TT YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG HỨNG
THÚ HỌC TẬP MÔN KNGT ĐTB
SD Xếp hạng
1 Sự tự tin vào khả năng giao tiếp thực tế
của sinh viên 2,03 0,690 11
2 Ý nghĩa của môn học đối với sinh viên
trong hiện tại và nghề nghiệp sau này 2,31 0,653 2
3 Động cơ học 2,37 0,612 1
4 Sự tích cực, chủ động tham gia trong quá
trình học 2,28 0,665 3
5 Kỹ năng học và khai thác học liệu của
sinh viên 2,23 0,690 4
6 Kỹ năng giao tiếp của giảng viên 2,21 0,660 5
7 Phẩm chất nhân cách của giảng viên 2,19 0,717 6
8 Mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên 2,11 0,719 8
9 Lƣợng kiến thức mà sinh viên tiếp thu đƣợc 2,06 0,720 9
10 Tính bắt buộc phải hoàn thành của
môn học trong chƣơng trình 1,60 0,658 13 11 Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên 2,17 0,673 7
12 Nội dung chƣơng trình giảng dạy 2,06 0,720 9
13
Các phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ học liệu phục vụ dạy và học môn KNGT còn thiếu
2,02 0,601 12
Với những yếu tố ảnh hƣởng đề xuất trƣng cầu ý kiến của sinh viên, có thể thấy, những yếu tố thuộc nhóm những yếu tố chủ quan từ phía bản thân sinh viên đƣợc các em đánh giá cao, xếp thứ hạng đầu trong tất cả các yếu tố đƣợc đề cập đến.
Trong nhóm các yếu tố chủ quan này, yếu tố ảnh hƣởng các em cho là có tác động lớn nhất đến hứng thú học tập môn KNGT chính là: động cơ học (ĐTB: 2,37), thuộc mức gây ảnh hƣởng nhiều. Thực tế cho thấy, động cơ tác động đến mọi hoạt động của con ngƣời, hành động tích cực chỉ có đƣợc nếu cá nhân có động cơ tích cực, mạnh mẽ.
Nhƣng những động cơ này phải đƣợc xuất phát từ chính bản thân cá nhân, và phải là những động cơ chính đáng thì hành động mới có thể bền vững, hiệu quả cao.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn sâu rằng những động cơ nào đã thúc đẩy việc học của sinh viên, kết quả cho thấy, 97% sinh viên trả lời động lực chính của sinh viên đó là học để lấy kiến thức phục vụ sinh hoạt hàng ngày và cho công việc sau này, động cơ lớn thứ 2 chính là học để có điểm tổng kết tốt chiếm 92% số sinh viên đƣợc hỏi. Những động cơ này đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của sinh viên và đòi hỏi của hoạt động học mà sinh viên tham gia: học để lấy kiến thức và có kết quả tốt khi ra trƣờng. Những động cơ này đều là những động cơ thực tế, có sức thúc đẩy hành động của sinh viên lớn, góp phần tạo nên những nhận thức, thái độ và cả các biểu hiện tích cực trong hứng thú học tập của sinh viên.
Yếu tố ảnh hƣởng lớn thứ 2 đến việc học môn KNGT, theo đánh giá của các em đó chính là ý nghĩa của môn học (ĐTB: 2,31). Một trong các điều kiện bắt buộc để một đối tƣợng trở thành hứng thú với bất kỳ cá nhân nào, đó là cá nhân phải ý thức đƣợc một cách rõ ràng về đối tƣợng, vì vậy, ý thức đƣợc về ý nghĩa của đối tƣợng với bản thân là điều tất yếu. Song, yếu tố này phụ thuộc vào sự nhận thức của cá nhân, nếu cá nhân không nhận thức đƣợc ý nghĩa của môn học thì không thể làm nảy sinh thái độ tích cực với đối tƣợng và không thể có đƣợc những hành vi biểu hiện hứng thú cụ thể. Việc sinh viên ý thức đƣợc tầm quan trọng của môn học, ý nghĩa của môn học sẽ mang tính quyết định, ảnh hƣởng lớn đến hứng thú học tập không chỉ với riêng môn KNGT mà còn với cả các môn học khác. Sự tự đánh giá này của sinh viên cho thấy nhận thức rất đúng đắn của các em với các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến hứng thú học tập.
Xếp sau yếu tố thuộc về sự nhận thức này là yếu tố thuộc về sự tích cực, chủ động trong hoạt động của sinh viên (ĐTB: 2,28). Từ nhận thức đến đƣợc hành động là một khoảng cách rất lớn, nó chỉ có thể đạt đƣợc nếu cá nhân thực sự tích cực, tự giác và chủ động trong mọi hoạt động của bản thân. Nếu không có sự tích cực này, dù tác động từ bên ngoài có tích cực đến mấy đi chăng nữa cũng không thể làm nảy sinh
hứng thú học tập cho các em, không đủ sức mạnh để thúc đẩy các em tự vƣơn lên chiếm lĩnh lấy đối tƣợng gây hứng thú.
Các yếu tố thuộc nhóm khách quan chỉ đóng vai trò thứ yếu. Trong đó, một số yếu tố khách quan đề xuất nhƣ kỹ năng giao tiếp của giảng viên hay phẩm chất nhân cách của giảng viên cũng chỉ xếp thứ hạng 5 và 6. Giải thích cho sự đánh giá này, sinh viên N.P.L, 19 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát môi trƣờng, hệ Cao đẳng cho biết: “Thông thường, giao tiếp với giảng viên không nhiều, chủ yếu là ở trên lớp, những nội dung trao đổi đều liên quan chủ yếu đến kiến thức của bài học, nên ít có thông tin về giảng viên, vì vậy rất khó để kết luận hay đánh giá về khả năng giao tiếp hay nhân cách của thầy cô được”. Đối với hệ đào tạo từ Trung cấp trở đi, giảng viên không gắn bó với lớp nhƣ ở bậc học phổ thông, vì vậy giảng viên khó có điều kiện tạo thêm ấn tƣợng với sinh ngoài giờ lên lớp, đây cũng là một trong những hạn chế khiến cho nhiều tâm huyết của giảng viên không truyền đến và làm hình thành, củng cố thêm hứng thú học tập cho sinh viên.
Sự tự tin vào khả năng giao tiếp thực tế của sinh viên cũng là một trong những yếu tố tác động đến hứng thú học tập môn KNGT, tuy nhiên, theo các khách thể nghiên cứu, yếu tố này không ảnh hƣởng nhiều đến hứng thú học tập của các em, chỉ là mang tính chất có ảnh hƣởng (ĐTB: 2,03), xếp thứ 11/13. Nhƣ sinh viên P.V.H, 21 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát hình sự, hệ Cao đẳng cho hay: “Kiến thức là rất rộng, kể cả khi mình đã có ít nhiều hiểu biết rồi, nhưng khi được học, được tiếp cận một cách hệ thống hơn, bản thân kiến thức mới hấp dẫn và giảng viên có cách dẫn dắt hay thì mình vẫn sẽ cảm thấy học tập hấp dẫn, biết thêm nhiều thì càng tốt hơn”. Vậy với, đánh giá của sinh viên P.V.H, yếu tố hấp dẫn gây hứng thú còn phụ thuộc vào nội dung sẽ học và cách thức sƣ phạm của giảng viên lên lớp, ngƣời học sẵn sàng tiếp nhận những nội dung mới, ngoài những gì mà họ đã có. Ý kiến của P.V.H khẳng định thêm lần nữa cho kết quả qua trƣng cầu ý kiến.
Yếu tố “Các phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ học liệu phục vụ dạy và học môn KNGT còn thiếu thốn” cũng chỉ mang tính chất có ảnh hƣởng (ĐTB: 2,02), xếp thứ 12/13. Xếp thứ hạng cuối cùng là yếu tố “Tính bắt buộc phải hoàn thành môn học của chƣơng trình”. Đây là môn học tự chọn nhƣng đã đƣợc định hƣớng, nên nó vẫn mang tính bắt buộc. Song các em không vì thế mà không có hứng thú với môn học, yếu tố này có ĐTB là 1,6 tƣơng ứng với mức độ không ảnh hƣởng.
Nhƣ thế, ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên chủ yếu là những yếu tố chủ quan từ chính các em. Từ đây có thể thấy, để sinh viên có hứng thú học tập với bất kỳ môn học nào, giảng viên phải kích thích đƣợc các yếu tố thuộc về phía chủ quan của sinh viên, nhƣ là tạo cho các em động cơ học tập lành mạnh, tích cực, cung cấp thông tin, ý nghĩa môn học…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Nhìn chung, sinh viên trƣờng CĐCSND I đã có hứng thú học tập với môn KNGT, tuy nhiên, hứng thú học tập này mới chỉ đạt mức trung bình:
Qua kết quả nghiên cứu số liệu thực tế, cho thấy cả sinh viên thuộc hệ Cao đẳng và sinh viên thuộc hệ Trung cấp, trƣờng CĐCSND I có nhận thức về môn KNGT đạt mức trung bình. Trong đó, sinh viên đã ý thức đƣợc sự cần thiết của môn học với chƣơng trình đào tạo, và ý thức đƣợc tầm quan trọng, và ý nghĩa mà môn học mang lại cho chính bản thân các em, đồng thời, có thái độ tích cực với môn học.
Tuy nhiên, về mặt các hành vi biểu hiện hứng thú, sinh viên trƣờng CĐCSND I đạt hứng thú học tập ở mức độ thấp (ĐTBC: 2,43). Ngay trong chính phiếu trả lời của các em cho thấy còn có sự thụ động lớn khi sinh viên tham gia học tập môn KNGT, sinh viên còn chờ đợi những tác động từ phía giảng viên chứ chƣa tự mình có những hành động cao để vƣơn tới chiếm lĩnh tri thức cho bản thân. Đặc biệt là đối với sinh viên hệ Trung cấp (việc ghi chép bài còn phụ thuộc vào nội dung giảng viên đọc chép, ít chủ động tự ghi thông tin bài học, ít nêu quan điểm, ý kiến riêng, rất hạn chế yêu cầu giảng viên cung cấp cũng nhƣ là hƣớng dẫn cách khai thác các học liệu. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ sinh viên có nhiều hạn chế về kỹ năng học (tuổi đời nhiều, đã tham gia công tác thực tế lâu năm, không sử dụng đến các kỹ năng học), do thói quen học tập thiếu chủ động đã cố hữu ở ngƣời học từ bậc phổ thông…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nhờ có hứng thú học tập, sinh viên cảm thấy lôi cuốn hơn với môn học mà mình đang theo học. Việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sự ham học đƣợc kích thích khiến sinh viên chủ động hơn. Cả thái độ và nhận thức đến các hành vi biểu hiện hứng thú học tập đều mang tính tích cực, nhờ vậy mà hiệu quả của việc học trở nên cao hơn, việc học sẽ không chỉ dừng lại ở kết quả học tập tốt mà kiến thức của môn học sẽ còn có thể trở thành một phần kiến thức bên trong của sinh viên. Nghiên cứu về đề tài này đã đƣợc các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc tiến hành, mỗi đề tài lại đóng góp thêm cơ sở lý luận về hứng thú nói chung và về hứng thú học tập nói riêng, đồng thời có nhiều ý nghĩa thực tiễn cho tâm lý học ứng dụng.
Từ khái niệm hứng thú của Nguyễn Quang Uẩn – khái niệm đƣợc lựa chọn là công cụ của đề tài: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động”.
Chúng tôi đề xuất khái niệm hứng thú học tập môn KNGT nhƣ sau:
Hứng thú học tập môn KNGT là những biểu hiện tích cực của người học với môn KNGT, trong đó người học nhận thức được ý nghĩa của môn học, thấy môn học có khả năng mang lại cho mình những khoái cảm đặc biệt trong quá trình học tập, đồng thời có những hành vi tích cực với môn học.
Việc nghiên cứu hứng thú học tập môn KNGT đƣợc dựa trên các yếu tố về nhận thức, thái độ, các hành vi biểu hiện hứng thú và các yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên thông qua một số phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phƣơng pháp phỏng vấn sâu; Phƣơng pháp thống kê toán học.
Nghiên cứu tiến hành trên 200 sinh viên của trƣờng ở cả hai hệ Cao đẳng và Trung cấp, kết quả cho thấy: hứng thú học tập với môn KNGT của sinh viên ở mức trung bình. Trong đó, sinh viên đã ý thức đƣợc sự cần thiết của môn học với chƣơng trình đào tạo, ý
thức đƣợc tầm quan trọng và những lợi ích mà môn học mang lại cho bản thân các em, có thái độ tích cực với môn học. Tuy nhiên, về mặt các hành vi biểu hiện hứng thú, kết quả cho thấy, sinh viên trƣờng CĐCSND I hứng thú chỉ đạt mức độ thấp.
Từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy sinh viên còn thụ động trong quá trình học, chƣa chủ động chiếm lĩnh tri thức, mà còn thụ động, chờ đợi sự tác động của giảng viên trong giờ học. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ sinh viên còn nhiều hạn chế về kỹ năng học (đã công tác lâu năm, lâu không sử dụng đến các kỹ năng học tập trung trong trƣờng), do thói quen học tập thiếu chủ động đã cố hữu từ bậc phổ thông…
Ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên trƣờng CĐCSND I có nhiều tác nhân tác động, trong đó bao gồm cả những yếu tố từ chính chủ quan cá nhân sinh viên, đồng thời, cả những yếu tố mang tính khách quan nhƣ: môi trƣờng sinh hoạt, giảng viên hƣớng dẫn, điều kiện, cơ sở vật chất dạy và học... Trong đó, yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất là do động cơ học của sinh viên. Tùy từng động cơ học tập khác nhau sẽ ảnh hƣởng đầu tiên đến nhận thức của sinh viên về môn học, từ đó tác động đến thái độ và các hành vi biểu hiện hứng thú học tập của sinh viên.
2. Kiến nghị
Trƣớc thực trạng hứng thú học tập môn KNGT, chúng tôi đã tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của các em với môn học, từ kết quả thăm dò ý kiến thu đƣợc, chúng tôi xin đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị với Nhà trƣờng và bộ môn Tâm lý – bộ môn đang trực tiếp giảng dạy môn KNGT, nhằm nâng cao chất lƣợng hứng thú học tập môn KNGT cho sinh viên nhƣ sau:
2.1. Đối với nhà trƣờng
- Hiện tại, Nhà trƣờng có số lƣợng học sinh đông, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, qua trƣng cầu ý kiến có đến 83,5% sinh viên cho rằng nhà trƣờng nên nên tạo điều kiện, tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy - học môn KNGT (phòng học, máy tính, máy chiếu…). Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Nhà trƣờng khi có điều kiện, có thể
đầu tƣ hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy môn KNGT và cả các môn học khác trong trƣờng.
- Thực trạng hiện nay, có nhiều tài liệu, giáo trình chƣa đủ để phục vụ sinh viên học tập, nhiều thời điểm, nhiều sinh viên phải tham khảo chung 1 quyển giáo trình… 76% mong muốn đƣợc cung cấp đủ giáo trình, tài liệu học là con số thể hiện nhu cầu rất lớn về vấn đề học liệu của sinh viên.
Đây cũng là nguyện vọng của chúng tôi, mong muốn Nhà trƣờng quan tâm, bổ sung thêm các giáo trình, tài liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc, trang bị thêm công cụ tra cứu hiện đại nhƣ máy tính, nâng cao chất lƣợng dẫn truyền internet để đáp ứng nhu cầu học tập và tìm hiểu của cả giáo viên và sinh viên đối với các tài liệu liên quan đến lĩnh vực giao tiếp nói chung và môn KNGT nói riêng…
- Cử giáo viên giảng dạy đi tham dự, học tập tại các buổi học chuyên đề về giao tiếp, giao lƣu với các đơn vị khác cũng giảng dạy môn KNGT để cập nhật, bổ sung, nâng cao kiến thức về kỹ năng sƣ phạm, về giao tiếp…
Các kiến thức đƣợc truyền thụ trong chƣơng trình là những nội dung rất thiết thực, đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng đối với mọi cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, sinh viên vẫn muốn rằng giảng viên nên thƣờng xuyên cập nhật những kiến thức giao tiếp mới, nhƣ: văn hóa giao tiếp của các quốc gia trên thế giới, những sự kiện, hiện tƣợng giao tiếp giao tiếp nổi bật… Điều này sẽ khiến cho bài giảng của giảng viên luôn mới mẻ, hấp dẫn, cuốn hút sinh viên, đồng thời giúp thỏa mãn nhu cầu kiến thức giao tiếp của sinh viên, nâng cao chất lƣợng hứng thú học tập môn KNGT của các em.
- Qua trƣng cầu ý kiến của sinh viên về việc phân bố lại thời gian dạy lý thuyết và thực hành môn KNGT cho kết quả có 53,5% ý kiến sinh viên cho rằng nên giảm