Chiến tranh cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 53)

2. Hệ thống đề tài

2.1. Chiến tranh cách mạng

2.1.1. Đôi nét về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 viết về đề tài chiến tranh cách mạng. cách mạng.

Nhìn lại nền văn xi viết về chiến tranh của văn học Việt Nam trong những năm kháng chiến, chúng ta tự hào và hãnh diện về những thành quả mà nó đã đạt được. Những tác phẩm chủ yếu của nền văn học nước ta trong những năm chiến tranh thường là những tác phẩm mang đậm tính thời sự, phản ánh và nêu ra những vấn đề cấp bách của cuộc chiến đấu đang diễn ra sơi nổi và quyết liệt và có sức động viên, cổ vũ lớn lao cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Thế nhưng sau này nhìn lại chúng ta mới nhận thức được một điều rằng những gì có trên từng trang sách, hiển hiện lên trên từng trang sách ấy cũng mới chỉ là một phần còn rất nhỏ về cuộc chiến tranh trên đất nước chúng ta mà thôi.

Sau chiến tranh, khi đất nước đã lập lại hồ bình thì cuộc sống đã khác trước. Xã hội mới, con người mới, những yêu cầu mới cũng đã được đặt ra nó

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

đòi hỏi ở những người cầm bút có cái nhìn tồn diện hơn. Việc thể hiện chiến tranh, tái hiện lịch sử không phải chỉ dừng lại ở việc thể hiện những sự kiện nữa mà nó địi hỏi ở một mức độ cao hơn. Lịch sử, chiến tranh cách mạng phải đi liền với việc đào sâu vào số phận cá nhân con người.

Chiến tranh đã kết thúc nhưng đất nước lại đặt ra những thách thức gay gắt hơn với những người cầm bút. Lúc này, viết về cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng địi hỏi từ phía các nhà văn phải đặt trong mối tương quan với những yêu cầu của cuộc sống mới hiện nay. Văn học viết về chiến tranh của chúng ta đi tái hiện quá khứ nhưng thực chất là để hướng về cuộc sống hiện tại. Để rồi cho đến hôm nay, chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm nhưng nó đâu cịn chỉ là quá khứ mà nó đang hiện diện ở ngay trong chính cuộc sống hơm nay của cả dân tộc, của mỗi người dân Việt Nam. Và xa hơn nữa là nó cịn hiển hiện ở ngay trong chính những người lính Mỹ đã từng tham chiến trên đất nước Việt Nam.

Nhìn vào tồn cảnh bức tranh văn xi Việt nam sau năm 1975, chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy một điều rằng chiến tranh vẫn là một mảng đề tài gây được sự chú ý và sức hấp dẫn từ phía các nhà văn và ngay cả đối với người đọc. Chúng ta nồng nhiệt đón nhận những tác phẩm ra đời ngay sau khi đất nước vừa mới hồ bình. Các tiểu thuyết như Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Năm 75 họ đã sống như thế của Nguyễn

Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thuỵ…Trong những năm 80 chúng ta có Sao mai của Dũng Hà, Mở rừng của Lê Lựu, Biển gọi của Hồ

Phương, Những người đi từ trong rừng ra và truyện ngắn Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Đất trắng

của Nguyễn Trọng Oánh, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Thung lũng thử thách của Thái Bá Lợi... Và sau này là Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng, Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo…

Bây giờ đây, chiến tranh đã được các nhà văn nhìn nhận khác trước. Cuộc chiến tranh đã lùi xa, những hố bom đã, đang dần được san lấp bởi các

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

cơng trình, nhà máy mọc lên. Thế nhưng ký ức về chiến tranh thì vẫn đang cịn hiện hữu rất rõ trong tâm trí của những người đã đi qua chiến tranh . Ngày hơm nay, chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá, suy nghĩ khác nhau về chiến tranh. Nhưng điều quan trọng đối với mỗi nhà văn chính là viết về chiến tranh làm sao để cho người đọc nhận thức được cuộc chiến tranh khốc liệt đã qua hiện diện như chính nó đã từng hiện diện. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là nhà văn sao chép hiện thực một cách giản đơn. Chính vì vậy mà nhà văn khơng thể đứng một chỗ, nhìn nhận ở một góc, một vấn đề hay chỉ một khía cạnh của chiến tranh. Điều quan trọng đối với các nhà văn là phải mở rộng được phạm vi hiện thực: chiến tranh phải có những chiến cơng, có những thất bại, tổn thất, có vinh quang, có bi kịch và rất nhiều những phương diện khác nữa. Và vấn đề cốt lõi chính là ở cách lý giải, cách lựa chọn và mô tả hiện thực như thế nào để có sức hấp dẫn và thuyết phục.

Một số nhà văn, nhất là những nhà viết tiểu thuyết muốn tìm trở lại những mảng hiện thực chiến tranh mà họ đã từng trải, ngòi bút của họ hướng nhiều vào giai đoạn trước của cuộc chiến tranh, đặc biệt là những năm tháng gay go, quyết liệt nhất. Chúng ta có thể kể đến Dũng Hà với Sao Mai, Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Nam Hà với Đất miền Đông, Lê Lựu với Mở rừng, Chu Lai với Nắng đồng bằng, Thái Bá Lợi với Thung lũng thử thách…Hồ bình lập lại, mỗi nhà văn đều có những cách tiếp cận, cách viết

riêng về chiến tranh. Nhà văn Nam Hà đã tìm cho mình một cách tiếp cận mới mẻ về đề tài chiến tranh trong Đất miền Đông. Nếu như trước đây các nhà văn chú ý thể hiện hình ảnh người chiến sĩ ở ngồi mặt trận thì nay ngịi bút của các nhà văn lại quan tâm hơn đến hoạt động của các cán bộ chỉ huy ngoài mặt trận. Trong Đất miền Đông, nhà văn Nam Hà đã thể hiện sự căng thẳng, quyết liệt của trận đánh ở cả hai phía ta và địch ở ngay sở chỉ huy. Tác giả không miêu tả nhiều trực diện các trận đánh, nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra tồn cảnh và tính chất của mỗi trận đánh.

Trong Đất trắng, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh lại viết về những ngày đầu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ở vùng ven

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Sài Gòn. Tác phẩm cũng phản ánh cái khơng khí căng thẳng, quyết liệt của những ngày chiến đấu. Tác giả đã mơ tả rất cụ thể những khó khăn, tổn thất của cách mạng: Số người hy sinh ngày một lại nhiều hơn, gạo hết, đạn hết, thuốc men thì cạn dần, thơng tin liện lạc thì bị gián đoạn…Khó khăn chồng chất những khó khăn. Thế nhưng trong hồn cảnh đó đã xuất hiện tư tưởng đảo ngũ, sự phản bội, đầu hàng địch. Và ngòi bút nhà văn đã không ngần ngại, ơng chĩa thẳng ngịi bút của mình vào mà vạch trần điều ấy.

Thung lũng thử thách của Thái Bá Lợi lại đưa đến cho chúng ta một

mảng hiện thực dữ dội khác. Tác giả đã mô tả sự tổn thất của cách mạng ở chính ngay một sư đồn. Để chạy theo thành tích, sư đồn này đã sử dụng tuỳ tiện lực lượng đánh phân tán, không rút kinh nghiệm, khơng chuẩn bị kỹ địa hình, khơng xem xét tình hình địch và cấp trên thì khơng tin ở cấp dưới…

Bên cạnh đó, một số nhà văn lại chú ý đến việc trình bày “con người

trong biến diễn lịch sử”. Xuất phát từ quan niệm chiến tranh là nơi sàng lọc

nghiêm khắc nhất con người, các nhà văn đặc biệt chú ý miêu tả q trình hình thành tính cách nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh.

Những bối cảnh mà nhà văn đưa vào trong mỗi tác phẩm dường như là cái hoàn cảnh dành riêng cho mỗi con người, mỗi số phận. Trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh, các nhà văn đã đặt con người vào những tình huống quyết liệt, những xung đột phức tạp với những số phận không đơn giản và diễn biến tâm lý phức tạp của con người. Để từ đó nhà văn muốn khẳng định lẽ sống, nhân cách con người. Đó là Thái Bá Lợi trong Hai người trở lại trung

đoàn, Nguyễn Minh Châu trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Nguyễn Trí Huân trong Năm 75 họ đã sống như thế, Nguyễn Trọng Oánh

trong Đất trắng, Nam Hà trong Đất miền Đông, Lê lựu trong Thời xa vắng,

Dương Hướng trong Bến không chồng, Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh…

Chiến tranh có sức lan toả rất lớn, nó như ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ, số phận của con người. Để rồi con người ta phải vật lộn để mà sống, mà khẳng định chính mình. Điều này khơng chỉ diễn ra ở chiến trường, ở những

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

lúc có tiếng súng mà cịn có cả ở những nơi cuộc sống tưởng như bình yên, phẳmg lặng và nó cịn diễn ra ở ngay trong mỗi một con người. Nghĩa là chiến tranh không phải chỉ xảy ra ở một khơng gian rộng lớn mà nó cịn len lỏi vào từng số phận con người. Các nhà văn thời kỳ này đã mạnh dạn đi vào khám phá sự phức tạp của các mảng hiện thực và tìm đến những vùng hiện thực mà văn học viết về chiến tranh giai đoạn trước chưa kịp phản ánh.

Viết về chiến tranh, mỗi nhà văn có cách viết, cách tiếp cận khác nhau. Dù bằng cách nào đi nữa thì các nhà văn vẫn luôn chú ý đến những vấn đề bản chất của hiện thực, phản ánh cái cụ thể nhất, sinh động và cũng quyết liệt nhất của cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng dù có cố gắng lắm, những sáng tác văn xuôi thời kỳ này cũng chưa hẳn đã khắc phục hết được những tồn tại của văn học viết về chiến tranh giai đoạn trước, vẫn chưa thể nói hết được tầm vóc lớn lao của cuộc chiến tranh đã đi qua. Chiến tranh đã đi qua nhưng những gì mà nó để lại cịn tàn khốc hơn rất nhiều. Chiến tranh cịn những mảng chìm khuất mà không phải nhà văn nào cũng dũng cảm xông vào để lôi ra ánh sáng, phản ánh cụ thể trên từng trang viết. Đã đành nói đến chiến tranh là nói đến bi kịch, mất mát, đau thương. Nhưng bộ mặt thật của chiến tranh còn quái ác, ghê gớm hơn rất nhiều những gì chúng ta biết, chứng kiến. Bằng cảm quan tinh tế của một người nghệ sĩ chân chính, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra cái phần cịn chìm khuất trong mảng hiện thực về chiến tranh và ông đã dũng cảm xông vào cái hiện thực đang còn bị che lấp ấy.

2.1.2. Một cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực chiến tranh của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu.

Là một người lính đã từng lăn lộn ở chiến trường, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã chiêm nghiệm ra rằng chiến tranh không chỉ là những chiến cơng, khơng chỉ có anh hùng và lịng quả cảm- những điều mà ơng đã phản ánh cụ thể, kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong những tác phẩm viết về chiến tranh trước năm 1975. Chiến tranh khơng phải hồn tồn hào hùng, lãng mạn như được mô tả trong Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính…Với

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

Nguyễn Minh Châu chiến tranh cách mạng cịn chìm khuất với biết bao nỗi đau, mất mát, hy sinh, sự đa đoan của cuộc đời và của mỗi số phận con người. Giờ đây, với Nguyễn Minh Châu, viết về chiến tranh khơng cịn là một cơng việc bình thường nữa mà nó như một “món nợ” phải trả. Bởi với Nguyễn Minh Châu: “Viết về chiến tranh…mấy tiếng ấy không chỉ đơn thuần

là chuyện một đề tài văn chương, mà cịn gì đây? Có máu thịt của mình. Kẻ cịn sống và người đã chết. Có kỷ niệm: đồng đội, đồng chí của mình. Có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc” [37, 50].

Viết về chiến tranh, trước hết nhà văn đã nhận ra những gì cịn khiếm khuyết của nền văn xi viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta “quả thật là những trang viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta

cịn thiếu một cái gì thực là mặt giáp mặt với kẻ thù, với cuộc sống sôi nổi, quyết liệt và khẩn trương đang là nhịp sống chung từ tiền tuyến đến hậu phương trong những ngày tháng này. Chúng ta vẫn cịn thiếu một cái gì vừa cật lực vừa trí tuệ. Chúng ta chưa có tình u thương vợ con, vợ chồng, đồng chí thật lớn của nhân dân trong những năm này. Chúng ta cũng chưa có một cái gì thực chất là lạc quan cách mạng khiến nhân dân hết sức vui sướng trong những điều kiện sống vẫn còn gian khổ vất vả. Chúng ta cũng chưa có lịng căm thù giặc đến tận độ khiến mọi người khơng thể ngồi n” [37, 32].

Và “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi

và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày” [37, 33]. Và điều

mà nhà văn cần tránh và mong muốn các nhà văn khác cùng làm chính là

“Đừng bao giờ biến cuộc sống kháng chiến thành một cảnh “non bộ” xinh xẻo, tĩnh mịch” [37, 32]. Và “hãy cứ ơm cho hết vịng tay của mình đi, nếu khơng ơm được một trái núi hãy ôm lấy một cành cây mộc trên sườn núi ấy. Nếu sức ta chưa khái quát được những vấn đề rộng lớn của cuộc kháng chiến thì hãy ghi lấy một dáng dấp, một khung cảnh, một nét rung động của ngịi bút” [37, 34].

Nói đến chiến tranh là phải có tiếng súng, có khói lửa đạn bom, có hy sinh mất mát. Nhưng chiến tranh khơng chỉ có ở chiến trường mà nó cịn lan

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

đến cả những nơi yên lành, còn đánh vào miền sâu thẳm trong mỗi cuộc đời cá nhân, số phận con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã âm thầm, lặng lẽ mà rất dũng cảm mở một lối đi cho riêng mình về đề trài chiến tranh cách mạng.

Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý đến con người mà sự hiện diện của họ trên trang sách vừa là bằng chứng về sự nhào nặn ghê gớm của chiến tranh vừa là một bằng chứng về lịng vị tha cao cả và những bí ẩn của tâm hồn con người. Ơng quan tâm đến trong mơi trường đó con người đã sống ra sao. Ông nhận ra một điều rằng “Con người vừa chịu sự chi phối

của hồn cảnh vừa tìm mọi cách tác động lên nó. Q trình vật lộn giữa con người và hoàn cảnh cũng là quá trình con người làm xuất hiện những quy luật mới của đời sống” và “cách mạng và chiến tranh là một thử thách khắc nghiệt nhất đối với con người. Nó có một sức lay động rất sâu xa. Cách mạng và chiến tranh là một cuộc xét duyệt trên tất cả các mặt xã hội, tâm lý, đạo đức…Trong bão tố của cách mạng và chiến tranh, con người phải phơi bày cái bản chất của mình ra nhanh chóng hơn lúc bình thường. Trong cách mạng và chiến tranh khơng có sự ve vuốt để n tâm, thói lịch sự để che đậy, mọi con người đều là chính mình nhất” [37, 56-57]. Đúng như khi bàn về

mảng văn xuôi viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu nhà văn Hồ Phương đã có lần viết: “Giờ đây viết về chiến tranh, dường như anh chỉ coi

đó là một bối cảnh đặc biệt mà ở đó những con người đã sinh sống, vật lộn ra sao, đã đúng, đã sai ra sao, đã đem lại cho nhau hạnh phúc và làm khổ nhau thế nào. Giờ đây từng con người và mỗi người phải cùng nhau xoá bỏ cái xấu, chống lại cái ác, dã từ mọi sai lầm để cùng nhau có thể sống tốt hơn, đẹp hơn”.

Tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu từ sau năm 1975, trước hết phải kể đến tiểu thuyết Miền cháy. Cái khoảnh khắc mà ông lựa

chọn để phản ánh chính là lúc mà đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với biết bao khó khăn và bộn bề. Trung tâm của cuốn tiểu thuyết này là hình ảnh mẹ Êm. Một người mẹ suốt đời đã âm thầm cống hiến, lặng lẽ hy sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)