Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện nghi lộc ( tỉnh nghệ an) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 58 - 66)

1.1.2 .Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở huyện Nghi Lộc

2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện

2.2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên

Giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 4 ( khóa XI) đã đánh giá sẽ góp phần trực tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, giúp xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, vì: “Đảng viên tốt thì chi bộ tốt, chi bộ tốt thì Đảng vững mạnh và cách mạng thắng lợi”.

Với nhận thức công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quyết định mọi thắng lợi, coi việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên là quan trọng nhất, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã để ra các chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo nâng cao chất lƣợng cán bộ, đảng viên.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Nghi Lộc gồm nhiều thế hệ khác nhau. Có nhiều đảng viên lão thành cách mạng, cán bộ

tiền khởi nghĩa 40, 50 năm tuổi đảng. Số đảng viên vào Đảng trƣớc năm 1975 chiếm khoảng 40%, đó là những thế hệ đảng viên đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng chiến đấu lâu dài, gian khổ, đầy hy sinh, thử thách, kiên định lập trƣờng cách mạng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo và vận động quần chúng.

Phần lớn đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Nghi Lộc kết nạp sau năm 1975, trƣởng thành trong thời kỳ đổi mới. Số đảng viên này có mặt mạnh là tuổi còn trẻ, sức khoẻ tốt, có trình độ học vấn cao, chuyên môn nghiệp vụ khá, năng động, nhạy bén, tính thích ứng cao, có khả năng tiếp thu nhanh cái mới. Song một số đảng viên thiếu kinh nghiệm tổ chức thực tiễn đặc biệt là trong công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.[xem phụ lục bảng 2.1 trang 98]

Qua phân tích, đánh giá cho thấy, đa số đội ngũ cán bộ đảng viên có quan điểm, lập trƣờng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tƣởng của Đảng, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, Nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; phục tùng sự phân công của Đảng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công; có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, luôn lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tích cực chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt của dân; phát huy đƣợc vai trò tiền phong gƣơng mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, tích cực làm công tác phát triển đảng viên.

Tuy nhiên, một hạn chế trong đội ngũ đảng viên ở Nghi Lộc, đặc biệt là đảng viên khối nông thôn là tính cục bộ, bản vị, nể nang còn khá nặng nề. Trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng không đồng đều, có sự chênh lệch giữa các thế hệ đảng viên… Vì vậy, gây ra những khó khăn nhất định trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đảng viên ở Nghi Lộc đƣợc cấp uỷ các cấp quan tâm chỉ đạo và thu đƣợc nhiều kết quả. Đây cũng là nội dung trọng tâm,

xuyên suốt và cấp bách nhất trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Tổ chức Đảng không thể trong sạch, vững mạnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên chất lƣợng thấp, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống. Do đó cần đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mục đích, lý tƣởng của Đảng, về phẩm chất đạo đức, tƣ cách ngƣời đảng viên cộng sản qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt coi trọng và tổ chức tốt việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên qua thực tiễn công tác và sinh hoạt Đảng, qua gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong cơ quan, đơn vị. Ngày 07.11.2006, Bộ Chính trị BCH Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị tƣ tƣởng sâu rộng trong toàn Đảng và toàn dân. Sau Hội nghị triển khai ở huyện Nghi Lộc, các cơ sở đều tổ chức học tập và quán triệt sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các chuyên đề về tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Các hoạt động tuyên truyền, thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức của Hồ Chí Minh đƣợc phát động rộng khắp. Sau học tập, các tổ chức Đảng đều tổ chức cho cán bộ, đảng viên đăng kí làm theo tấm gƣơng của Hồ Chí Minh. Nhiều việc làm thiết thực, nhiều tấm gƣơng điển hình trong học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh xuất hiện nhƣ: phong trào thực hành tiết kiệm giúp đỡ hộ ngh o của Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh huyện…Các điển hình trên lĩnh vực phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh trật tự, công tác xây dựng Đảng…có sức mạnh cổ vũ, động viên phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực.

Đảng bộ huyện Nghi Lộc và các cấp cơ sở thƣờng xuyên cung cấp thông tin về tình hình quốc tế và trong nƣớc, nâng cao cảnh giác cách mạng, sức đề kháng cho cán bộ đảng viên trƣớc những tiêu cực xã hội; thông tin về những biểu hiện và mức độ suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống để cán bộ đảng viên chủ động phòng ngừa, phát hiện, phê phán, đấu tranh. Chủ động tạo dƣ luận trong đơn vị để phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm kỷ luật, đạo đức, tƣ cách đảng viên.

Các tổ chức cơ sở đảng đều xây dựng kế hoạch và tổ chức cho đảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Trong 5 năm (2005- 2010) đã có 3.467 đảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hàng chục ngàn lƣợt đảng viên tham gia học tập bồi dƣỡng về trình độ lý luận chính trị; trên một ngàn lƣợt bí thƣ chi bộ, cấp uỷ viên cơ sở đƣợc tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ huyện Nghi Lộc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở vùng giáo với yêu cầu cán bộ, đảng viên không chỉ có chuyên môn nghỉệp vụ đảm bảo tiêu chuẩn chức danh mà còn am hiểu công tác tôn giáo. Việc tăng cƣờng bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên vùng giáo đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức: tập huấn ngắn ngày, tham quan học tập mô hình thực tế, mở các lớp bổ túc văn hóa, bồi dƣỡng chính trị...Tiếp tục quán triệt hƣớng dẫn và thực hiện tốt Quy định 123- QĐ/TW ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Bộ Chính trị quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với ngƣời có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo. Đảng bộ huyện Nghi Lộc tăng cƣờng phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, với các gia đình, dòng họ, các chức sắc tôn giáo để vận động phát triển hội viên, đoàn viên, đảng viên. Công tác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên ở các chi bộ vùng giáo đƣợc cấp ủy, chi bộ quan tâm. Năm 2005-2007, Đảng bộ huyện đã mở lớp bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho 120 đảng viên là ngƣời công giáo đồng thời quan tâm bố trí đảng viên có đạo, sinh viên tốt nghiệp là ngƣời công giáo vào các vị trí công tác ở địa phƣơng, đơn vị. Các chi bộ thƣờng xuyên động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên phát huy năng lực, tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ. Từ năm 2000 đến năm 2007, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã đào tạo đƣợc 22 đảng viên công giáo có trình độ Trung cấp trở lên, có 55 đảng viên công giáo đƣợc đảm nhận các chức vụ trong bộ máy lãnh đạo Đảng, nhà nƣớc và các đoàn thể quần chúng cơ sở, trong đó có 5 ngƣời là bí thƣ, phó bí thƣ Đảng ủy và phó chủ tịch HĐND, UBND, chủ tịch UBMTTQ xã. Các chi ủy chi bộ cũng chấp hành nghiêm việc quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên, duy trì khá đều sinh hoạt định kỳ.

Qua sinh hoạt, các cán bộ, đảng viên đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dƣỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của ngƣời đảng viên; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cƣờng đoàn kết, thống nhất, gắn bó chia sẻ tình thân ái, đồng chí đồng đội. Chi bộ đã thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và phê bình một cách thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc và chân thành. Các chi bộ đã coi phê bình, tự phê bình là thứ vũ khí sắc bén giúp chi bộ, đảng viên phát huy ƣu điểm, kịp thời phát hiện, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Bên cạnh đó, các chi bộ đã quan tâm làm tốt công tác giáo dục, bồi dƣỡng quần chúng ƣu tú trở thành đảng viên nhất là đảng viên vùng giáo đồng thời chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Đảng bộ huyện Nghi Lộc tăng cƣờng kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thi, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác; việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không đƣợc làm, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng...Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã chủ động phối hợp với cấp ủy địa phƣơng để kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân nơi cƣ trú.

Công tác phát triển đảng viên đƣợc các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo thực hiện từ việc tạo nguồn, giúp đỡ quần chúng cho đến việc tổ chức bồi dƣỡng, kết nạp. Năm 2005, Đảng bộ huyện Nghi Lộc có 73 tổ chức cơ sở gồm 11.531 ngƣời [19, tr. 157]. Cấp uỷ các cấp đã làm tốt công tác phân công đảng viên trong việc theo dõi, bồi dƣỡng, giúp đỡ đối tƣợng là cảm tình Đảng, đảm bảo việc kết nạp đảng viên mới đúng tiêu chuẩn và thủ tục quy định. Kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng sức chiến đấu, đảm bảo sự kế thừa của Đảng. Để nâng cao chất lƣợng công tác kết nạp đảng, một mặt chi bộ chủ động làm tốt công tác giáo dục, bồi dƣỡng tạo nguồn phát triển Đảng. Nguồn phong phú thì tổ chức Đảng càng có điều kiện lựa chọn kỹ càng, chất lƣợng nguồn tốt sẽ cho những đảng viên có chất lƣợng cao. Chính vì vậy, thông qua

các hoạt động đặc biệt là các hoạt động của Đoàn thanh niên, cấp ủy các cấp đã phát hiện những đối tƣợng tiềm năng để từ đó tăng cƣờng bồi dƣỡng, giúp đỡ, thử thách và kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Số lƣợng đảng viên mới đƣợc kết nạp vừa trẻ, năng động, nhạy bén với thời cuộc có quan điểm, lập trƣờng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tƣởng của Đảng, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Mặc dù công tác kết nạp đảng viên mới ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng ven biển, vùng giáo có nhiều khó khăn, trở ngại nhƣng với những biện pháp đúng đắn huyện ủy Nghi Lộc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt là kết nạp đảng viên là giáo dân.[xem phụ lục bảng 2.2 trang 99]

Ngày 28 tháng 3 năm 2008, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy (Khóa XXVI) đã đƣa ra Đề án 04- ĐA/ HU về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động các chi bộ trong vùng giáo”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01, Nghị

quyết 02 và Đề án 04, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tại các xóm giáo đƣợc cấp ủy Đảng các cấp chăm lo. Năm 2001, toàn huyện có 64 xóm chƣa có chi bộ và 36 xóm chƣa có đảng viên (hầu hết là các xóm giáo). Đến năm 2012, đã thành lập đƣợc 52 chi bộ đảng, giảm số xóm không có chi bộ xuống còn 12 xóm, kết nạp đảng viên tại 22 xóm, giảm số xóm không có đảng viên còn 14 xóm. Trong vòng 5 năm (2008-2012), các Đảng ủy vùng giáo đã chủ động mở đƣợc 9 lớp bồi dƣỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác cho bí thƣ, xóm trƣởng và các trƣởng chi hội, chi đoàn xóm giáo. Đội ngũ cán bộ cơ sở vùng giáo đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng, có 18/ 21 xã đƣợc tăng cƣờng cán bộ chuyên trách tôn giáo. Chất lƣợng cán bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị trong 21 xã vùng giáo đƣợc nâng lên, từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên đƣợc nâng lên, nhiều ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung kiên, không giao động trƣớc khó khăn thử thách, nhiều đảng viên có ý thức vƣơn lên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Công tác bồi dƣỡng phát triển đảng viên nói chung và đảng viên vùng giáo nói riêng đƣợc đặc biệt quan tâm. Ngoài việc theo dõi, phát hiện, tạo điều kiện cho quần chúng giáo dân tham gia các hoạt động, cấp ủy huyện

đã chỉ đạo đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp bồi dƣỡng nhận thức về Đảng đối với quần chúng là giáo dân ƣu tú. Ban Thƣờng vụ huyện ủy Nghi Lộc đã nghiên cứu, biên soạn lại các tài liệu, chƣơng trình, nội dung cho phù hợp với các đối tƣợng quần chúng giáo. Mở các lớp bồi dƣỡng nhận thức về Đảng tại các cụm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng là ngƣời Công giáo học tập (năm 2011 tại cụm Nghi Diên- Nghi Vạn bồi dƣỡng cho 33 quần chúng ƣu tú là ngƣời công giáo). Trong 5 năm (2008-2012), Huyện Nghi Lộc đã kết nạp đƣợc 17 đảng viên là giáo dân, nâng tổng số đảng viên công giáo trên toàn huyện là 130 ngƣời [44, tr.10].Bƣớc sang năm 2013, công tác phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Nghi Lộc gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là kết nạp đảng viên giáo dân. Năm 2013, Đảng bộ kết nạp đƣợc 302 đảng viên, trong đó có 3 đảng viên là ngƣời công giáo. Việc kết mạp đảng viên là giáo dân ngày càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lực lƣợng thanh niên hầu hết đi làm ăn xa, hơn nữa năm 2013 là năm vấn đề tôn giáo ở Nghi Lộc trở nên nổi cộm. Lợi dụng vấn đề tôn giáo những lực lƣợng phá hoại ra sức chống phá chính quyền, nói xấu đảng, kêu gọi giáo dân chống đối, không vào Đảng.

Việc phân công nhiệm vụ, quản lý, đánh giá xếp loại đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các chi bộ đều thực hiện khá tốt việc phân công công tác cho đảng viên. Việc đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm đƣợc thực hiện nghiêm túc, chất lƣợng. Phần lớn đảng viên đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể. Việc bố trí cán bộ là ngƣời Công giáo đƣợc quan tâm, cụ thể đến nay có 12 ngƣời làm bí thƣ chi bộ, 57 ngƣời làm xóm trƣởng; 24 ngƣời làm bí thƣ chi đoàn khối, xóm; 70 dồng chí làm chi hội trƣởng chi hội phụ nữ. Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã xây dựng đƣợc 521 cốt cán phong trào, trong đó có 447 cốt cán là giáo dân, 37 cán bộ công chức, 34 ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã.[xem phụ lục bảng 2.3 trang 100]

Việc thực hiện sinh hoạt tại nơi cƣ trú đƣợc thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, công tác đánh giá, xếp loại đảng viên đều đƣợc triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện nghi lộc ( tỉnh nghệ an) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 58 - 66)