Sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân cách của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 27 - 38)

1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người

1.1. Khám phá bản chất bên trong của con người

1.1.1. Sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân cách của con người

Nguyễn Minh Châu là người ln đi tìm cái đẹp, hướng tới cái đẹp để khẳng định cái đẹp, cái chất thơ của cuộc sống nhưng nhà văn không thi vị hố cuộc sống, khơng dễ dãi để nhìn cuộc sống một chiều. Với nhà văn ông hiểu rằng cuộc sống không phải bao giờ cũng là tốt đẹp, là thảm hồng trên đường đi, mà cuộc sống ln có cả những phần lộ ra bên ngoài và cả những

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

phần cịn chìm khuất. Cuộc sống có cả bóng tối và ánh sáng, có cả âm và dương và xã hội thì đầy những biến đổi thăng trầm. Cuộc sống thì phức tạp mà ở đó con người phải đấu tranh để tồn tại, để sống, để dành lấy cái thiện và ánh sáng. Nhưng chính trong cuộc đấu tranh ấy, bản chất con người lại bộc lộ biết bao điều, tốt có, xấu có, thiện có và ác độc cũng có. Trong cuộc sống mới đầy những lo toan bộn bề thì những mặt trái của xã hội lại được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Đất nước hồ bình nhưng lại lâm vào những thử thách không kém phần ác liệt so với những năm chiến tranh.

Là người gần gũi với cuộc sống, gắn bó đời sống của mình với nhân dân, nhà văn Nguyễn Minh Châu hiểu hơn ai hết những gì đang diễn ra của đời sống xã hội cũng như con người. Và ơng đã mạnh dạn hướng ngịi bút của mình vào vấn đề về sự tha hoá biến chất về đạo đức và nhân cách của con người. Để từ đó nhà văn lơi ra những mặt trái của xã hội, để cảnh tỉnh và thức tỉnh lương tâm ở mỗi một con người. Bởi với sự từng trải trong cuộc sống Nguyễn Minh Châu chiêm nghiệm được một điều rằng: “những biểu hiện của

lối sống đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sống của những người xung quanh ta- nhất là thanh niên- khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng. Tôi nghiệm thấy mỗi lần đất nước chuyển từ chiến tranh sang hồ bình, chúng ta lại phải đặt ra vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân. Nhưng so với lần hồ bình năm 1954 thì cái lần hồ bình sau 1975 này, diện mạo của chủ nghĩa cá nhân nó to hơn. Tơi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà con người Việt Nam chưa bao giờ đạt đến tầm vóc lớn lao như vậy. Nhưng bên cạnh đó, cũng thấy những gì nằm trong tính cách và tâm lý con người hiện nay đã tạo nên cái mà chúng ta thường gọi chúng là tiêu cực xã hội” [37,100]. Và nhà văn đã quyết tâm dùng ngịi bút của mình “tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi người, mỗi cuộc giao tranh khơng có gì ồn ào nhưng xảy ra từng giờ từng ngày và khắp mọi lĩnh vực đời sống” [37, 100].

Những cái mà chúng ta gọi là “tiêu cực xã hội” nó có thể len lỏi vào cuộc sống của bất cứ ai, bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Nó đặt ra cho mọi

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

người những điều cần phải quan tâm và là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của con người, Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng: “Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ

thể và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì” [37, 100]. Nhưng đối với chính bản thân nhà văn, đó cũng khơng

phải là một công việc dễ dàng, không thể là ngày một ngày hai. Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược khó khăn, gian khổ, khốc liệt nhưng cuộc chiến trên mặt trận đạo đức có lẽ là gian khổ hơn rất nhiều. Nhưng làm được điều gì đó cho xã hội tốt đẹp hơn cũng là niềm hạnh phúc của nhà văn. Với Nguyễn Minh Châu “niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải

nhất trần đời của một anh cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người” [37, 108].

Xã hội ngày càng phát triển đã kéo con người ta vào cái guồng quay khơng ngừng nghỉ của nó. Nó địi hỏi mỗi người phải biết đối diện với chính mình, với những địi hỏi, nhu cầu riêng của từng số phận. Xã hội càng phát triển thì tính ích kỷ, tham lam, cá nhân của con người càng được bộc lộ rõ nét. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc địi hỏi phải giải quyết vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân dưới một cái nhìn tồn diện, đầy đủ và mới mẻ hơn.

Những hiện tượng vi phạm chuẩn mực đạo đức con người, vi phạm chuẩn mực của đời sống xã hội cũng đã được nói nhiều trong các tác phẩm như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Sao đổi ngôi của Chu Văn, Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Thời xa vắng của Lê Lựu… Với Nguyễn Minh Châu

thì vấn đề đạo đức thế sự khơng phải là một vấn đề mới trong sáng tác của ơng sau năm 1975. Thế nhưng nó đã được xuất hiện trong một diện mạo mới, được thể hiện rõ nét hơn rất nhiều qua Bức Tranh, Miền cháy, Lửa từ nhũng ngơi nhà, Cơn giơng, Mùa trái cóc ở Miền Nam…

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam xuất hiện hình ảnh Tồn – Một cán bộ đồn đã hoàn tồn thối hố, biến chất, trở thành một con người ích kỷ, tàn

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

nhẫn khơng cịn tình người, khơng cịn khả năng xúc động ngay cả khi gặp lại mẹ mình sau hơn hai mươi năm xa cách. Bản chất của Tồn được thể hiện ra khơng chỉ bằng lời nói, hành động mà còn ở ngay cả thái độ của anh đối với mọi người. Với những người bạn, Toàn cũng tỏ ra khá kiêu hãnh và lạnh lùng. Và điều quan trọng, đáng chú ý hơn cả ở Tồn chính là thái độ, là tình cảm anh dành cho người mẹ của mình. Sau hơn hai mươi năm xa cách ngỡ tưởng khi gặp lại mẹ mình Tồn sẽ xúc động, tràn ngập trong niềm yêu thương hạnh phúc của tình mẫu tử. Ấy vậy mà khi gặp lại mẹ mình Tồn tỏ một thái độ hồn tồn khác. Một thái độ dửng dưng đến chai cứng của Toàn. “…Toàn

ngồi yên, mười ngón tay theo thói quen khơng ngừng mân mê chùm chìa khố, nét mặt thờ ơ và nghiêm khắc. Có một lúc có lẽ một vài hồi tưởng quá khứ nào đó chắt ra từ trái tim đã hố thép khiến nét mặt Toàn lộ ra một chút xúc động, một cánh tay nặng nhọc đưa lên ngang lưng người mẹ nhưng cái cánh tay y như đã cắt rời khỏi cơ thể Tồn, nằm thõng thượt giữa đường sóng lưng của người mẹ già một lúc rồi tự nhiên rơi thõng xuống” rồi “anh đến đứng sau lưng bà mẹ với một động tác hơi khoa trương, vòng hai cánh tay dài ôm lấy ngang lưng mẹ hồi lâu một cách thật thắm thiết”. Và khi “xong mọi việc đâu đấy anh đưa bàn tay lên vội vàng vuốt lại mái tóc đã bị làm rối bù… sau khi vuốt lại những sợi tóc ở một bên thái dương xong thấy những ngón tay ươn ướt, đang đưa mấy ngón tay ấy lên mũi ngửi”. Tác giả đã miêu tả thật

tỉ mỉ, thật chi tiết mọi cử chỉ của Toàn để người đọc như được chứng kiến thật rõ nét, thật cụ thể cái tâm hồn khơ cứng, vơ cảm đến tàn nhẫn của Tồn. Cảnh tượng đó có ai nhìn mà khơng nhức nhối, xót xa. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đau đớn mà phải thốt lên rằng: “ Hỡi trời đất, đã có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của người mẹ”. Chúng ta xót thương

cho người mẹ tội nghiệp và trách một đứa con tàn nhẫn. Một người con lúc nào cũng nhắc đến khuôn mẫu, phép tắc trong quân ngũ ấy vậy mà lại đánh rơi hay quên đi mất cái đạo lý làm con. Dù rằng Tồn cũng có lý do để ốn trách người mẹ khi bà đã bỏ anh mà đi theo một người đàn ơng khác. Nhưng Tồn đã thật tàn nhẫn đối với người mẹ đã sinh ra anh và suốt cuộc đời mang

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

nặng trong lịng tình u thương con vô hạn và như mang một tội lỗi với con. Vậy điều gì đã làm Toàn biến chất, xuống cấp về đạo đức như vậy? Phải chăng có thể đó là một sự hiểu biết cịn rất hạn hẹp của Tồn về cuộc sống, về tình người. Cái điều mà khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh nhiều người chưa ý thức được để kịp trang bị cho bản thân mình. Hay trong chính mỗi con người, ở trong Tồn cũng cịn có những mặt chưa hồn thiện.

Có nhiều lý do để chúng ta có thể biện minh cho Tồn. Thế nhưng với những gì mà nhà văn đã thể hiện trong nhân vật Toàn, Nguyễn Minh Châu đã báo động cho cả xã hội một vấn đề lớn lao về đạo đức, nhân cách, về sự tha hoá biến chất của con người. Mà hẳn những người có lương tâm, trách nhiệm với cuộc sống, với xã hội khơng thể khơng quan tâm, khơng thể ở ngồi cuộc mà đứng nhìn.

Trong Cơn giông, Nguyễn Minh Châu lại khai thác sự tha hoá biến

chất của con người ở một góc độ khác. Đó là sự phản bội lại cách mạng, phản bội lại Tổ quốc của một người lính. Đó là Quang.

Nói về sự phản bội có lẽ cũng khơng cịn là một điều gì mới mẻ trong văn học Việt Nam. Tuy nhiên sự phản bội của con người cũng được văn học biểu hiện khá đa dạng với nhiều sắc diện khác nhau. Lịch sử dân tộc ta đã ghi dấu bao cái tên như một minh chứng. Như vua bù nhìn Lê Chiêu Thống bán nước, hại dân, phản bội lại Tổ quốc. Trong truyền thuyết Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì Mỵ Châu lại phản bội lại Tổ quốc bằng một sự vơ tình “Trái tim lầm

chỗ để trên đầu. Nỏ thần vô ý trao tay giặc. Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”. Dù

ở mức độ nào thì phản bội lại dân tộc, phản bội lại Tổ quốc cũng đều được nhân dân cơng minh xử lý nghiêm khắc. Cũng có kẻ vì bản tính thích ăn ngon mặc đẹp và do cách mạng khó khăn khơng đáp ứng được mà bỏ cách mạng sang hàng ngũ địch. Quang là một trường hợp như thế.

Nói về những kẻ lầm đường lạc lối, dịng suy tư của nhà văn khơng mới so với tư duy truyền thống của ông cha ta nhưng lại rất mới, rất khác. Nhà văn đã để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất đớn hèn của chính mình và cũng để cho nhân vật tự phán xử với tồ án lương tâm của chính mình.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Quang và Thăng hai người đã từng là đồng đội sống chết có nhau. Ấy vậy mà chỉ sau một thời gian rất ngắn ngủi, Quang đã bỏ lại đồng đội chạy sang hàng ngũ của địch. Không những phản bội lại Tổ quốc bằng việc chạy sang hàng ngũ của địch, Quang cịn phản bội lại chính cả anh em, đồng đội của mình. Quang đã có hành động thật độc ác với Thăng- người đồng đội của hắn để nhằm một mục đích là thể hiện sự trung thành với chủ mới. Quang đã định chôn sống Thăng nhưng rồi hắn lại thả anh ra. Tưởng rằng đó là sự nhân đạo của Quang nhưng ý đồ của hắn thì lại thật là tàn nhẫn. Thật mưu mơ, độc ác bởi hắn muốn để Thăng tự chết trên đường vì hắn biết rằng vết thương của Thăng quá nặng.

Lý do cho sự phản bội của Quang cũng thật là dễ hiểu. Nguyễn Minh Châu đã lý giải cho sự phản bội của Quang là do tính cách của hắn. “Đó là tính cách một con người ln ln tìm cách thoả mãn mọi thèm khát. Hắn chẳng u một cái gì cả, ngồi nỗi thèm khát được sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh chiều chuộng và tơn kính”, “hắn khơng thể sống thiếu thốn, khơng thể làm những việc nặng nhọc, khơng thể chịu nổi những hồn cảnh nghiệt ngã”. Và với hắn “Đứng ở bên nào cũng được, miễn là ở chỗ hắn đứng có đàn bà lúc nào cũng ríu rít, có đầy đủ miếng ăn và tiếng đàn, giọng hát” [8, 233]. Nhà văn cũng biện minh hộ cho sự phản

bội của Quang: “Hắn cũng có thể là một con người tốt, thậm chí một nhà cách

mạng kiên định, nếu cách mạng đang trong bước thuận lợi, thuận buồm xi gió” [8, 233]. Nếu như cách mạng khơng khó khăn, biết đâu Quang vẫn là

một người cách mạng tốt. Suy cho cùng thì sự địi hỏi ăn ngon mặc đẹp cũng là một yêu cầu rất chính đáng của mỗi một con người. Thế nhưng đất nước ta vừa mới hồ bình, cuộc sống cịn biết bao nhiêu khó khăn. Điều mà Nguyễn Minh Châu như muốn chứng minh với chúng ta chính là những người lính đã từng vào sinh ra tử thì giờ đây, khi đất nước đã hồ bình thì lại bị suy đồi về lối sống và cách suy nghĩ.

Vậy sự tha hoá, biến chất về đạo đức, nhân cách, lối sống kia có nguồn gốc từ đâu vây? Hay nói cách khác, lý do nào đã tạo điều kiện cho tính cách

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

kia tồn tại, phát triển và gây tội ác? Phải chăng nó xuất phát từ việc coi thường lương tâm, lương tri của mỗi người, con người khơng biết cảnh giác với ngay chính sự hiểu biết cịn hạn hẹp của mình về cuộc sống, tình người? Hay trong mỗi con người cịn có mặt chưa hoàn thiện và để mặt chưa hồn thiện đó lấn át, chi phối mọi hành động suy nghĩ của con người. Và phải chăng câu nói của các nhà hiền triết xưa kia nhắc nhở chúng ta “hãy tự biết

mình” đã bị chúng ta lãng quên. Điều này quả thật là nguy hại, nó từng bước

dẫn con người ta đến sự cằn cỗi trống rỗng của tâm hồn mà hậu quả của nó thì bản thân mỗi chúng ta khơng thể nào lường trước được.

Từ đó, điều mà Nguyễn Minh Châu muốn thức tỉnh chúng ta có lẽ là chúng ta phải biết phê phán thái độ bàng quan, dửng dưng trước sự đau khổ của người khác, phải cảnh giác với sự xa đoạ do thói ham mê quyền lực gây nên.

Theo hướng tiếp cận này, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã đạt đến những giá trị nhân đạo mới. Mà đặc biệt, trong điều kiện tình hình nước ta hiện nay, thời buổi kinh tế thị trường, con người ta đua nhau làm giàu, tìm mọi cách để thăng quan tiến chức thì những gì mà Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến trong những năm trước vẫn có ý nghĩa lớn lao. Đó là lời thức tỉnh đến lương tâm, lương tri của nhiều người, đừng vì sự ham mê quyền lực mà bạc bẽo với tình người.

1.1.2. Khả năng tự nhận thức của con người.

Không chỉ thể hiện những vi phạm của chuẩn mực đạo đức, điều quan trọng hơn là nhà văn Nguyễn Minh Châu còn phát hiện ra những mặt tốt đẹp đang tồn tại trong nhân cách con người, đó là lịng vị tha, là khát vọng sống hoàn hảo, khát vọng được “làm lại” mình. Cái mà trước đây thường được hiểu như là những truyền thống, mỹ tục của nhân dân thì ngày nay nó được gắn liền với sự tự ý thức của mỗi người về nhân cách. Đó được đánh giá là một bước phát triển biện chứng của tư duy nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng trở về với những khám phá về con người, cá nhân nhưng ở trên một trình độ mới với một điểm xuất phát mới cao hơn.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Viết vào thời điểm khi đất nước khơng cịn tiếng súng. Thế nhưng dường như câu chuyện trong những tác phẩm sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu lại đưa người đọc vào một “cuộc chiến” mới mà cũng không kém

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)