Thủ pháp dòng ý thức: ký ức và giấc mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 81 - 87)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.1 Miêu tả tâm lý nhân vật

1.1.2 Thủ pháp dòng ý thức: ký ức và giấc mơ

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Nhà văn khám phá các mặt khác nhau trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật bằng việc khai thác hiệu quả thủ pháp mô tả ký ức và giấc mơ.

“ Ký ức là một bộ phận không thể tách rời trong ý thức của con người.

Nó chứa đựng nhiều trầm tích văn hố- lịch sử của dân tộc, nó tham gia vào q trình hình thành nhân cách, giúp con người phân tích và hiểu rõ hiện thực, nhờ đó mà có cách ứng xử phù hợp với thực tế khách quan” [32].

Phạm trù ký ức được các nhà tiểu thuyết hiện đại rất đề cao và coi trọng. Nhà văn Nga Bônđarep cho rằng “ Mọi hành trình đi lên thượng nguồn

con sơng thời gian”–Tức là mọi hồi ức đều có ý nghĩa triết học - đạo đức vì

nó thể hiện rõ tinh thần nhân đạo. Tr. Aitmaitốp cũng cho rằng ký ức là nghĩa vụ của lương tâm, nghĩa vụ trước sự thật đời sống, là sợi dây nối liền giữa các thế hệ và thời đại. Phạm trù ký ức được các nhà văn khai thác triệt để, và đến lượt mình, nó lại làm sâu sắc thêm quan niệm của nhà văn về con người hiện đại, mở rộng những khả năng tìm kiếm những hình thức khai thác nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng tìm đến các nhà tiểu thuyết hiện đại thế giới để làm cho tác phẩm của mình thêm phần hấp dẫn và sinh động. Nguyễn Minh Châu đã tiến gần hơn đến dịng văn học ý thức. Ơng đã sử dụng ký ức và giấc mơ như những thủ pháp đặc biệt để đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, thế giới thầm kín của con người. Ơng sử dụng nó như một phương tiện để phân tích tính cách, lí giải tình trạng hiện tại và xác dịnh chiều hướng tương lai của nhân vật.

Thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật lão Khúng trong Phiên chợ Giát

được Nguyễn Minh Châu thể hiện theo sự tuôn chảy một cách hỗn độn, miên man, vừa chồng chất, vừa tiếp nối của “dòng ý thức” với những ký ức đau xót và những giấc mơ quái đản.

Câu chuyện chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng năm tiếng đồng hồ với cuộc hành trình từ nhà đến phố chợ của lão Khúng. Từ lúc lão Khúng thức dậy, dắt bò đi bán cho đến lúc lão nhìn thấy con bò – người bạn đời của lão lại quay trở về với lão. Một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quãng đường mà lão Khúng đi như cứ dài ra mãi mãi. Những dòng hồi

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

ức cứ thi nhau ùa về trong cái đầu đang nửa tỉnh nửa mê của lão. Từng mảnh đời thực tại, quá khứ cứ đan xen vào nhau, lần lượt hiện ra qua những dòng hồi tưởng đến bất tận của lão Khúng. Và điều này đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện bằng một phương thức trần thuật hiện đại và rất mới mẻ.

Trong cuộc đời lão Khúng xuất hiện những giấc mơ thật đáng nhớ. Đầu tiên, lão mơ một giấc mơ thật là khủng khiếp. Lão mơ thấy một kẻ có hình thù qi dị, hung ác đang đánh con bò khoang nhà lão. “Trong cơn mê ngủ, lão

Khúng trông thấy một lão già thân hình cao to lại lủng củng đầy những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng như rễ tre, mớ đổ phải, mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, hai con mắt nhìn gườm gườm, với những mảng tiết bị cịn ướt hoặc đã khơ dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay; cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai cánh tay nâng một chiếc búa to nặng như búa của thằng phụ lò rèn ở đầu làng Khơi bổ xuống giữa đầu một con bò, cú đánh của chiếc búa tạ làm núng một mảng trán sát hai con mắt của con vật, khiến cho một con mắt dính đầy máu trồi ra ngồi” [8, 569]. Giấc mơ đầu tiên lão mơ về con bò- con vật gần

gũi và gắn bó nhất với đời lão. Phải thấy rằng sự quan tâm, lo lắng của lão Khúng dành cho con bị là rất lớn. Lão khơng chỉ thương nó khi lão thức, khi lão cùng nó làm việc, mà tình yêu lão dành cho nó như một thứ tình cảm thường trực trong lão, để rồi nó hiện về ngay cả trong giấc mơ của lão. Khi nhận ra kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con bị lại chính là mình thì lão vơ cùng sợ hãi, “tay chân run lẩy bẩy, mồ hôi tốt ra khắp sống áo đầm đìa” [8, 570]. Và lão Khúng chỉ thở phào nhẹ nhõm, “yên tâm nằm xuống” khi lão bừng tỉnh và nhận ra đó “chỉ là trong giấc mơ”. Và lão sung sướng kêu lên “thực may! May qua! Vậy là không phải”.

Giấc mơ tiếp theo là lão Khúng mơ gặp lại ơng Bời – Bí thư huyện uỷ- một người là bạn thân của lão Khúng và “đang nổi tiếng khắp đài báo trong

cả nước’’, “trong giấc mơ lão Khúng chẳng thấy con bò nhà lão ở đâu nữa, mà từ phía sau lưng lão ngật ngưỡng lao vút đến một chiếc xe com – măng ca đầy oai vệ. Chiếc xe đít trịn khơng chạy trên đường mà bay là là trên mặt

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

đám ruộng trồng khoai lang, bay qua đoạn mương dẫn nước trước nhà lão

Khúng rồi bay qua mảnh sân nề vôi, bốn bánh xe không hề chạm đất!

Lão Khúng cứ trương mắt đứng ngó trân trân vào cái mặt kính chắn gió, lão trơng thấy loang lống ở đằng sau có một người đàn ơng thân hình phương phi, mắt trịn vành vạnh và đỏ rực như vầng mặt trời mới mọc, mặc sơ mi cộc tay màu trứng sáo đã hơi nhùng nhục, đội chiếc mũ cát két xám. Người ngồi ơ tơ hớn hở tươi cười nhìn lão, gật gật cái đầu, bàn tay giơ lên ngang tai lắc lắc, chém chém vào khơng khí, giống hệt bàn tay của các lãnh tụ trên lễ đài mà lão Khúng đã thấy nhiều lần ở trong phim” [8, 570-571].

Lão Khúng không mơ về ai khác mà lại mơ về cái ông Bời chủ tịch. Phải chăng cái con người này có liên quan nhiều và ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời lão Khúng. Ông Bời đã tìm mọi cách thuyết phục lão vào phong trào hợp tác hoá - một điều mà cả đời lão Khúng căm ghét.

Lần cuối cùng lão mơ “là chính lão bị đánh bằng búa tạ, chính lão là

con bị! Lão tự nhìn mình trong một cái thân hình nửa bị nửa người, máu mê đầm đìa, mà lão lại vẫn bình thản y như tuân thủ một cái điều đương nhiên mà trong những khi thức lão không hề được biết.

Vẫn bằng cái hình thù gớm ghiếc ấy, lão đang cùng bí thư Bời sóng đơi bước đi trên một dải đất bằng phẳng trên một vùng cao nguyên nóng như rang. Mang thân hình nửa bị nửa người, lão cùng lão Bời đi theo sau thằng Lạc, thằng con trai của lão đang đi khai hoang ở Đắc Lắc, ba người cứ ngất ngưỡng đi như người kheo trên suốt một vùng đất được treo lên giữa lưng chừng trời, suốt một ngày đi khơng có một chỗ nào có được một giọt nước”

[8, 605]

Lão Khúng mơ như là thực. Bởi đời lão giống như kiếp con bị q. Đó là tâm trạng của một con người, một kiếp người sống một cuộc sống tù túng khơng có lối thốt.

Biểu tượng hóa thân “bị - người”, “người - bò” (lão Khúng - bò khoang) có sức ám ảnh, lay động đặc biệt và đã phần nào chạm tới cái gọi là “thi pháp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Nó tạo cho tác phẩm một hình tượng

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

thẩm mĩ đa nghĩa, về hai phần bản năng - ý thức, bóng tối - ánh sáng…đang trong quá trình hình thành và biến đổi của bản chất con người.

Biểu tượng lão Khúng hóa thân là bị khoang, lão Khúng nhìn thấy mình trong hình dạng “nửa người, nửa bị”, trong mơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến kiếp sống nửa người nửa vật của lão Khúng. Cuộc đời lão Khúng chẳng khác nào cuộc đời bò khoang. Từ một “ả gái tơ” bò khoang thành một “mụ già hom hem” bị đem ra chợ bán làm thịt. Lão Khúng từ một anh nông dân gan góc, có sức mạnh, trải qua những biến cố lớn lao của gia đình, thời đại, trở thành một lão già hay nghĩ đến cái chết.

Biểu tượng bò – người, người – bò trong Phiên chợ Giát của Nguyễn

Minh Châu gợi chúng ta nhớ đến Biến dạng của Kafka, Vĩnh biệt Gunxarư

của Ts. Aimatốp. Lão Khúng với thân phận con bò trên đất Quỳnh Lưu cũng giống như Tainabai – một nông trang viên trên đất Kirghizia cũng chịu chung số phận đắng cay chẳng khác gì con ngựa Gunxarư do chính lão chăm sóc.

Tác giả dùng phép hóa thân giữa lão Khúng và con bò gắn liền với thủ pháp giấc mơ mà rất nhiều các nhà văn lớn của thế giới đã sử dụng như Aimatốp, L. Tơnxtơi, Kafka, Đơxtơiepxki…Nguyễn Minh Châu đã có sự gặp gỡ, ảnh hưởng và tiếp bước các nhà văn tài hoa thế giới. Như chúng ta vẫn thường nói, đó chính là sự gặp gỡ của “những tư tưởng lớn”.

Trong Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã khai thác khá thành công hiệu

quả của việc sử dụng ký ức. Ký ức là một chất keo dính giữa quá khứ và hiện tại.

Gặp đứa con của Thai, khi ơm nó vào trong tay, Lực cảm nhận thấy “một chút hơi hướng của một người đàn bà mà ký ức đầy hoang vắng của tơi

cịn giữ gìn được cùng những năm tháng, những khung cảnh tôi đã đánh mất”. [8, 476]. Để rồi từ đó những dịng ký ức lại ùa về bủa vây lấy tâm hồn

Lực.

Lực nhớ về những ngày sống hạnh phúc bên Thai, những ngày anh cùng Thai sống trên núi đợi bên con sông Đồng Vôi với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ. “Sáng nào tôi và Thai cũng đánh chiếc xe trâu vào rừng chặt củi. Có hơm

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

hai đứa chống chiếc thuyền gỗ ngược dịng sơng Đồng Vơi lên những thung

lũng tận trong khe núi, mãi tối mịt mới về” [8, 476]. Lực nhớ về những đêm

anh về muộn, những lần đi bắt cá, dỡ sắn cùng với vợ. Lực nhớ về những đêm thấm đẫm ánh trăng giữa rừng cỏ lau bạt ngàn chỉ có anh và Thai. Họ nằm bên nhau trong màn sương mờ ảo, trong khơng gian tĩnh lặng, n bình và hạnh phúc. “Tơi nằm sát vào Thai. Hai đứa đắp chung một chiếc áo tơi lá,

nằm trên lớp cỏ lau vẫn cịn ươn ướt, cố khơng giở mình để lá lau khỏi cứa da thịt. Thai rúc đầu vào ngực tơi ngủ rất say, mái tóc dày trải ra hong khơ trên cánh tay để trần của tôi, vành mi đen sẫm khép lại thanh thản đổ bóng xuống cái bầu má đầy đặn rám nắng” [8, 483]. Nhờ có từng dịng ký ức hiện về mà

ta thấy những ngày Lực sống bên Thai thật là hạnh phúc. Họ mãn nguyện với cái hạnh phúc mới vừa bắt đầu của minh. Nhờ có những dịng hồi ức đấy mà đã kéo tâm hồn Lực lúc này trở về với một sự thanh thản. Lực không quay trở về quá khứ để quên đi hiện tại mà lúc này quá khứ tươi đẹp đã cứu vớt tâm hồn anh để anh hiểu và chấp nhận cái cuộc sống hiện tại đang diễn ra. Phải nói rằng Lực vẫn còn yêu Thai nhiều lắm thì những ký ức về những ngày sống bên Thai mới hiện về rõ nét trong anh đến như vậy.

Trong Cơn giông, khi Thăng ngồi ngắm nhìn những chiếc bánh xích

rệu rạo của chiếc xe tăng địch bị bắn cháy năm nào, anh đã tự nhủ lòng “Thằng Quang đã bắn nó” và rồi những hồi ức về Quang lại hiện ra trong ký ức của anh. Quá khứ được hiện về với bao mảng tối- sáng, đậm nhạt khác nhau. Lúc Quang bỏ đồng đội, đảo ngũ sang phía bên kia; lúc anh bị thương, bị địch bắt, bị Quang toan tính trả thù; giây phút cái chết đã liền kề khi anh bị thương nặng, cố lết về đơn vị giữa hai làn địch …Qua những dòng hồi ức ấy người đọc thấy rõ hơn cái bản chất cơ hội, hèn nhát và sự xuống cấp về đạo đức của Quang.

Dường như ở mỗi tác phẩm Nguyễn Minh Châu đều khai thác triệt để vai trò của ký ức. Ký ức đã đưa quá khứ hội nhập vào dòng thời gian hiện tại, giúp nhân vật của ông được sống với thời gian quá khứ, hiện tại đan xen nhau. Ký ức tốt đẹp sẽ giúp cho con người ta vượt lên trên cái trớ trêu của

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

hiện tại. Ký ức trở về giúp ta xâu chuỗi được các sự kiện trong cuộc đời nhân vật, để hiểu và cảm thông với nhân vật hơn. Dù rằng ký ức tham gia đã làm cho trật tự thời gian khơng diễn ra như nó vốn có nhưng chính điều này lại góp phần tạo nên sự mới mẻ độc đáo cho những tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng ký ức, giấc mơ như một phương thức để khám phá tâm lý nhân vật. Và văn xuôi của ông đã đạt đến những thành tựu mới của văn xuôi hiện đại mà đặc biệt là nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)