1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người
1.3. Con người dị biệt khác thường
Sự gần gũi với cuộc sống hiện tại đời thường chính là động lực để nhà văn Nguyễn Minh Châu mạnh dạn khám phá những vấn đề gai góc nhức nhối của cuộc sống, những số phận và tính cách dị biệt phức tạp nhiều ẩn số.
Nói về con người dị biệt khác thường có lẽ cũng khơng phải là nét mới chỉ có ở trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Chúng ta đã từng bắt gặp
Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái
điều này trong sáng tác của nhà văn Nam Cao với một Chí phèo, một Thị Nở…Cái nét xấu xí của Thị Nở, “xấu như ma chê quỷ hờn” với hành động “nguây nguẩy cái mông ra về” của Thị được Nam Cao đặc tả dường như càng để làm rõ sự chối bỏ của xã hội đối với Chí Phèo. Cịn đối với Nguyễn Minh Châu thì ơng quan niệm cái xấu xí dị thường như là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người và hoàn cảnh. Kiểu nhân vật dị biệt đó chính là sự khái qt sinh động những nghịch cảnh, những mặt đối lập, những mâu thuẫn phức tạp còn hiện hữu hay tiềm ẩn trong cuộc đời: cái thiện và ác, khát vọng và thực tế, nội dung và hình thức. Nguyễn Minh Châu đi tìm cái nét cao quý của tâm hồn con người khi ẩn dưới cái vẻ bề ngồi thơ kệch hay lạnh lùng. Đó là Quỳ trong Người dàn bà trên chuyến tàu tốc hành, là anh hoạ sĩ trong Bức
tranh, là lão Khúng trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát…
Tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lần theo cuộc phiêu
lưu của con tàu cuộc đời một người phụ nữ là Quỳ, một cơ gái xinh đẹp và có cá tính mạnh mẽ- qua nhiều ga khác nhau của chiến tranh và hồ bình. Hành trình nhọc nhằn đi tìm hạnh phúc và đi tìm chính bản thân mình của người con gái có một số phận thật kỳ lạ. Người đàn bà có tính cách rất riêng và số phận khơng bình thường ấy đã thực sự gây một ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc. Quỳ xuất hiện như một nhân vật rất mới lạ và độc đáo. Ở Quỳ nổi bật lên là một người đàn bà có cá tính mạnh mẽ, có ý thức rõ rệt về giá trị của mình, có khả năng làm chủ được mình. Quỳ được nhà văn miêu tả từ xa đến gần, từ vẻ đẹp bên ngoài đến cái phần phức tạp đầy biến động nhất của tâm hồn. Ngay ở sự xuất hiện của Quỳ cũng có gì đó gây sự chú ý cho người đọc.
“Đêm có trăng, một thứ ánh trăng sáng rỡ vằng vặc chiếu xuống ngồi bờ sơng, nhưng sát bên cửa sổ những tàu chuối to bản cùng những cành cây ăn quả um tùm che lấp gần hết, chỉ thấy một vài mảng vàng của ánh trăng rớt xuống một mái tóc đàn bà bng xỗ ơm trùm lấy một khn mặt khơng thể nào xác định được già hay trẻ, đẹp hay xấu” [8, 236]. Sáng hôm sau, Quỳ
hiện ra với “những bước đi thoăn thoắt nhưng đầy vẻ uyển chuyển duyên
Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái
và đặc biệt, ngồi trẻ con ra, tơi chưa hề được gặp một khuôn mặt người lớn
nào mà lại cứ luôn luôn thay đổi sắc thái như vậy” [8, 138]. “Cái dáng uyển chuyển đầy quyến rũ của một thân hình phụ nữ có chiều cao, thanh mảnh và đặc biệt bao giờ cũng đi đứng rất thẳng” [8, 149], luôn ám ảnh chúng ta mãi.
Nhưng ở chị có một số phận khơng bình thường. Một cơ nữ sinh Quỳ còn rất trẻ, hành trang chẳng có gì ngồi chiếc ba lơ và tuổi xuân đi vào Trường Sơn tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chị đã trải qua rất nhiều công việc từ đánh máy, diễn văn công, làm cấp dưỡng, giao liên, y tá, viết báo, gác nghĩa trang liệt sĩ, một dạo còn chỉ huy một đại đội lái xe toàn nữ…Vốn là một người con gái đẹp, thơng minh, lại có một lối sống “rất tự
nhiên, thoải mái, tận tâm với mọi việc và hết lòng đối với mọi người”, Quỳ đi
đâu cũng có người u và chị ln được mọi người cưng chiều “như một nàng
công chứa ở trong rừng” [8, 147]. Cũng như bao người con gái khác, Quỳ
cũng đã yêu nhưng tình yêu của chị lại mang nhiều bi kịch.
Ngay ở cái cách yêu, thể hiện tình yêu của Quỳ cũng rất lạ. Khi thầm yêu cũng là lúc Quỳ “sinh ra cái tính cầm cái gì trên tay cũng làm đổ, cũng
đánh vỡ”, lúc giáp mặt người yêu thì mặt chị “lúc nóng bừng như vừa được
lơi trong lửa ra, lúc tái nhợt như vừa mới vớt dưới nước lên”, Quỳ “vừa van lạy như một con nô lệ, vừa rút súng K54 ra doạ” [8, 151]. Khi ở xa nhau.
Người trung đoàn trưởng tên Hoà ấy như một bức tượng thánh để Quỳ làm một con chiên ngẩng mặt ứa lệ chiêm ngưỡng. Ấy thế mà đến khi được gần người yêu, Quỳ lại chán bởi thấy anh cũng chỉ là một người bình thường, như bao người khác, “cũng mừng rỡ hí hửng khi được thăng cấp”, “cũng ăn, ngủ,
đi lại, cũng chăn một đàn gà riêng, đánh một cái quần “xà lỏn” đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xấu sau lưng người kia” [8, 152]. Và Quỳ cũng thấy
khó chịu khi người yêu của chị “lại có mồ hơi tay, hai bàn tay lúc nào cũng
dấp dính”. Để rồi “mỗi lần tơi phải cầm lấy bàn tay anh ấy là lại thấy trên bàn tay mình một cảm giác dấp dính và lạnh. Mỗi lần anh ấy đặt bàn tay lên vai, lên mái tóc tơi, tơi phải tự nghĩ thầm trong lịng rằng đó là bàn tay của anh ấy, người mình đang dốc lịng u, bàn tay của một người mà mình đã
Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái
thấy không thể thiếu được trong cuộc đời, tuy vậy, vẫn không thể xua đuổi hết
cái cảm giác dấp dính trên bờ vai và mái đầu.
Rồi dần dần, dường như tôi phải chịu đựng cái tật ra mồ hôi tay của anh ấy, biết là anh ấy chẳng có tội vạ gì cả” [8, 152-153]. Đây chính là một nét
phân thân tâm lý rất bấp bênh của người đàn bà có cá tính mạnh mẽ khi đang u. Quỳ u chẳng giống ai, chị yêu theo cái lối riêng của chị. Quỳ khơng thích đặt người u của mình trong dịng trơi chảy bình thường của cuộc chiến, khơng muốn nhìn người yêu của mình như một trần thế đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi anh “như một thánh nhân”. Nhưng rồi cuối cùng chị cũng nhận ra đó là một “quan niệm sai lầm” và trong lòng chị đã trào dâng một niềm ăn năn hối lỗi. “Tôi thật ngu dại, với những người đáng quý ấy, tôi
đã không coi họ là những người đang sống giữa cuộc đời, mà lại đòi hỏi nơi họ, một thánh nhân. Tơi đã đi tìm cái tuyệt đối khơng bao giờ có”. Khi chị
nhận ra điều này thì người yêu của chị đã hy sinh. Chị quằn quại trong nỗi đau mất người yêu. Để rồi khi chiến tranh đã kết thúc, Quỳ dành trọn cuộc đời cịn lại của mình để sửa chữa những sai lầm ấy. Số phận của Quỳ quả đúng là một số phận khác thường, một số phận mà chúng ta thấy hiếm gặp ở giữa cuộc đời này.
Trong Khách ở quê ra, lão Khúng xuất hiện “vừa đen vừa gầy vừa già
vừa xấu” [8, 373]. Lão Khúng có hai bàn tay “chẳng cịn là hình thù một cái bàn tay con người nữa! hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một toà rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [8, 371].
Miêu tả con người với những yếu tố dị thường về hình thức chúng ta đã từng bắt gặp trong tiểu thuyết Cửa sông của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật bác Thỉnh được khắc hoạ với một số nét ngoại hình khơng bình thường so với các nhân vật khác trong thời kỳ đó. Ở giữa cái thời điểm mà người phụ nữ luôn được ngợi ca với các danh hiệu “ba đảm đang”, “giỏi việc nước đảm việc
nhà”, thì bác Thỉnh lại xuất hiện là một người phụ nữ “chun mơn ở trần, tính nóng như lửa, khơng biết chiều lòng ai”, đi họp không ngủ thì kháo
Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái
chuyện vì khơng chịu ngồi lì ra nghe người khác diễn thuyết…Nhưng dưới con mắt của người khác thì người đàn bà đó “như toả ra một thứ ánh sáng kỳ
lạ, đẹp và chói chang”. Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu cũng mới chỉ dừng lại
ở những nét chấm phá của sự đối lập giữa hình thức với nội dung và yếu tố dị thường cũng chỉ được sử dụng nhằm phục vụ cho việc xây dựng cái tính xuề xồ, chất phác của nhân vật mà thơi.
Đến nhân vật lão Khúng cái vẻ dị thường về hình thức đã gây cho chúng ta cái cảm giác tàn phá của thiên nhiên, “nó có một sức nhai người ghê gớm”, “nó nghiền nát những con người ra rồi vắt nặn theo cái hình thù đã có từ
nghìn đời của nó” [8, 396]. Cái vẻ dị thường đó cũng đã ảnh hưởng một phần
đến tính cách nhân vật lão Khúng, đó là sự gàn dở, trái khốy…Nhưng dù thế nào đi nữa thì lão Khúng vẫn mang đậm bản chất người nông dân Việt Nam: yêu lao động, cần cù, chất phác. Trong bài tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết: “Bốn mươi triệu dân của đất nước Tây Ban Nha được nhân loại biết đến và kính trọng bằng một lão gàn vĩ đại vì mang trên mình tính ảo tưởng mn đời của tồn thể nhân loại. Và gần một tỉ người của đất nước Trung Hoa được nhân loại thấu hiểu sâu sắc bằng một anh chàng nông dân AQ. Cả Đông Ki Sốt lẫn AQ chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc mà làm đẹp cho hai đất nước này” [37, 136].
Đi sâu vào số phận con người, xem con người là giá trị cao nhất của cuộc sống, là đối tượng khám phá đầy bí ẩn của sáng tạo văn học, nhà văn Nguyễn Minh Châu không phát hiện một điều gì hồn tồn mới mẻ nhưng cách viết, cách tiếp cận con người của nhà văn đã có những chuyển biến bước đầu thật sâu sắc.
Sự thay đổi và phát triển tư duy nghệ thuật xét đến cùng, cái quan trọng bậc nhất chính là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã sớm đặt ra cho mình nhiệm vụ phải thay đổi cách viết, cách nhìn về cuộc sống nói chung và con người nói riêng. Và nhà văn đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường sáng tạo nghệ thuật mà ông đã
Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái
chọn: luôn đề cao con người, coi con người là giá trị cao nhất của cuộc sống cho dù cuộc sống đầy biến động và nhiều đổi thay. Kết tinh của tâm huyết và tài năng, của thế giới quan và nhân sinh quan của nhà văn thể hiện rõ nhất là ở cách cắt nghĩa, lý giải và xây dựng hình tượng con người. Những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu cũng chính là tiền đề của mọi cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.