Các yếu tố ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 87 - 92)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.2 Các yếu tố ngoại hình

Ngoại hình có thể được hiểu là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, từ diện mạo, trang phục, hình dáng, cho đến cử chỉ tác phong.

Trong văn học khi miêu tả ngoại hình của nhân vật thì các nhà văn thường sử dụng những chi tiết để miêu tả. Cùng với các yếu tố khác như hoạt động, tính cách, đời sống nội tâm thì ngoại hình của nhân vật cũng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc góp phần làm nên sự sinh động, phong phú và hấp dẫn của nhân vật. Phó giáo sư –Tiến sĩ Đồn Đức Phương đã từng nói: “Ngoại hình nhân vật được thể hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách

nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong việc cá biệt hố nhân vật” [17,

134]. Do được cá biệt hố đặc điểm ngoại hình mà các nhân vật văn học mang một nét hấp dẫn riêng, không ai lẫn vào ai. Nhờ có nó mà chúng ta nhận ra một AQ của Lỗ Tấn, một Chí Phèo của Nam Cao, một Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng…

Để góp phần vào sự thành công cho nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Minh Châu cũng thường quan sát, lựa chọn cho mình những chi tiết đắt giá khi miêu tả ngoại hình nhằm biểu lộ tính cách nhân vật. Trong các tác phẩm nhà văn thường chú ý thể hiện các yếu tố ngoại hình của nhân vật như khn mặt, bàn tay, giọng nói, dáng đi…

1.2.1. Khuôn mặt và đôi mắt.

Trong Bức tranh, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Trong truyện nổi bật lên là “ Khuôn mặt của một người khách đang ngồi như

bị đóng đinh vào chiếc ghế mộc của một cửa hiệu cắt tóc, với một tấm khăn chồng trắng buộc trùm kín ngực. Một cái mặt người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh. Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trơng như một phần bộ ốc màu xám vừa bị mổ phanh ra. Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc. Phần bên dưới của khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: Cái cằm, hai bên mép bị phủ kính bởi bọt xà phịng. Khơng thấy rõ cái miệng, chỉ trông thấy một vệt lờ mờ màu đen, nổi bồng bềnh trên đám bọt xà phòng phồng to” [8,

118]. Bức chân dung này có chức năng dự báo tư cách một con người với vẻ mặt thực bên ngồi và vẻ ảo cịn dấu kín ở bên trong.

Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành có “Khn mặt hơi

gầy khơng đẹp lắm”, nhưng “rất thông minh” và đặc biệt là “luôn luôn thay đổi sắc thái” [8, 138]. Một cách sử dụng chi tiết miêu tả ngoại hình đầy dụng

ý của nhà văn . Tả khn mặt của Quỳ có lẽ nhà văn đang cố tình tạo ra một nền tảng để dẫn dắt chúng ta vào câu chuyện tình u của cơ y tá Quỳ. Có lẽ tình u của chị cũng luôn thay đổi như sắc thái của khuôn mặt kia vậy.

Khuôn mặt của Phi hiện ra qua tưởng tượng của Lực trong Cỏ lau.

“Trong khoảng ánh sáng hình chữ nhật đầy chói chang bay lơ lửng bụi gạch

đục ngầu hiện ra một khuôn mặt đang quay về sau nhìn tơi. Một khn mặt quá trẻ, đầy lạnh lùng. Tơi khơng cịn thấy cái khoảng lõm và đầy dị dạng trên bầu má, trong một tích tắc tơi chỉ nhìn thấy đằng sau cái vẻ mặt lạnh lùng, một ánh mắt trách móc, và đằng sau sự trách móc, một phản ứng tự trọng đầy kiêu hãnh” [8, 520].

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam nhà văn lại chú ý đến đôi mắt của bà mẹ- bà sư Thiện Linh. Đơi mắt với “cái nhìn từ bi của một bức tượng gỗ từ

trăm năm để lại. Cái nhìn như vỗ về như an ủi tơi, cái nhìn biểu lộ một vẻ cam chịu đầy thấu hiểu, như muốn cầu xin tôi hãy thứ lỗi cho con trai bà, lại

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

như muốn than thở, bộc bạch…” [8, 544]. Đôi mắt của bà mẹ như nói lên

được tất cả, từ thái độ cam chịu, đến nhẫn nhục đau đớn của bà. Và điều đặc biệt hơn nữa là đôi mắt của bà mẹ luôn được tác giả miêu tả cùng với những giọt nước mắt. Khi thấy Toàn, bà mẹ đã nhào đến ơm chầm lấy Tồn, gục mặt vào mái tóc Tồn. Gặp con dịng nước mắt của người mẹ trào dâng, “những

giọt nước mắt đầy hạnh phúc lẫn cay đắng” [8,537]. Và trước thái độ lạnh

nhạt, dửng dưng của Tồn, lịng người mẹ đau đớn, “dòng nước mắt chứa

chan mà bà mẹ đã lỡ để chảy ra vẫn chưa kịp khơ hết, dịng nước mắt đã đặc quánh lại, đọng dọc theo các nếp nhăn” [8, 543-544]. Đôi mắt ấy là kết quả

của những cuộc tra tấn tinh thần của bà mẹ. Bà mẹ đã từng có một cuộc sống sung sướng, “hạnh phúc quay quần bên chồng con, muốn gì có nấy, ăn tiêu

thừa thãi, nhà cả sang trọng, rộng rãi” nhưng “vẫn thường thấy đau đớn trong lòng, lúc nào cũng như đau tận trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là một người mẹ hư hỏng, sa đoạ, đáng bỏ đi, hơn thế nữa, một kẻ thù của con…” [8, 542-542]. Lòng người mẹ đau đớn vì ln thấy mình như mang

một tội lỗi đối với đứa con trai yêu quý nhất của mình. Một người mẹ có khn mặt đầy đau khổ lẫn chứa chan hy vọng với những giọt nước mắt đắng cay lẫn hạnh phúc ấy đã gây nên một ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Bà mẹ vẫn mãi là một bà mẹ đau khổ bởi bà khơng thể làm gì hơn để có thể thay đổi được trái tim đã hoá đá của con trai bà.

1.2.2 Bàn tay

“Hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính mồ hơi” của Hồ trong Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành. Bàn tay của người đàn ông mà Quỳ đang dốc

lòng yêu, bàn tay của một người mà chị thấy không thể thiếu được trong cuộc đời. Nhưng chính đơi bàn tay ấy cũng đã làm Quỳ khơng thể xua đuổi được cái cảm giác dấp dính khi anh đặt tay lên vai, lên mái tóc chị. Để rồi dần dần, Quỳ cũng phải chịu đựng cái tật ra mồ hôi tay của anh ấy. Vậy phải chăng cái bàn tay dấp dính mồ hơi của Hồ chính là biểu hiện của cái sự chưa hồn thiện đang cịn tồn tại trong con người anh. Và Quỳ chấp nhận đôi bàn tay ấy chính là chấp nhận cái mặt cịn thiếu sót, cịn hạn chế của Hồ. Con người là

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

vậy đấy, có ai hồn thiện đâu. Và nêu ra cái điều cịn thiếu chính là Nguyễn Minh Châu muốn hướng con người ta đến một sự hoàn thiện, đến sự trọn vẹn hơn.

Chi tiết đơi bàn tay dấp dính mồ hơi của Hịa có một giá trị quan trọng trong việc phát triển tính cách nhân vật Quỳ. Sau khi Hịa hy sinh, Quỳ mới nhận ra được rằng đó là một đơi bàn tay đầy tài năng. Quỳ đã sống trong nỗi đau đớn vật vã khi mất người yêu, trong nỗi khắc khoải chiêm nghiêm tình cảm của mình với những người đàn ơng khác….Trải qua nhiều đau khổ, mất mát, trăn trở, tìm kiếm cuối cùng Quỳ cũng tìm lại được chính bản thân mình.

Khi thể hiện nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đặc biệt chú ý đến hình ảnh bàn tay của lão. Bàn tay lão chẳng cịn là hình thù một cái bàn tay con người nữa. “Hai bàn tay lão đầy

những chỗ nổi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một toà rễ cây vừa mới đào dưới đất lên” [8, 371]. Đôi bàn tay của lão Khúng là minh chứng cho cuộc đời đầy

lam lũ của lão. Sự từng trải, nỗi vất vả nhọc nhằn đã in hằn lên đôi bàn tay kỳ cục của lão. Bằng chính đơi bàn tay ấy, từ những ngày mới lên miền núi kiếm đất khai hoang lão đã nhặt đá, phát cỏ, trồng khoai, trồng sắn để ni sống gia đình. Đơi bàn tay của lão đã chứng minh cho sự khắc khổ nhọc nhằn và tình yêu lao động của lão. Tuy nhiên thì cái vẻ bề ngồi đó của lão cũng phần nào bộc lộ cái tính cách chẳng giống ai. Đơn giản một điều vì lão là lão Khúng.

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, nhà văn đã khai thác thật ti mỉ, cụ thể đôi bàn tay của Toàn để làm nổi bật lên cái bản chất của con người ấy. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rất khéo léo khi thể hiện đơi bàn tay của Tồn ở nhiều trạng thái khác nhau, để nhằm phơi bày cái bộ mặt thật, bản chất thật của con người Toàn.

Bàn tay Toàn đã để lại một ấn tượng rất mạnh trong nhân vật Tôi. Nhân vật Tôi đã không thể quên được cái bắt tay đầu tiên của Toàn - người chỉ huy tiểu đoàn. Mà có lẽ nó đã trở thành nỗi ám ảnh trong lịng tơi. “Tồn nắm lấy

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

trùm lên và xoắn xuýt lấy bàn tay quen cầm bút vốn rất hay rụt rè nhưng lại

đầy nhạy cảm của tôi, tưởng chừng như mười ngón tay của cái “bàn tay sắt” cứ bấu chặt lấy tơi suốt đời, ít nhất là trong ý nghĩ của tơi ngay lúc bấy giờ, có ngón tay cứ mát rượi trong những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc trong lúc ngón tay vơ cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào như mỏ của một con chim ác” [8, 529-530]. Và trong khi ngồi nói chuyện thì “Hai bàn tay của Tồn khơng lúc nào ngừng mân mó một vật gì đó, bàn tay lúc cầm cái hộp thuốc lá, lúc cầm chiếc chén, những ngón tay dài và trắng như ngón tay đàn bà lúc thì đan vào nhau che kín cái vật được cầm, lúc thì những ngón tay duỗi thẳng ra, những đầu ngón ngọ nguậy vờn giỡn cái vật được đặt nằm trong lòng bàn tay” [8, 532]. Đơi bàn tay của Tồn có lẽ khơng lúc nào

n, nó ln cựa quậy, ngay trong cuộc hội ý học tập thì “bàn tay lúc này

đang vuốt ve cánh tay phải” rồi “hai bàn tay mân mê chùm chìa khố”… Bàn

tay của Tồn ln ln thay đổi trạng thái. Sự thay đổi đó cho chúng ta cái cảm giác ghê sợ. Tính cách con người Tồn như được lột ra từ đôi bàn tay ấy. Một con người tỏ ra rất khôn ngoan lại cũng rất lọc lõi. Chưa dừng lại ở đó, bàn tay Tồn còn được nhà văn miêu tả là “mềm mại, đẹp đẽ” (533). Cái mềm, cái đẹp đó khơng tạo cho chúng ta cái cảm giác muốn được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng. Bàn tay đó đã tạo cảm giác khó thở cho chính bác sĩ Khốt và cả Phác, “nó cịn gây cho tất cả ai ngồi trước nó một cảm giác như ngồi trước

móng vuốt của một con mèo, hoặc con hổ đang đùa giỡn với con mồi” [8,

533].

Đặc biệt là mọi cử chỉ của đơi bàn tay Tồn được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, cụ thể hơn khi toàn gặp lại người mẹ. Cùng với một nét mặt “thờ ơ và nghiêm

khắc”, “Tồn ngồi n, mười ngón tay theo thói quen khơng ngừng mân mê chùm chìa khoá”. Rồi “một cánh tay nặng nhọc đưa lên ngang lưng người mẹ nhưng cái cánh tay y như đã bị cắt rời khỏi cơ thể Toàn, nằm thõng thượt giữa đường sóng lưng của người mẹ già một lúc rồi tự nhiên rơi thõng xuống”. Và sau dó Tồn “vịng hai cánh tay dài ơm lấy ngang lưng mẹ hồi lâu một cách thật thắm thiết” [8, 542]. Toàn đã bộc lộ bản chất của một con

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

người đạo đức giả tạo, khoa trương tình cảm khơng có thật của mình, cịn khủng khiếp tệ hại hơn khi ngay sau đó Tồn lại “đưa cả hai bàn tay lên vội

vàng vuốt lại mái tóc đã bị làm rối bù” và khi thấy những ngón tay “ươn ướt”,

Tồn lại “đưa mấy ngón tay lên mũi ngửi”. Bàn tay ấy như đang chất chứa cả một sự ghê tởm của Tồn đối với chính người mẹ của mình. Bằng những chi tiết rất cụ thể khi miêu tả bàn tay của Toàn, nhà văn đã cho chúng ta hiểu hơn bản chất con người Toàn và đặc biệt là cái thái độ lạnh nhạt, dửng dưng của anh đối với người mẹ. Mà cao hơn nữa đó cịn là sự bất hiếu của chính Tồn, sự bất hiếu của người con đối với mẹ.

Bằng những chi tiết miêu tả ngoại hình, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho nhân vật của mình sự hấp dẫn sinh động. Đó có thể là những yếu tố ngoại hình rất nhỏ nhưng nó đã góp phần vào việc thể hiện tính cách, số phận, đời sống nội tâm của nhân vật.

Trong những sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu ln đặt việc xây dựng nhân vật lên hàng đầu. Mỗi nhân vật đều góp phần vào việc biểu hiện những khía cạnh hiện thực mà ơng muốn phản ánh, những tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt. Đúng như điều mà ơng đã nói: “Mỗi truyện

ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì” [37, 100]. Đồng thời nó

cũng thể hiện sự nỗ lực tìm tịi khơng mệt mỏi của nhà văn trên cuộc hành trình đi chinh phục một thế giới đầy bí ẩn- con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)