Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61 - 90)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Vĩnh Phúc

2.2.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Nhận thức về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhận định "Ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn liền với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêc phát triển kinh tế - xã hội, được lồng ghép trong các hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng" [84, tr.379]. Từ đó, đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố quyết định với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc CNH, HĐH. Tỉnh ủy chỉ đạo: "Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên học tập, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo công nghệ thông tin" [84, tr.383]. Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp Thanh niên phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các cấp, ngành hướng dẫn, vận động thanh niên đóng góp thiết thực, tham gia chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong sự phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, thu nhập của người lao động thấp, thiếu việc làm khá phổ biến, đời sống nhân dân tuy được nâng cao nhưng còn nhiều khó

khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết số 03- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV nêu quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phát triển lực lượng sản xuất, phát huy nguồn lực con người. Một trong những mục tiêu cơ bản là "đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, phân công lại lao động xã hội, trong đó chuyển phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành phi công nghiệp ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp, văn minh, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi sinh, môi trường được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện và nâng cao" [84, tr.405- 406]. Thực hiện mục tiêu đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và Tỉnh đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Nghị quyết 03- NQ/TU như khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh nông thôn vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X về "Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại" và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, trong đó cải cách hành chính được xác định là một giải pháp chủ yếu để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các

cấp ủy Đảng chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phát huy vai trò của các đoàn thể, trong đó có Tỉnh đoàn đối với công tác cải cách hành chính. Các cơ sở Đoàn trong các đơn vị hành chính cần phối hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng quy chế đưa cán bộ trẻ, có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong một số chuyên ngành quan trọng mà tỉnh đang cần như kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, viễn thông, chế tạo máy...

Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nêu lên quan điểm và mục tiêu của công tác dân vận là phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở; phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các tổ chức của thanh niên là phải xác định được mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng nguyên tắc tổ chức, định ra các chương trình hoạt động trong từng thời kỳ, thực hiện tốt chế độ làm việc giữa các cấp ủy Đảng với lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh. Tỉnh đoàn phải tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp thanh niên, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo đạo. Phát huy các hình thức tổ chức tự nguyện, tự chủ, tự quản của Đoàn thanh niên ở cơ sở. Các tổ chức thanh niên xây dựng tổ chức theo hướng coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, tích cực xây dựng cơ sở vững mạnh, xóa bỏ cơ sở yếu kém.

Thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TW ngày 13 - 4 - 2007 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập", Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác khuyến học, khuyến

tài, xây dựng xã hội học tập. Tỉnh đoàn phải phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học các cấp tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài bằng những hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng thời có những chính sách khuyến học cụ thể, kịp thời phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những tài năng trẻ.

Từ năm 2006 - 2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc liên tiếp có những chỉ đạo công tác giáo dục an ninh, quốc phòng cho thanh niên. Thông qua các chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ an ninh, trật tự, Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Tỉnh đoàn triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các chỉ thỉ thị này đến đoàn viên, hội viên nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho thanh niên về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ trật tự xã hội. Huy động toàn bộ thanh niên cùng toàn xã hội tham gia xây dựng thế trật an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh vững chắc trong mọi tình huống.

2.2.2. Những kết quả đạt được

Triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thanh niên trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (12 - 2005), công tác thanh niên và phong trào thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ từ năm 2006 đến 2010 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

- Công tác giáo dục, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh

chính trị; đạo đức, lối sống văn hoá và ý thức pháp luật cho thanh niên.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên được Tỉnh Đoàn duy trì thường xuyên, gắn với các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh Vĩnh Phúc, tạo nên những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan tỏa trong đoàn viên thanh niên với những nội dung gần gũi thiết thực, hình thức phù hợp các đối tượng thanh niên, đấu tranh chống

các quan điểm sai trái về vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tổ chức diễn đàn thanh niên, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên bày tỏ ý kiến và nâng cao nhận thức của mình. Các hoạt động tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Đảng được triển khai, thực hiện nghiêm túc thông qua các lớp học tập, với đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, như: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, và các Chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa X.

Quán triệt Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (11 - 2006), “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, công tác thanh niên và phong trào thanh niên hoạt động có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc học tập và làm theo lời Bác” với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Cụ thể hoá các nội dung của cuộc vận động: Xây dựng tình đoàn kết, tương thân tương ái vì cộng đồng, chống bàng quan, vị kỷ cá nhân; xây thái độ học tập say mê, nghiêm túc, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, tiến quân vào khoa học công nghệ, chống tiêu cực gian dối, không trung thực; xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, chống ỷ lại, lười lao động; xây ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, chống tham nhũng lãng phí xa hoa; xây ý thức công dân, thói quen ứng xử văn hoá, chống lai căng tự do tuỳ tiện vô kỷ luật (gọi tắt là 5 xây, 5 chống) thành các tiêu chí rèn luyện tuổi trẻ Vĩnh Phúc.

Để tuyên truyền và tuyên dương về tấm gương tuổi trẻ làm theo lời Bác, Tỉnh Đoàn đã tổ chức cuộc thi "Kể chuyện về tấm gương thanh niên làm theo lời Bác" ở 3 cấp. Cuộc thi đã thu hút nhiều thí sinh dự thi và được đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân cổ vũ. Toàn tỉnh có 268 cơ sở Đoàn tổ chức Hội thi, 7/13 huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức cuộc thi cấp huyện với tổng số 6.480 thí sinh dự thi ở hai cấp và đã lựa chọn được 11 thí sinh về dự cấp tỉnh. Đối với đoàn viên thanh niên khối trường phổ thông, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn đã phối hợp với ngành giáo dục, định kỳ tổ chức

"Giờ học về đạo đức Hồ Chí Minh". Kết quả toàn tỉnh đã tổ chức được 7.963 giờ học về đạo đức Hồ Chí Minh [2, tr.208].

Tăng cường giáo dục truyền thống, coi trọng giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn và quê hương Hai Bà Trưng anh hùng. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu; tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Nâng cao vai trò tự giáo dục và khả năng sáng tạo của thanh niên trong hoạt động thực tiễn. Phối hợp với Cựu chiến binh, Hội cựu Thanh niên xung phong triển khai chương trình phối hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ giai đoạn 2008 - 2012, tổ chức "Lễ thắp nến tri ân" tại các nghĩa trang liệt sĩ. Từ năm 2007 - 2010, huyện Đoàn Yên Lạc phối hợp với Hội cựu chiến binh huyện Yên Lạc tổ chức được 170 lượt thăm viếng tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, nhà truyền thống, nhà truyền thống, các di tích thu hút 19.500 lượt đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhi đồng tham gia [47, tr.10]. Ngày 01 - 9 - 2010, Ban thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài Lý Tự Trọng và Kim Đồng. Đây là công trình thanh niên của tuổi trẻ Vĩnh Phúc thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III; chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2011), 70 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2011).

Trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên được triển khai có hiệu quả thông qua các chương trình: Khi tôi 18; Học kỳ quân đội; Nét bút tri ân... Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa được triển khai qua các cuộc vận động như: ủng hộ xây dựng “Nhà bán trú dân nuôi” tại tỉnh Lai Châu; ủng hộ đồ dùng học tập cho thanh thiếu nhi trong tỉnh và các tỉnh khác (Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh). Công tác thanh niên tỉnh Vĩnh

Phúc được đổi mới và đa dạng hoá các hình thức giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể phát huy vai trò các thiết chế văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình tuyên truyền, giáo dục của Đoàn. Bên cạnh đó, trong phong trào thanh niên còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức trực quan sinh động như: tờ gấp, bản tin, sách ảnh, băng đĩa; dựng phim các tiểu phẩm, phóng sự, phục vụ cho các hoạt động. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hành 48.000 cuốn Bản tin “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc”, 2.500 băng cassete, đĩa CD có nội dung về tấm gương đạo đức của Bác tới các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh [2, tr.232]. Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Vĩnh Phúc, cổng thông tin điện tử tỉnh, Website Trung ương Đoàn, ra trang website: http//tinhdoanvinhphuc.vn, nhằm kịp thời tuyên truyền, phản ánh kết quả các hoạt động của tuổi trẻ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các cuộc vận động; phát hiện và biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, panô, băng rôn, bản tin trong nhà trường. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng được quan tâm. Toàn tỉnh phát triển mới và duy trì 21 báo cáo viên cấp tỉnh, 52 báo cáo viên cấp huyện, 1.014 tuyên truyền viên; 49 đội tuyên truyền ca khúc cách mạng cấp tỉnh, huyện, thị với 653 đoàn viên thanh niên tham gia [2, tr.233].

Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng và nâng cao ý thức trách nhiệm công dân cho thanh niên, là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục của Đoàn, góp phần hình thành văn hoá "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Vận động thanh niên gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng quy ước cộng đồng, tuân thủ quy định của tổ chức, giúp cho thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân, nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc

trong giai đoạn hiện nay. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ động phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức ra quân hưởng ứng tháng ATGT năm 2010 tại thành phố Vĩnh Yên. Chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền và tổ chức cho 100% ĐVTN ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT; tiếp tục chỉ đạo 100% các đơn vị trường học có Cổng trường trật tự ATGT, góp phần giảm thiểu tai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)