Đánh giá của sinh viên về ý nghĩa của môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 59 - 65)

TT Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC lƣợng Số (%) Xếp

hạng

1 Giúp bạn hiểu một cách khoa học về hoạt động giao tiếp

nói chung và các kỹ năng giao tiếp nói riêng 166 83,0 3 2 Giúp bạn biết cách tổ chức một cuộc giao tiếp 141 70,5 6

3 Giúp bạn vận dụng những quy luật giao tiếp để xử lý các

tình huống giao tiếp trong quan hệ với ngƣời khác 179 89,5 1 4

Giúp bạn biết ứng xử hợp lý trong quan hệ với những ngƣời xung quanh, không thể tùy tiện trong cách ứng xử với mọi ngƣời

175 87,5 2

5 Giúp bạn kiểm chế bản thân trong khi giao tiếp với ngƣời

khác, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi giao tiếp của mình 166 83,0 3 6 Giúp bạn biết cách tự đánh giá quá trình giao tiếp của

mình và của ngƣời khác một cách đúng đắn 133 66,5 7 7 Môn học giúp ngƣời ta hiểu năng lực giao tiếp là do mỗi

cá nhân rèn luyện chứ không phải tự nhiên mà có 163 81,5 5 Theo đánh giá của sinh viên, tác dụng lớn nhất của môn học là giúp các em vận dụng những quy luật giao tiếp để “xử lý các tình huống trong quan hệ với ngƣời khác”

(89,5%). Trƣớc khi học môn KNGT, các em chủ yếu xử lý tình huống giao tiếp dựa theo bản năng, theo những gì mà các em cảm nhận, hoặc là đi tham khảo ý kiến của ngƣời thân hay bạn bè, chƣa có sự tiếp cận thông tin về giao tiếp một cách khoa học, bài bản.

Những kiến thức sử dụng trong quá trình giảng dạy môn KNGT đã đƣợc hệ thống, khái quát hóa và đƣợc lựa chọn, sàng lọc cẩn thận, do vậy, ngƣời học có thể thấy một cách rõ ràng những quy luật trong giao tiếp, nhìn nhận quá trình này dƣới góc độ ánh sáng của khoa học khách quan. Đồng thời đây là môn học mang tính thực tiễn rất cao, gắn với thực tế đời sống xã hội, không đơn thuần chỉ là một môn học mang tính chất giới thiệu lý thuyết. Do vậy việc áp dụng, vận dụng kiến thức từ lý thuyết đến thực hành rất gần gũi với cuộc sống. Điều này đƣợc chứng minh cụ thể qua sự lựa chọn của sinh viên, các em cho rằng ý nghĩa lớn nhất mà môn học mang lại cho các em chính là giúp các em vận dụng những quy luật giao tiếp và xử lý những tình huống giao tiếp với mọi ngƣời.

Tác dụng lớn thứ hai của môn học đƣợc sinh viên lựa chọn chính là việc: môn học giúp các em “biết ứng xử hợp lý trong quan hệ với những ngƣời xung quanh và không thể tùy tiện trong cách ứng xử với mọi ngƣời” (87,5%). Xét về sự phát triển tâm lý lứa tuổi, so với những ngƣời trƣởng thành, các em sinh viên thuộc lứa tuổi đầu thanh niên thƣờng có tâm lý chung là xem nhẹ những quy tắc và cách thức tiến hành giao tiếp, hay cho rằng ngƣời lớn quá quan trọng, thích hình thức trong giao tiếp. Sau khi tiếp cận với nội dung trong chƣơng trình, nhận thức của các em đã có sự thay đổi. Các em nhận thấy giao tiếp bao hàm nhiều nguyên tắc và quy luật tâm lý khác nhau, cách thức tiến hành giao tiếp với các đối tƣợng trong mỗi mối quan hệ lại có tính chất riêng, vì vậy không thể tùy tiện giao tiếp theo ý thích. Thông qua môn học, sinh viên tự lý giải, tìm ra đáp án cho sự mâu thuẫn trong tâm lý của mình với những ngƣời lớn tuổi hơn.

Chính vì sự nhận thức rất tích cực này của sinh viên mà các em cho rằng ý nghĩa lớn thứ ba của môn KNGT chính là giúp các em có cách nhìn nhận khoa học hơn về giao tiếp nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng (83%). Mọi sự vật, hiện tƣợng khi đƣợc nhìn nhận, đánh giá dƣới góc độ khoa học đều mang tính thuyết phục hơn, có sự

đảm bảo về việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế cao hơn, qua đó góp phần làm nên yếu tố thành công của môn học.

Các tác dụng khác của môn học cũng đƣợc các em nhận định và đánh giá khá cao (tác dụng xếp hạng ở vị trí cuối cùng đạt 66,5% tổng số ý kiến lựa chọn). Việc đƣa ra các tiêu chí đánh giá đƣợc tham khảo dựa trên mục tiêu đào tạo của môn học, với kết quả thu về lại khẳng định lần nữa nhận thức của sinh viên trƣờng CĐCSND I đã có sự nhìn nhận đúng về môn KNGT. Đồng thời, những quan điểm về ý nghĩa của môn học mà sinh viên cho ý kiến trên, cũng phản ánh những nhu cầu và mong đợi rất lớn của các em với môn học, đòi hỏi giảng viên phải không ngừng hoàn thiện kiến thức, giáo án, hồ sơ bài giảng để làm thỏa mãn nhu cầu học hỏi cao của sinh viên.

3.1.2. Thái độ của sinh viên trƣờng CĐCSND I với môn KNGT

Từ nhận thức ảnh hƣởng rất lớn đến thái độ. Nếu ngay từ nhận thức, khách thể thấy đối tƣợng nghiên cứu không cần thiết, không quan trọng với mình thì khi tƣơng tác với đối tƣợng, khách thể khó có thể có đƣợc thái độ tích cực với đối tƣợng.

Xét về thái độ của sinh viên khi tham gia học tập môn KNGT, chúng tôi nhận thấy các em khá hào hứng với môn học. Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về môn học, có 6,5% sinh viên cho rằng môn học là không quan trọng, con số này cũng lặp lại tƣơng tự khi tiến hành tìm hiểu thái độ chung của sinh viên với môn KNGT, cũng có 6,5% sinh viên có thái độ không thích môn học này:

Có 46,5% tổng số sinh viên cho kết quả trên phiếu trƣng cầu ý kiến là “thích học” môn KNGT. Trao đổi với các em lý do các em thích học môn này, đó là do môn KNGT có nhiều ý nghĩa thực tế. Đồng thời, những nội dung đề cập đến trong chƣơng trình khá gần gũi với sinh hoạt hàng ngày, không mang tính giáo điều hay mơ hồ quá. Khi học các môn khác, các em cho biết cảm thấy khá nặng nề vì nội dung học khó, chƣơng trình nặng, thời gian kéo dài… Với môn KNGT, các em cảm thấy tƣơng đối thoải mái, một số em so sánh môn KNGT nhƣ là một môn học giúp các em cảm thấy thƣ giãn khi thực hiện chƣơng trình học trong trƣờng. Theo quan sát thái độ trên lớp, trạng thái tâm lý của các em khá thoải mái, sinh viên dễ dàng cƣời hay biểu lộ thái độ tích cực hơn so với khi học các môn khác nhƣ các môn liên quan đến pháp luật, chính trị…

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng một số kiến thức nội dung học chƣa thực sự gắn với sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, lý thuyết chƣa cụ thể… Thêm nữa, có một bộ phận sinh viên khi học thƣờng chỉ quan tâm đến những môn học chính, chiếm nhiều đơn vị học trình, vì vậy những môn học mang tính chất bổ trợ nhƣ môn KNGT ít đƣợc sinh viên thể hiện những thái độ tích cực. Nhƣ sinh viên N.T.T, 19 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy, hệ Cao đẳng chia sẻ: “Môn KNGT chỉ là một môn phụ, không phải là môn học chính, ít đơn vị học trình, kết quả không ảnh hưởng nhiều đến điểm tổng kết cuối cùng nên em không thích học lắm”. Cũng có một số sinh viên khác có cùng suy nghĩ nhƣ N.T.T

Đó là thái độ chung đối với môn học, cụ thể thực trạng thái độ trƣớc khi bắt đầu giờ học và thái độ trong khi tham gia các hoạt động học tập môn KNGT của sinh viên trƣờng CĐCSND I nhƣ thế nào. Trƣớc hết là thái độ của sinh viên trƣớc khi giờ học môn KNGT diễn ra, kết quả trƣng cầu ý kiến thu về nhƣ sau:

Biểu đồ 5: Thái độ của sinh viên trƣớc giờ học môn KNGT

ĐTB của nội dung trƣng cầu ý kiến này là 2,61, cho thấy tâm lý của sinh viên có xu hƣớng chung là “chờ mong” giờ học KNGT bắt đầu.

Số sinh viên rất chờ mong giờ học môn KNGT diễn ra chỉ đạt 8%. Trong khi đó, số sinh viên có thái độ thờ ơ với môn học là 44,5% tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu. Nguyên nhân sinh viên có thái độ thờ ơ với môn học là gì. Phỏng vấn sâu sinh viên T.V.K, 20 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát kinh tế, hệ Trung cấp cho hay: “Hồi mới nhập trường, mới học ít môn nên em còn nhiều hứng thú, hay chú ý vào môn nào đó mình thích, nhưng dần dần số môn học và nội dung học lớn, lại bị nhiều thứ khác chi phối như gia đình, công việc tại đơn vị… nên sự quan tâm đặc biệt đến một môn nào đó cũng ít đi. Nhất là em không có kỹ năng học như nắm thông tin, ghi chép bài… tốt, nên toàn đợi khi nào giảng viên đọc chậm lại hay đọc đi đọc lại, nhấn mạnh vào phần nào đó thì mới ghi chép. Môn nào cũng thế nên cảm thấy học môn nào cũng giống như nhau, trừ khi giảng viên hay phương pháp sư phạm của họ quá đặc biệt thì mới để ý, quan tâm đến môn đó nhiều hơn”. Phỏng vấn tiếp về những yếu tố nào của giảng viên khiến T.V.K thấy ấn tƣợng, sinh viên này chia sẻ: “Đó có thể là những đặc điểm ngoại hình của giảng viên, giọng nói, điệu bộ, tính cách, cách làm việc…”

Cùng quan điểm với T.V.K, sinh viên N.T.H, 19 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát hình sự, hệ Cao đẳng trả lời: “Đây không phải là hiện tượng đặc biệt, nó cũng diễn ra như với các môn học khác. Bản thân em ít quan tâm đặc biệt tới một môn học nào đó, môn học nào cũng như nhau, cứ lên lớp là ngồi học. Khi giờ học diễn ra, tùy độ hấp dẫn của từng giờ mà mình có thái độ với giờ học khác nhau”.

Nhƣ vậy, có thể thấy sinh viên có sự thích ứng tâm lý với hoạt động học, thái độ tích cực dần chai sạn đi theo thời gian diễn ra việc học. Đồng thời, có một bộ phận sinh viên thiếu kỹ năng học, có thái độ ỷ lại, thụ động, chờ đợi sự tác động, cung cấp kiến thức từ giảng viên. Với những sinh viên này, sự thích thú với môn học đƣợc hình thành là do những phƣơng pháp sƣ phạm mà giảng viên sử dụng, do các yếu tố thuộc về đặc điểm ngoại hình, tính cách… của giảng viên.

Để tìm hiểu, khai thác rõ hơn về tâm trạng của các em trong giờ học môn KNGT trên lớp, chúng tôi đã đƣa ra một số nội dung để trƣng cầu ý kiến, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)