, có đảng viên, không còn Đảng bộ, chi bộ yếu kém; có 70% Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong sạch vững mạnh. Mỗi Đảng bộ vùng giáo trong nhiệm kỳ kết nạp đƣợc ít nhất từ 2-3 đảng viên, giảm 1-3 xóm hiện nay chƣa có chi bộ Đảng. Để thực hiện tốt các mục tiêu nêu trên Đảng bộ huyện Nghi Lộc cùng các chi bộ cơ sở đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

- Tập trung củng cố tố chức, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng, nội dung sinh hoạt Đảng; lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Thƣờng xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, r n luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Ban Thƣờng vụ, Ban chấp hành, trong Đảng bộ và toàn dân để xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh.

Tập trung sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quần chúng sau Đại hội cho phù hợp. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cấp ủy và bí thƣ chi bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ cơ sở; phấn đấu đến năm 2005, mỗi cơ sở có từ 2-3 cán bộ lãnh đạo có trình độ đại học.

Tập trung xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, các chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và các chƣơng trình công tác cụ thể, sát thực hàng năm của từng Đảng bộ,chi bộ cơ sở; tập trung hƣớng sự lãnh đạo của cấp ủy vào những khâu yếu, mặt yếu để phấn đấu vƣơn lên đạt chuẩn Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh.

Chấn chỉnh và duy trì chế độ sinh hoạt, nề nếp, nghiêm túc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với từng loại hình chi bộ, thực hiện tốt công tác quản lí, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, đƣa chế độ học tập lí luận chính trị vào nề nếp nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ mọi mặt cho đội ngũ đảng viên. Duy trì thƣờng xuyên và nghiêm túc chế

độ tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) nhằm nâng cao chất lƣợng trong các tổ chức cơ sở Đảng và cấp ủy Đảng cơ sở.

Đổi mới công tác đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng tiêu chuẩn Đảng bộ, chi bộ TSVM để các tổ chức cơ sở Đảng đăng kí phấn đấu ngay từ đầu năm, đồng thời xác định rõ đƣợc chức năng nhiệm vụ và những mặt yếu kém tồn tại để tập trung khắc phục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cơ sở Đảng TSVM.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra để kịp thời uốn nắn, khắc phục những yếu kém tồn tại trong công tác điều hành lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chƣơng trình, nghị quyết đồng thời phát hiện và xử lí kịp thời những dấu hiệu vi phạm trong các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên

- Tập trung chỉ đạo xóa Đảng bộ, chi bộ yếu kém

Căn cứ vào kết quả phân loại hàng năm của huyện, các Đảng ủy, Chi ủy cơ sở tập trung rà soát lại những yếu kém tồn tại trong từng chi bộ, Đảng bộ; tìm rõ nguyên nhân để xây dựng kế hoạch tập trung khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng phong trào cơ sở, phấn đấu trở thành đơn vị khá và vững mạnh.

Các phòng, ban, nghành đoàn thể cấp huyện căn cứ vào kết quả phân loại cơ sở Đảng hàng năm để xây dựng kế hoạch và có biện pháp tập trung chỉ đạo giúp những cơ sở yếu kém.

Đối với Đảng bộ Nghi Công: Thành lập đoàn công tác bao gồm một số cán bộ các ban Đảng, nhà nƣớc, đoàn thể cấp huyện xuống nghiên cứu đánh giá đúng tình hình, tìm rõ nguyên nhân yếu kém của Đảng bộ Nghi Công; từ đó giúp cơ sở Nghi Công xây dựng chƣơng trình kế hoạch củng cố tổ chức, phong trào; từng bƣớc xóa yếu kém, phấn đấu trở thành đơn vị khá trong những năm tới.

- Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng cơ ở chính trị trong vùng giáo, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng hoạt động của các đoàn thể quần chúng nơi chƣa có chi bộ Đảng; tăng cƣờng bồi dƣỡng quần chúng ƣu tú vào Đảng, từng bƣớc giảm xóm không có chi bộ, không có đảng viên.

Các phòng, ban, nghành, đoàn thể cấp huyện tập trung giúp đỡ cơ sở khảo sát kỹ tình hình kinh tế- xã hội và chất lƣợng hoạt động của các tổ chức

quần chúng nơi chƣa có chi bộ Đảng, tìm rõ nguyên nhân yếu kém, mất trắng để xây dựng kế hoạch giúp đỡ cơ sở khắc phục khó khăn, giải quyết tình trạng yếu kém mất trắng chi đoàn, chi hội cơ sở; củng cố kiện toàn cơ sở chính trị hoạt động có hiệu quả.

Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế- xã hội và ƣu tiên các chƣơng trình, dự án nhằm đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ : Hội quán, đài truyền thanh, góp phần xóa đói giảm ngh o, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các xóm khó khăn chƣa có chi bộ Đảng lãnh đạo. Đồng thời cân đối ngân sách để hỗ trợ các đoàn thể quần chúng trong vùng giáo, vùng chƣa có chi bộ Đảng lãnh đạo có điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động nhằm thu hút tập hợp quần chúng vào tổ chức và bồi dƣỡng các nhân tố để kết nạp vào Đảng.

Tập trung xây dựng, bồi dƣỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán nơi chƣa có chi bộ Đảng, ƣu tiên xét chọn những cán bộ cốt cán tích cực, con em đảng viên vùng giáo có trình độ văn hóa gửi đi đào tạo ở các trƣờng trung cấp, đại học do huyện, tỉnh và TW mở để làm nòng cốt bổ sung lực lƣợng lâu dài cho cơ sở. Tiếp tục đầu tƣ ngân sách để mở các lớp bồi dƣỡng lí luận chính trị, tìm hiểu về Đảng cho quần chúng giáo dân với các chƣơng trình phù hợp tại huyện và cơ sở. Phân công cấp ủy và đảng viên k m cặp, bồi dƣỡng, kiên trì giáo dục thuyết phục đồng thời tổ chức giao nhiệm vụ để thử thách và hƣớng dẫn, giúp đỡ họ phấn đấu vào Đảng.

Tập trung củng cố hệ thống chính trị vùng giáo; xóa yếu kém, mất trắng các tổ chức chi đoàn, chi hội quần chúng; định rõ kế hoạch để từng bƣớc giảm xóm không có chi bộ, không có đảng viên, phấn đấu đến năm 2005 mỗi Đảng tập trung xóa đƣợc 1-3 xóm không chi bộ Đảng; 100% số xóm xây dựng đƣợc các đoàn thể quần chúng hoạt động có hiệu quả.

UBND Huyện nghiên cứu chỉ đạo sắp xếp lại quy mô xóm cho phù hợp với yêu cầu lãnh đạo và khả năng quản lý của cán bộ. Cấp ủy Đảng cơ sở nghiên cứu quy mô chi bộ cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt của đảng viên, có chính sách khuyến khích đảng viên chuyển sinh hoạt và cƣ trú về vùng khó

khăn chƣa có tổ chức Đảng để làm nòng cốt gây dựng phong trào, tập hợp quần chúng, phát triển tổ chức chính trị, tổ chức Đảng, phát triển đảng viên.

Với Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, Nghị quyết 01, 02, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động về trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Trƣớc những chủ trƣơng đó, Đảng bộ Nghi Lộc đã xác định phải quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phải thực sự đổi mới và tiên phong trong phong trào đổi mới. Đồng thời phải tích cực thực hiện đổi mới về tổ chức và cán bộ, đổi mới quan niệm và tƣ duy, phong cách và lề lối làm việc, quản lý giáo dục và r n luyện phẩm chất cán bộ Đảng, làm chủ mặt trận tƣ tƣởng, đảm bảo đoàn kết nhất trí trong Đảng để làm hạt nhân đoàn kết dân tộc.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, BCH Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.Trên tinh thần Đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc lần thứ XXV, tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên và năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, khắc phục những khâu yếu trong từng chi bộ, Đảng bộ.

Việc đổi mới các tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi vì tổ chức cơ sở Đảng là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị và trong quần chúng nhân dân. Tổ chức cơ sở Đảng là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, trực tiếp đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng vào hoạt động thực tiễn của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Đổi mới và chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên trƣớc hết phải làm cho cấp ủy và đảng viên cơ sở hiểu rõ chức năng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng theo những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc. Sứ mệnh lịch sử của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cũng nhƣ xây dựng chính quyền, xây dựng thành công CNXH. Vai trò lịch sử đó chỉ đạt đƣợc khi Đảng biết nâng cao trình độ lý luận và năng lực trí tuệ đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đúng đắn và khoa học. Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã xác định đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc lãnh đạo các thành phần kinh

tế phát triển đúng hƣớng, sản xuất hàng hóa ổn định ,cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Bên cạnh đó Đảng bộ cũng xác định phải sắp xếp các tổ chức cơ sở Đảng một cách hợp lý, đơn vị tổ chức cơ sở Đảng đƣợc sắp xếp gắn với đơn vị hành chính hoặc với đơn vị kinh tế. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng ở mỗi xã, mỗi thôn có một chi bộ hoặc tổ Đảng. Đặc điểm của huyện Nghi Lộc là một huyện có đông giáo dân. Ở các vùng giáo nhân dân các xứ họ đã tích cực phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sông, tuy nhiên công tác xây dựng Đảng còn nhiều yếu kém, chất lƣợng hoạt động của chi bộ thấp, các xóm giáo số lƣợng đảng viên ít, thậm chí không có đảng viên, không có tổ chức cơ sở Đảng. Đứng trƣớc tình hình đó, cấp ủy đã điều chuyển đảng viên hoặc phân công cấp ủy phụ trách các thôn xóm làm công tác vận động quần chúng thực hiện các nghị quyết của Đảng. Huyện ủy đã tổ chức các lớp học tập bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên vùng giáo về các chính sách nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Tăng cƣờng thông tin, tài liệu, báo chí cho các chi bộ Đảng, các đòan thể quần chúng trong vùng giáo. Đồng thời chấn chỉnh công tác giáo dục tƣ tƣởng trong tổ chức Đảng. Các xã thành lập Ban tuyên giáo, xây dựng hệ thống truyền thanh, nhiều xã có báo Nhân dân, báo Nghệ An. Tập trung hƣớng nội dung tuyên truyền giáo dục chính trị tƣ tƣởng xuống chi bộ, xóm. Đảng ủy cơ sở, Ban Thƣờng vụ các đoàn thể cấp xã trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ biến cho quần chúng nhân dân, đặc biệt những nơi chƣa có chi bộ.

Gắn với việc triển khai Nghị quyết TW6 (lần 2), Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã tiến hành rà soát đánh giá lại chất lƣợng hoạt động của các chi bộ Đảng và vai trò của từng đảng viên trong vùng giáo. Các Đảng ủy cơ sở tập trung xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các chi bộ Đảng, xóa chi bộ yếu kém; bồi dƣỡng, giúp đỡ đảng viên phấn đấu giữ vững phẩm chất chính trị, khắc phục khó khăn để vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã rà soát việc thực hiện các chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc đối với các cán bộ đảng viên giáo,

nhất là chính sách khen thƣởng huân huy chƣơng và chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng theo Nghị định 28CP của Chính phủ. Điều đó đã có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện nghi lộc ( tỉnh nghệ an) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 35 - 50)