7. Bố cục của luận văn
1.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo công tác thanh niên từ
1.2.1. Quá trình chỉ đạo
Quán triệt Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII "Về tăng cường công tác thanh niên trong tình hình mới", Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên thông qua nhiều chỉ thị, nghị quyết và đề án trực tiếp và có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên nhằm phát huy sức mạnh, vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ mới.
Đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) Tỉnh ủy đã có đề án số : 01- ĐA/TU ngày 20 tháng 3 năm 1997 về phát triển Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2000. Ngành Giáo dục - Đào tạo đã xây dựng chương trình hành động, từng bước triển khai đề án, chương trình quản lý giáo dục xuống cơ sở, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt đề án của Tỉnh ủy và chương trình hoạt động của ngành. Các chi bộ, Đảng bộ nhà trường kiên quyết ngăn chặn, tiến tới loại trừ các biểu hiện tiêu cực trong thi cử, tuyển sinh, hiện tượng học sinh nghiện hút, cờ bạc...đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục nhằm đảm bảo nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, tiếp tục quán triệt các quan điểm tư tưởng chỉ đạo giáo dục của Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX), nỗ lực phấn đấu làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với giáo dục đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết 04- NQ/TU "Về phát triển giáo dục - đào tạo thời kỳ 2001-2005" ngày 29-7-2002 nhằm đạt được nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại học, trà ở tất cả các ngành, bậc học theo hướng tiếp cận với trình độ cao, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với công tác quốc phòng - an ninh, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 05/CT-TU ngày 02- 6- 1997 "Về tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục quốc phòng trong tình hình mới" trên cơ sở quán triệt Nghị định 71/CP của Chính phủ (13/7/1994) và Chỉ thị 420/CT của Chủ thịch Hội đồng Bộ trưởng (30-12-1991) về giáo dục và đào tạo quốc phòng trong hệ thống các
trường chính trị, đoàn thể. Chỉ thị 05/CT-TU khẳng định nhiệm vụ công tác giáo dục: "tiếp tục quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ban ngành, Đoàn thể các cấp các văn bản về giáo dục quốc phòng của Đảng, Nhà nước, Quân đội, nâng cao nhận thức nhiệm vụ quốc phòng. Đây là yêu cầu vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" [84, tr.22]. Lực lượng thanh niên tập trung chủ yếu trong các nhà trường, vì vậy công tác giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường chính trị, đoàn thể, trong các trường phổ thông trung học, cao đẳng, đại học trên địa địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy xác định là một nhiệm vụ trọng tâm: "Tổ chức giáo dục và huấn luyện có hệ thống cho học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và học viên ở các trường chính trị, hành chính của tỉnh, huyện. Đưa chương trình giáo dục quốc phòng thành môn học chính thức trong các nhà trường (kể cả trường chính trị, hành chính tỉnh, huyện)" [84, tr.22]. Việc tổ chức thực hiện, Tỉnh ủy yêu cầu cơ quan quân sự tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, hoàn chỉnh hệ thống, chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng cho các đối tượng học tập trong nhà trường.
Sau khi được tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc CNH, HĐH. Vấn đề này đã tác động mạnh tới lối sống, đạo đức của thanh niên. Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong thanh thiếu niên vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề quan tâm lớn của toàn xã hội. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 13/CT- TU ngày 28-10-1998 "Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phòng ngừa ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên". Chỉ thị yêu cầu ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ của mình có những hình thức, biện pháp tham gia góp phần vào việc phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên đạt hiệu quả cao. Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải nâng cao trách nhiệm, chỉ đạo lực lượng Công an - Đoàn thanh niên tổ chức thành lập ban chỉ đạo thực hiện và
có các hình thức, biện pháp thực hiện hiệu quả, kìm chế sự gia tăng của tội phạm, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.
Đối với việc phát triển khoa học - công nghệ, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Đề án 01/ĐA- TU, nêu nhiệm vụ cụ thể cho công tác thanh niên là phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo nhân lực. Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục hướng nghiệp và các trường dạy nghề, phấn đấu chỉ tiêu đến năm 2005 có 30% lao động được đào tạo, 30- 40% cán bộ khoa học công nghệ được đào tạo lại, đến năm 2010 có 70% lao động được đào tạo nghề [84, tr.246].
Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị 03/CT-TU ngày 18-2-1998 cho các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm chỉnh và vận động nhân dân cùng thực hiện các yêu cầu và quy định về xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong việc cưới, tang lễ, mừng thọ gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư". Trong đó, yêu cầu với Đoàn Thanh niên như sau: "Đoàn Thanh niên chỉ đạo xây mô hình, mẫu hình về việc cưới trong thanh niên, tổng kết rút kinh nghiệm để nhanh chóng nhân được mô hình trong toàn tỉnh" [84, tr.60], đồng thời phải coi đây là việc làm có tính cấp bách, bức xúc vừa có tính lâu dài, nhằm thực hiện chỉ thị có hiệu quả, đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng và kỷ luật.
Bên cạnh những chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo trực tiếp đối với công tác thanh niên, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc còn giao cho các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên thực hiện các chương trình, đề án, nghị định liên tịch nhằm phát triển phong trào thanh niên và công tác thanh niên đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH.