Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 54)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo công tác thanh niên từ

1.2.2. Những kết quả đạt được

Quán triệt quan điểm của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trong thời kỳ từ 1997 đến 2005 đạt được những kết quả như sau:

- Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và mặt trận đoàn kết thanh niên

Sau khi tái lập tỉnh, để mau chóng hòa nhập cùng phong trào chung của cả nước, được Trung ương Đoàn và Tỉnh uỷ chỉ đạo, Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc đã khẩn trương củng cố bộ máy tổ chức Đoàn, khắc phục mọi khó khăn tiến hành chuẩn bị đại hội Đoàn các cấp, trong đó tập trung để hoàn thành tốt Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XII.

Sau một thời gian chuẩn bị, Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức tại Vĩnh Yên từ ngày 18 đến ngày 20 - 9 - 1997. Tới dự đại hội có 175 đại biểu, đại diện cho trên 25 vạn đoàn viên thanh niên.

Đại hội đã thông qua Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời, đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ trước, cả về những thành tích và những mặt yếu kém, tồn tại. Đồng thời, Đại hội đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm:

- Công tác tổ chức, công tác cán bộ giữ vai trò quyết định nên phải không ngừng chăm lo công tác cán bộ;

- Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, ủng hộ của chính quyền, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể;

- Nội dung, hình thức phải luôn đổi mới phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ, nguyện vọng của thanh niên, bám sát nhiệm vụ chính trị;

- Thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo.

Phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn 1997 - 2002 được Đại hội xác định là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đoàn viên thanh niên, chuẩn bị hành trang cho thanh niên vững bước vào thế kỷ XXI. Tổ chức các hoạt động, phát động các phong trào mang tính xung kích của tuổi trẻ, góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương. Chăm lo xây dựng Đoàn vững mạnh về mọi mặt.

Đại hội đã đề ra năm nội dung và giải pháp cụ thể về các mặt hoạt động của Đoàn trong nhiệm kỳ 1997 - 2002.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 27 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Trì được bầu làm Bí thư. Đồng chí Hoàng Văn Toàn và Phạm Ngọc Luyến được bầu làm Phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII là Đại hội đầu tiên sau tái lập tỉnh, đã thể hiện được ý chí, quyết tâm rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Đại hội và tuổi trẻ Vĩnh Phúc bức trướng mang dòng chữ: “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc xung kích sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trong những năm 1997 - 2000, Tỉnh Đoàn tập trung xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức sau khi tái lập; tổ chức thành công đại hội Đoàn các cấp; tiến hành kiện toàn tổ chức hai huyện Đoàn Tam Dương và Bình Xuyên sau khi tách ra từ hai huyện Tam Đảo (8 - 1998). Đến tháng 10-1998, Đoàn thanh niên Vĩnh Phúc có 7 huyện, thị Đoàn, 3 Đoàn trực thuộc, 305 cơ sở Đoàn. Toàn tỉnh có 2.085 chi đoàn, với 46.917 đoàn viên trên tổng số 280.200 thanh niên trong độ tuổi [50, tr.194].

Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh” và Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là xây dựng, củng cố Đoàn trên địa bàn dân cư, đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 337 Đoàn cơ sở, 2.796 chi đoàn, 58.704 đoàn viên, tỷ lệ tập hợp đạt 46%, đã thành lập hai chi đoàn ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phúc và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Hải [50, tr.194]. Sau 5 năm thực hiện (2001 - 2005), hệ thống tổ chức Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ bản đã được củng cố và kiện toàn, nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn đã có chuyển biến tích cực.

Các cấp bộ Đoàn thường xuyên sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, củng cố, xây dựng cơ sở đoàn phù hợp với cơ chế quản lý mới. Hàng năm có 70% tổ chức Đoàn được xếp loại vững mạnh và khá. Số chi đoàn yếu kém giảm dần.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, khóa VIII về "Tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chứ Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh" và Chị thị số 23/CT-TU. Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo: Tiến hành khảo sát tình hình thanh niên lao động trong các doanh nghiệp. Trong năm 2005, các cấp bộ Đoàn đã tập trung vào xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tiến hành khảo sát tại huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh, chỉ đạo điểm thành lập tổ chức Đoàn, Hội tại Bình Xuyên, năm 2005 đã thành lập tổ chức Đoàn, Hội trong 04 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHTN cấp cơ sở, thành lập các chi hội, chi đoàn ở các khu công nghiệp, 100% xã, phường đã có tổ chức Hội LHTN. Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên của Đoàn - Hội được mở rộng với các mô hình phù hợp với từng địa phương, đơn vị, tỷ lệ tập hợp năm 2005 là 54,7 %, tăng 0,3 % so với năm 2004 [3, tr.3].

Công tác xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được xúc tiến mạnh mẽ. Đến tháng 6 - 1998, tỉnh đã xây dựng được 130 chi hội, 63 hội ngành nghề, thu hút 2.099 hội viên tham gia. Tháng 11 - 1999, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã được triệu tập. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 27 ủy viên, đồng chí Phạm Ngọc Luyến, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn được bầu làm Chủ tịch Hội. Đến năm 2000, số hội viên là 25.000 người; tổ chức được 46 Ủy ban Hội cơ sở, 06 Ủy

ban Hội cấp huyện. Các địa phương chưa thành lập được Ủy ban Hội đều có cán bộ Đoàn phụ trách công tác Hội [50, tr.195].

Công tác đào tạo cán bộ cũng được các cấp quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là sau khi thực hiện nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về công tác cán bộ. Trong 3 năm 1997 - 1999, 361 cán bộ Đoàn được cử tham gia các lớp trung, cao cấp lý luận. Hàng năm các cấp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn. Năm 1998, Tỉnh Đoàn đã tổ chức tập huấn cho 2.318 cán bộ Đoàn các cấp; năm 2000 mở nhiều lớp tập huấn cho bí thư cơ sở Đoàn và Đoàn trường học, đã có 290/337 bí thư, Phó Bí thư đoàn cơ sở, 1.820/2.829 bí thư chi đoàn được dự tập huấn. Nhiều năm Tỉnh Đoàn tổ chức tốt cuộc thi “Thi bí thư chi đoàn giỏi”. Cán bộ Đoàn được cung cấp tài liệu, sách báo [50, tr.194].

Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng được tăng cường. Các cấp bộ Đoàn đã phát động đoàn viên thanh nên phấn đấu rèn luyện để trở thành đảng viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Trong 3 năm 1997 - 1999, Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 8.212 đoàn viên ưu tú và 2.368 đoàn viên được kết nạp, chiếm 63,4% số đảng viên mới. Năm 2000, Đoàn đã giới thiệu 4.020 đoàn viên ưu tú cho Đảng, đã có 960 đoàn viên được kết nạp Đảng [50, tr.195]. Đặc biệt, trong năm 2005, các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai cuộc vận động "ĐVTN rèn luyện phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam"; toàn tỉnh đã phối hợp mở 21 lớp bồi dưỡng phát triển Đảng viên với 2.267 đoàn viên ưu tú tham gia; và đã giới thiệu kết nạp được 1.065 đảng viên trẻ [3, tr.3].

Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên dân tộc, tôn giáo được quan tâm, trong đó tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, Hội làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục thanh niên tham gia đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, chống phá khối đoàn kết toàn dân.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyên, giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, lối sống lành mạnh đối với thanh niên

Trong giai đoạn 1997 - 2005, công tác tuyên truyền, giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, khơi dậy truyền thống yêu nước, giáo dục ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trong năm 1997, các cơ sở Đoàn đã tổ chức 8 đợt tuyên truyền, giáo dục ở 100% cơ sở, tập trung góp ý xây dựng văn kiện đại hội Đoàn các cấp, quán triệt nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Đại hội XII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đoàn viên thanh niên. Năm 2000, tổ chức 06 đợt sinh hoạt chính trị lớn, tổ chức 715 diễn đàn thanh niên ở 100% cơ sở về xây dựng chỉnh đốn Đảng, thu hút 72.535 đoàn viên thanh niên tham gia [50, tr.189].

Hoạt động Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được triển khai với nhiều nội dung. Các cấp bộ Đoàn đã tích cực tổ chức các hoạt động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tuổi trẻ về Đảng. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được thông tin kịp thời tới đoàn viên qua tài liệu sinh hoạt chi đoàn. Nhờ vậy đoàn viên thanh niên nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và đóng góp ý kiến xác đáng vào xây dựng tổ chức Đảng ở địa phương, cơ sở.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết", trong những năm 2001 - 2005, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã xác định công tác giáo dục là nhiệm vụ cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và truyền thống cách mạng của Đoàn thanh niên đã có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao nhận thức chính trị,

bồi đắp lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức pháp luật cho thanh niên. Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với đoàn viên thanh niên, tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, của Trung ương Đoàn tới từng đoàn viên thanh niên, như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, các nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIII… Triển khai cho đoàn viên thanh niên học tập 6 bài học lý luận chính trị; nghiên cứu học tập những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp cho đoàn viên thanh niên nắm được đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó củng cố lập trường, chính trị, tư tưởng của mình đối với quê hương, đất nước.

Trong dịp bầu cử Quốc hội khóa IX (2001), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền tới đoàn viên thanh niên, để các cử tri thanh niên làm tốt nghĩa vụ công dân, tham gia vào công tác bầu cử, góp phần vào thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội ở địa phương với các hoạt động như: Tổ chức tập huấn cho đoàn viên thanh niên về Luật bầu cử, phát hành Bản tin sinh hoạt tới các chi đoàn, tổ chức diễn đàn "Cử tri trẻ với bầu cử Quốc hội khóa IX", phát động phong trào thi đua chào mừng ngày bầu cử Quốc hội... Nổi bật trong hoạt động này là Đoàn thanh niên các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên,...

Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên không ngừng được củng cố thông qua các lớp tập huấn báo cáo viên các cấp về tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ báo cáo viên được nâng cao. Hàng năm tỉnh Đoàn tổ chức từ 2 đến 3 lớp tập huấn cho các đồng chí làm công tác tuyên truyền.

Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên được thực hiện thường xuyên, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải đáp vướng mắc và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho đoàn viên thanh niên.

- Các chương trình phối hợp của các ngành với Đoàn thanh niên:

Công tác giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng được gắn với các dịp lễ lớn hàng năm và phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã ký kết với Hội cựu chiến binh tỉnh Kế hoạch 03 (6 - 1998) phối hợp hoạt động và tiếp đó có Kế hoạch liên tịch “Về giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thanh niên giai đoạn 1999 - 2002”.

Thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW ngày 21 - 1 - 1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 03/CT-TU ngày 18 - 2 - 1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ, hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống. Tỉnh Đoàn đã phát động cuộc vận động đoàn viên thanh niên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Năm 1998, Đoàn Thanh niên tổ chức 212 đám cưới mẫu, 100% đơn vị tổ chức được mô hình cưới mới: không hút thuốc, không uống rượu say, cô dâu mặc áo dài truyền thống. Nhiều cơ sở tổ chức đám cưới mới giảm đáng kể chi phí, như ở Thổ Tang, Bình Dương. Năm 2000, đã có hàng trăm đám cưới được tổ chức theo nếp sống mới [50, tr.190].

Đoàn phối hợp với các ngành tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham gia tiếng hát dân ca, bình chọn 21 ca khúc cách mạng của thế kỷ XX được thanh niên yêu thích…

Nhiều đơn vị cơ sở tổ chức được nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, hoạt động tích cực và có hiệu quả, thúc đẩy phong trào thanh niên hát những bài hát cách mạng, tạo hoạt động lành mạnh trong đời sống văn hóa. Đến năm 2000, toàn tỉnh đã tổ chức được 196 nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng với gần 2.000 đoàn viên thanh niên tham gia.

Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch liên tịch số 01/KH- LT “Về việc phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 1997-2000”. Trong 3 năm (1997-1999), Đoàn thanh niên phối hợp với ngành nông nghiệp và các ban ngành tổ chức được 671 lớp tập huấn, 316 đợt trình diễn kỹ thuật, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có quy mô lớn và thí điểm dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Năm 2000, toàn tỉnh tổ chức được 32 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 2.400 đoàn viên thanh niên, tổ chức xây dựng 21 câu lạc bộ khuyến nông với 680 hội viên. Tỉnh Đoàn đã phối hợp tổ chức thành công hai cuộc thi: “Thanh niên Vĩnh Phúc giỏi nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 54)