7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Về kết quả đạt được
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, sự phối hợp với các đoàn thể nhân dân về công tác thanh niên được tăng cường
Sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn nêu cao vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên. Từ đó, Đảng bộ tỉnh đã có nhiều chủ trương và chương trình hành động triển khai, mạnh dạn giao trọng trách quan trọng cho thanh niên và tổ chức Đoàn, góp phần tạo ra môi trường rèn luyện, đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên.
Thông qua việc triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác thanh niên, các cấp ủy Đảng đã quan tâm tăng cường sự lãnh đạo đối với Đoàn và Hội liên hiệp thanh niên nhằm xây dựng mặt trận đoàn kết thanh niên vững mạnh, phát triển phong trào thanh niên. Ngày 18 - 8 - 1999, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Chỉ thị số 24/CT- TU "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 04 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới" và thực hiện tiếp tục Đề án 03 về công tác thanh niên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện nghiêm túc. Tỉnh ủy phân công các cấp ủy phụ trách công tác thanh niên, định kỳ nghe Đoàn thanh niên báo cáo hoạt động, các cấp ủy cơ sở nhất là Bí thư chi bộ thường xuyên tham dự các sinh hoạt của chi đoàn, đảng viên trong độ tuổi phải tích cực tham gia công tác đoàn, đồng thời có chủ trương cụ thể giúp cho tổ chức đoàn và phong trào thanh
niên hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Ngày 12 - 5 - 2005, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về tăng cường công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã nêu rõ quan điểm: "công tác vận động, tập hợp, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời là trách nhiệm của từng gia đình và toàn xã hội, trong đó tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên giữ vai trò nòng cốt" [84, tr.307]. Như vậy, từ những quan điểm trên cho thấy phát triển nguồn lực thanh niên chính là đầu tư cho tương lai, là bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người của quê hương Vĩnh Phúc để thực hiện thắng lợi cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ hai, Đảng bộ luôn quan tâm, chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát triển và trưởng thành trong các phong trào thanh niên.
Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ đề ra chủ trương mà còn có những biện pháp tổ chức hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hơn các chương trình giáo dục của Đoàn, cải thiến nội dung, hình thức giáo dục, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, giúp thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập có rất nhiều thuận lợi xen kẽ với những khó khăn, Tỉnh ủy đã nhanh chóng chỉ đạo chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng ở cơ sở ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng hoài bão, xây dựng ý chí, khuyến khích thanh niên xóa đói giảm nghèo, lạc hậu, nêu cao tinh thần sáng tạo, tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến. Đồng thời chú ý giáo dục, bồi dưỡng giúp thanh niên vững vàng về chính trị, kiên định với lý tưởng của Đảng, có phẩm chất đạo đức, tài năng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 04/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Tỉnh ủy đã đưa ra Đề án 03 và Chỉ thị số 23/CT- TU tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện chủ trương, kế hoạch liên tịch như Chỉ thị số 13/CT- TU ngày 28 - 10 - 1998 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phòng ngừa ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong phong trào thanh thiếu niên. Thực hiện chỉ thị trên, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải nâng cao trách nhiệm, chỉ đạo lực lượng công an - Đoàn thanh niên tổ chức thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và có các hình thức, biện pháp thực hiện có hiệu quả, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.
Tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 (số 03- NQ/TU ngày 27 - 12 - 2006) nêu rõ nhiệm vụ:
- Về đào tạo ngành nghề: cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho
học sinh nông thôn vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong đào tạo, chú ý các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề và cho xuất khẩu lao động. Quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lượng lao động và có thể chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới.
- Về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động: Xây
dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Mở rộng ngành nghề, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới. Xây dựng và phát triển các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm dân cư tập trung ở khu vực nông thôn. Nghiên cứu thành lập cơ quan quản lý lao động ở nông thôn, giới thiệu lao động xuất khẩu. Ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động...
- Về chính sách hỗ trợ: Mở rộng các hình thức tín dụng ở nông thôn, tạo vốn sản xuất cho nông dân, tăng mức vay và có các chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay để nông dân đầu tư phát triển sản xuất, chuyển nghề, học sinh gia đình nghèo đi học nghề, học cao đẳng, đại học, các đối tượng sau cai nghiện ma tuý, hết thời hạn giáo dục bắt buộc, mãn hạn tù. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số về vốn, đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, về y tế, giáo dục, cải thiện về nhà ở; xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã vùng II và xã nghèo của tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Căn cứ Nghị quyết này, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội khác tổ chức thực hiện. Năm 2010, có 1.100 đoàn viên thanh niên được dạy nghề, giải quyết được 7.980 đoàn viên có việc làm, tổng số vốn cho vay phát triển kinh tế là hơn 75 triệu đồng [11, tr.36].
Bên cạnh đó, Tỉnh ủy rất sát sao chỉ đạo phong trào thanh niên tham gia vào các cuộc vận động khác như: Chỉ thị về việc thực hiện nếp sống văn minh, làm lành mạnh việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống (số 03/CT- TU ngày 18 - 2 - 1998); Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục - đào tạo; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng "Quỹ hỗ trợ nông dân"; "ngày vì người nghèo"; "Toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại"; "Thi đua học tập tốt"; "Học thực chất, thi thực chất"; "Tháng Thanh niên"; "Đền ơn đáp nghĩa" ; "Uống nước nhớ nguồn"...
Thứ ba, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội làm công tác thanh niên.
Bên cạnh việc giao những trọng trách quan trọng cho Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên tổ chức thực hiện, Tỉnh ủy luôn nêu rõ quan điểm công tác thanh niên là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời là trách nhiệm của từng gia đình và toàn xã hội. Xuất phát từ quan điểm đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ đạo cho các cấp ủy Đảng không chỉ nhanh chóng quán triệt nghị quyết mà còn chỉ đạo các cấp cơ sở phải thực hiện nghiêm túc, xây dựng chương trình hành động cụ thể, tăng cường công tác kiểm tra thực hiện. Việc tổ chức thực hiện, Tỉnh ủy giao cho Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình phát triển thanh niên Vĩnh Phúc, thực hiện các chiến lược phát triển thanh niên, trong đó cụ thể hóa các chương trình, các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để tổ chức thực hiện. Đồng thời chỉ đạo ủy ban nhân dân các huyện, thị, các cơ sở, ngành xây dựng chương trình thực hiện, huy động thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm sơ kết, đề ra giải phát để tiếp tục thực hiện.
Với vai trò đặc biệt của mình trong hệ thống chính trị - xã hội, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn xây dựng chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, giáo dục, tổ chức hoạt động thanh niên.
Ngoài việc còn phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn và Hội liên hiệp thanh niên triển khai các hoạt động thanh niên, Ủy ban nhân dân, các ngành còn chú ý đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh niên. Chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2011) đã có nhiều công trình thanh niên tiêu biểu như:
- Công trình xây dựng 02 tượng đài: Lý Tự Trọng và Kim Đồng được triển khai ngày 2 - 9 - 2010 trong khuân viên Trung tâm hoạt động Thanh
thiếu niên tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công trình thanh niên chào mừng các sự kiện lớn của đất nước và của tổ chức Đoàn; là sự tri ân của lớp đoàn viên, đồng thời là giáo dục ý chí, truyền thống cách mạng của tổ chức Đoàn, góp phần hình thành lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập và CNXH, xứng đáng là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Công trình chuyển giao khoa học, công nghệ và nối mạng tri thức cho thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc: Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai dự án “Công trình phổ cập tin học nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn”, Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức mở hàng trăm lớp phổ biến kiến thức tin học và kĩ năng truy cập Internet cho thanh niên ở cơ sở. Xây dựng 30 thư viện điện tử với trên 10.000 thông tin số đã được mã hóa tại các xã khó khăn, đầu tư trên 80 điểm chiếu phim với gần 1.000 đĩa phim [2, tr.259]. Với việc đầu thư nhiều trang thiết bị như: máy tính; tai nghe; đường truyên internet tốc độ cao; hệ thống âm thanh, sách, báo, đĩa DVD về khoa học kỹ thuật và hệ thống điện tử số hóa công tác chuyển giao tiến bộ KHKT đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Các công trình được chuyển giao đã và sẽ trở thành những điểm, giúp thanh niên phục vụ nhu cầu học tập và sản xuất kinh doanh. Đồng thời, trở thành nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt lành mạnh cho thanh niên, góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. - Công trình xây dựng phòng truyền thống tuổi trẻ Vĩnh Phúc: với 300 tài liệu, hiện vật và hình ảnh được trưng bày sinh động trên 100m2 đặt tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh. Phòng Truyền thống tuổi trẻ Vĩnh Phúc được sắp xếp theo các giai đoạn lịch sử và theo chủ đề, nhằm tôn vinh và ghi nhận những chặng đường phát triển vẻ vang của Đoàn thanh niên và tuổi trẻ Vĩnh Phúc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
- Công trình cổng trường trật tự an toàn giao thông: từ năm 2007, nhận được chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc triển khai việc xây dựng "Cổng trường trật tự an toàn giao thông" tới tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh nhằm việc giáo dục về ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông trong lứa tuổi học đường. Thông qua hoạt động này đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc được các cấp, các ngành và dư luận xã hội đánh giá cao, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, giảm thiểu các hành vi vi phạm an toàn giao thông, nhất là trong học sinh, sinh viên.
- Công trình xây dựng hệ thống Nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện, thị: nhận thấy nhu cầu rất lớn của thanh niên được thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi và mong muốn có một trung tâm học tập, vui chơi cho thanh niên có chất lượng, đủ tiêu chuẩn để tham gia sinh hoạt. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch và xây dựng tại mỗi huyện thị một nhà văn hóa thanh thiếu nhi có đủ điều kiện và cơ sở chính sách điều kiện và cơ sở vật chất do Đoàn thanh niên trực tiếp quản lý.
- Công trình thanh niên tình nguyện tham gia tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới: phong trào thanh niên tình nguyện được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia tình nguyện tại chỗ và tình nguyện tập trung theo đội hình tại các xã khó khăn trong tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như làm đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường... Qua phong trào đã góp phần giáo dục, rèn luyện và xây dựng lớp thanh niên biết sống đẹp, sống có ích.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các ngành xây dựng nhiều phong trào thanh niên, công trình thanh niên như: công trình xây dựng 25 trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tại các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh; mô hình giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên.... để phục vụ cho sinh hoạt,
học tập cho thanh niên, tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên rèn luyện về lối sống, đạo đức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giúp Đoàn thanh niên nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
Thứ tư, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng tăng cường công tác xây dựng Đoàn vững mạnh - là nền tảng vững chắc để tiến hành công tác giáo dục, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên rèn luyện trong môi trường xã hội.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp công