Con người đời tư thế sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 38 - 44)

1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người

1.2. Tiếp cận con người đời thường

1.2.1. Con người đời tư thế sự

Nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người không chỉ dừng lại ở việc khám phá bản chất bên trong của con người mà còn ở khả năng tiếp cận con người đời thường của nhà văn. Nhà văn Lê Lựu đã có lần nói: “Từ xưa đến nay, tơi vẫn thấy là một Nguyễn Minh Châu.

Trước đây có một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế làm sáng lên cái chi tiết bình thường hàng ngày. Vẫn cái tài hoa ấy, hơm nay nó khơng bột phát tự nhiên mà sâu xa hơn”. Và “Anh nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”. Và theo

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

PGS.TS Tơn Phương Lan thì khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” ấy chính là khả năng tiếp cận con người đời thường của nhà văn. “Từ những câu

chuyện khơng hề mang tính điển hình nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn tìm ra các khía cạnh khác nhau của thế thái nhân tình một thứ triết học nhân sinh”

[42]. Nguyễn Minh Châu đã thực sự quan tâm đến những vấn đề có tác động cụ thể đến cuộc sống hàng ngày của con người. Từ cuộc sống mưu sinh- miếng cơm manh áo, đến tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình u lứa đơi…Ơng nhìn con người trong vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật với những nỗi niềm trong đời sống tinh thần, trong cuộc mưu sinh, trong các mối quan hệ giữa con người. Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được đánh giá là tiêu

biểu nhất của ông trong giai đoạn sáng tác trước năm 1980, thể hiện khuynh hướng và khả năng đi tìm cái đẹp bình dị trong đời thường.

Thế nhưng ngịi bút Nguyễn Minh Châu đã thật sắc cạnh khi ông thể hiện cái ý thức bản năng làm mẹ của người đàn bà và những ham muốn dục vọng của con người. Đây được đánh giá là nét mới mẻ nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi thể hiện con người đời tư thế sự. “Nguyễn Minh Châu

viết về người đàn bà trong nhiều tư cách khác nhau đầy hào hứng, ưu ái, khi viết về người đàn bà làm mẹ, người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ ý thức mà bằng bản năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những người con, nguồn gốc và là nền tảng của cuộc sống” [24,226].

Trong Lửa từ những ngôi nhà là Phượng. Một người đàn bà góa bụa

được đặt vào trong tình thế đi bước nữa hồn tồn khơng bình lặng, một nỗi giằng xé của lịng thương con, tình nghĩa đối với người chồng cũ, tình cảm đối với người đàn ông mới xuất hiện sau khi chồng chị mất. Nhưng rồi cuối cùng thiên chức đàn bà đã giúp chị bước qua được cơn khủng hoảng tinh thần. Phượng đã tự nguyện bước vào cuộc đời làm vợ người đàn ông thứ hai cũng chịu nhiều mất mát riêng tư đang sắp đi vào chiến trận, vừa bằng tình cảm của người vợ, lại vừa bằng tình cảm của người mẹ muốn được bù đắp chở che…

Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã nói thay cho cả

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Tơi hiểu được chính tơi bấy lâu nay. Tơi đã trơng thấy, trong một phút, tất cả

cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tơi: đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người- do chính chúng tơi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính- sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [8,

184].

Trong Mẹ con chị Hằng cho đến lúc làm mẹ chị mới ý thức được người mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời mình. “Rồi chị bỗng thấy trong

bụng đau quằn lên. Cái thai lại đạp. Cũng chỉ còn hơn một tháng nữa chị đã sinh. Chẳng biết là lần này con trai hay con gái. Chị ao ước một đứa con gái. Chợt chị nghĩ đến bà mẹ ở trong Thanh sắp ra ở với mình, bà mẹ hiền lành và cũ kỹ của chị. Chao ôi, đến bây giờ chị Hằng mới sực nhớ ra mình vẫn có một bà mẹ. Hình như trong những lúc quạnh vắng lại sắp sinh nở như thế này, mới sực nghĩ đến mẹ, bà mẹ của chị đang ở trong nhà quê…” [8, 237].

Cũng trong truyện, bà cụ Huân cũng luôn luôn ý thức về thiên chức làm mẹ của mình. Bà nghĩ rằng “Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con

cái” (249). Bà suy nghĩ như vậy cho nên trong suốt cuộc đời bà đều dành

chăm lo cho con, ngay cả những đứa con đã có những mái ấm gia đình riêng của mình. Khi thì bà ở trong Vinh chăm lo cho người con dâu út mới bị sẩy thai, khi lại ra Hà Nội chăm con gái sinh, rồi lại chuẩn bị để ra Hồng Quảng với cô con gái thứ hai mới đánh điện khẩn bà ra gấp. Khi con cái cần là bà đến, bà lẳng lặng làm mà không một lời than thở, trách móc. Bà làm là vì những người con của bà.

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn cũng đi khai thác cái bản năng làm mẹ của người đàn bà nhưng ở một góc độ khác. Bị chồng đánh đập ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nhưng người đàn bà làng chài vẫn tha thiết xin được tha cho chồng ở trước toà. Bị người chồng vũ phu hành hạ nhưng chị vẫn cố gắng chịu đựng, “chị không hề kêu một tiếng, không chống

trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn” [8, 335]. Chị không muốn phá vỡ gia

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

cũng rất cần một người đàn ơng bên cạnh cuộc đời mình. Nhưng cao hơn nữa là chị sống vì đàn con. Bởi chị quan niệm: “ông trời sinh ra là để đẻ con, rồi

nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được” [8, 344-345].

Bên cạnh đó chúng ta còn thấy Huệ Trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Người mẹ trong Mùa trái cóc ở Miền Nam…cũng đều là những người

phụ nữ ý thức sâu sắc về thiên chức làm mẹ của mình. Đây được xem là một nét đặc trưng của những người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Một trong những yếu tố thuộc về bản năng và ham muốn đời thường của con người mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện chính là tình dục.

Con người ta bao giờ cũng vậy, luôn muốn được tự thoả mãn những nhu cầu của mình nhưng lại khơng dám nhìn thẳng vào bản thân và đối diện với chính mình. Do khơng thể vượt qua được những đạo đức luân lý xã hội mà con người ta ln tìm cách che dấu những dục vọng của mình. Nhưng có lẽ chính cái lúc gạt bỏ luân lý để sống cho bản năng, cho dục vọng thì là lúc con người mới thực sự là người theo đúng nghĩa.

Trong văn học đã có rất nhiều nhà văn đề cập tới vấn đề này. Từ thế kỷ XVIII, văn học thế giới đã có nhiều tác phẩm miêu tả về tình dục. Như Nghìn

lẻ một đêm, Hồng Lâu Mộng…Trong nền văn học Việt Nam chúng ta cũng đã

từng biết đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du...

Trước năm 1975, do hồn cảnh dất nước có chiến tranh nên con người luôn được miêu tả với lẽ sống cao đẹp của cộng đồng, cho tổ quốc. Những gì thuộc về đời sống riêng tư ít được đề cập đến, những gì thuộc về bản năng- tình dục lại càng bị cấm kỵ. Cũng có một số nhà văn, nhà thơ, đụng chạm đến vấn đề này nhưng khơng dám nói thẳng mà tìm cách nói tránh đi. Chúng ta có thể nhắc tới nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương với bài Đánh đu:

Trai du gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng… Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Hai hàng chân ngọc duỗi song song…

Đánh đu- Hồ Xuân Hương.

Sau năm 1975, văn xi có điều kiện đi sâu vào những vấn đề thuộc về đời tư của con người. Đặc biệt là từ sau năm 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về con người, những yếu tố của đời sống cá nhân được các nhà văn quan tâm hơn bao giờ hết.

Là một nhà văn ln quan tâm và dành nhiều tình yêu thương cho con người, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng hướng ngịi bút của mình vào khai thác những vấn đề thuộc về con người, những gì người nhất. Ngay sau ngày hịa bình trở lại, ngịi bút Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn đi vào khai thác những nhu cầu của đời sống riêng tư con người. Cho đến Nguyễn Minh Châu, có thể nói tình dục khơng phải là một vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong văn học từ thế kỷ trước. Nhưng những gì mà Nguyễn Minh Châu phản ánh ngay sau khi đất nước vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh thì quả là rất dũng cảm. Một điều mà không phải bất cứ nhà văn nào cũng có thể dễ dàng làm được. Dù những sáng tác của Nguyễn Minh Châu về vấn đề này không nhiều. Nhà văn cũng chưa thể hiện nhu cầu đó của con người một cách mãnh liệt nhất. Nhưng ngòi bút Nguyễn Minh Châu cũng đã thực sự gây một ấn tượng mạnh trong lịng người khi ơng viết về tình u gắn với những ham muốn dục vọng bản năng của con người.

Trong Cơn giơng có đoạn nhà văn đã viết: Khi ả “Tàu lai” “cầm một chiếc khăn bông trắng lau các vệt đất trên má và trên hai bàn tay”- băng bó

vết thương cho Thăng, lúc “chiếc khăn đã dúng nước nóng và thoảng mùi

nước hoa, đến dễ chịu” với cái “khoảng bắp đùi rắn chắc và trắng như phiến gỗ săng lẻ ”. Chỉ thống nhìn thấy thế thơi, ấy vậy mà “Thăng đã thấy có cái gì nghèn nghẹn trên cổ và anh phải vội vàng quay đi” [8, 223]. Nhưng cuối

cùng thì Thăng cũng đã vượt qua. Nhà văn đã để cho cái phần lý trí trong anh chiến thắng.

Trong Cỏ lau nhà văn cũng nói về lịng chung thuỷ của người phụ nữ, đó là Thai- “một thứ đàn bà cổ. Những người đàn bà chờ chồng có thể hố

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

đá”. Nhưng nếu truyện chỉ dừng lại ở đó thơi thì có lẽ Thai cũng chẳng khác

gì những mẫu hình người phụ nữ đã có sẵn trong văn học truyền thống. Và viết về tình yêu mà có lẽ Cỏ lau cũng sẽ chẳng có gì là mới lạ. Nhưng ngịi

bút nhà văn đã tiến xa hơn, cũng nói về tình u, về lịng chung thuỷ của con người nhưng nhà văn đã gắn nó bằng một thứ tình u xác thịt. Tuy nhiên nhà văn cũng mới chỉ chạm tới nó thơi. Điều này được nhà văn thể hiện qua lời của Quảng- người chồng mới của Thai: “ngày trước ông và Thai sống với

nhau được ít q. Hình như hai người mới bén nhau thôi. Rồi xa nhau suốt tám năm. Ông ra đi biền biệt. Thương nhớ, chờ đợi đằng đẵng, thế rồi ơng trở về…chỉ cịn là cái xác trơi ngồi sơng. Khi phải lén lút chơn ơng, Thai đau đớn lắm. Vì thế mà chẳng bao giờ nguôi đi cho (…). Giá ngày đó, ơng và Thai cưới nhau xong, ông để lại cho cô ấy một đứa con, trước khi ông ra miền Bắc. Thì Thai cũng được thoả mãn một phần. Một đứa con…dù sao về mặt tâm lý, người đàn bà cũng đỡ ẩn ức…” [8, 490].

Trong Khách ở quê ra khi miêu tả Huệ nhà văn cũng gợi một cái gì đó rất bản năng: “Sau mỗi lứa đẻ, hai bầu vú để thỗn thễn, bây giờ “eo” người

lại trở nên gọn gàng, và chiếc nịt vú của người đàn bà cũng may bằng thứ mặt hàng quân phục. Đêm nằm bên vợ, bây giờ hắn thấy trên khn ngực trắng như ngó sen tự nhiên úp vào hai cái vung chắm bằng thứ vải tô châu mới xanh biếc, như hai con cánh cam to tổ bố, nom đến tức mắt” [8, 375].

Nói về những ham muốn dục vọng bản năng của con người nhưng nhà văn cũng chưa thể hiện nó ở một sự vồ vập đến mãnh liệt. Nhưng đó cũng là một nét mới trong những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Đó là một bước khởi đầu để các nhà văn trẻ sau này tiếp bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Trong Ăn mày dĩ vãng nhà văn Chu Lai cũng đã hướng ngòi bút của

mình quan tâm đến những khao khát rất đời thường của người lính. Ở nhân vật Tám Tính có sự đan xen giữa cái cao cả, thiêng liêng với cái dục vọng, tầm thường. Khi đánh giặc Tám Tính rất kiên cường nhưng cứ đến giờ mụ mị “Khơng biết nói, khơng biết đẩy đưa, tán tỉnh, chỉ biết thèm, biết ào ào bươn

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

tới. Cứ thấy hơi hướng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé, miễn là có da có thịt là

tâm thần bất loạn, mắt nhìn như lồi ra, tồn thân cứng ngắc như bị thơi miên, như bị hoá thạch, như cái dáng ngồi lì lợm kia. Rồi vào một thời điểm nào đó lý trí mất hồn toàn khả năng kiểm sốt, khơng đắn đo, không nghĩ ngợi, khơng cần biết đối tượng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến…” [31]. Người đọc thấy

tốt lên hình ảnh một Tám Tính với cái thói mê gái chẳng lẫn với ai. Cái điều mới nghe ra tưởng như rất tầm thường và thơ tục ấy lại chính là động lực làm bùng lên cái khát vọng sống, khát vọng làm người của Tám Tính. Chẳng thế mà khi bị thương rất nặng tưởng như không qua khỏi nhưng cái màu trắng và mùi thơm từ bộ ngực của cơ y sĩ đã có một sức quyến rũ lớn và làm thay đổi những suy nghĩ của Tám Tính, tiếp thêm cho anh có một sức sống: “Cuộc đời

còn đang đẹp thế, đàn bà con gái còn đang nhiều quá trời, thơm tho thế, chết uổng lắm, ráng mà sống, sống què quặt cũng được…”.

Sau này chúng ta biết đến những tác phẩm viết về những ham muốn dục vọng bản năng của con người khá mãnh liệt, nếu khơng nói là sỗ sàng như Rừng Na Uy của nhà văn Nhật Murakami Haruki, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu… Nhiều bạn đọc, nhiều nhà phê bình đã đánh giá với những lời khen chê khác nhau. Thế nhưng chúng tơi thiết nghĩ bản thân tình dục khơng cao sang cũng chẳng thơ tục, nó là một nhu cầu rất chính đáng của con người, một nhu cầu rất người nhất. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đặt nó ở đâu. Và với mỗi nhà văn thì nó có truyền tải được tư tưởng của tác phẩm và những điều mà nhà văn muốn gửi gắm hay khơng. Điều này cịn phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của mỗi nhà văn.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu khơng đưa ngịi bút của mình vào những câu chuyện phịng the mùi mẫn, nhưng những điều mà ơng đã phản ánh, đã hướng người đọc đến thì lại rất có ý nghĩa và cũng đủ để làm cho người đọc phải nhớ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)