Hệ đào tạo Điểm
Sự cần thiết của môn KNGT với chƣơng
trình đào tạo
Tầm quan trọng của môn KNGT với việc học tập và bản thân
trong hiện tại
Tầm quan trọng của môn KNGT với công việc và bản thân trong tƣơng lai
Trung cấp ĐTB 2,78 2,63 2,92 SD 0,883 0,706 0,907 Cao đẳng ĐTB 3,14 3,37 3,31 SD 0,711 0,787 0,761 Tổng cộng ĐTB 2,96 3,00 3,12 SD 0,820 0,833 0,858
Xét về nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của môn KNGT với chƣơng trình đào tạo: Theo quy ƣớc điểm, ĐTB càng cao càng cho thấy sự nhìn nhận, đánh giá cao về môn học. So sánh ĐTB của 2 hệ sinh viên, nhận thấy, sinh viên hệ Cao đẳng cho rằng môn KNGT là cần thiết với chƣơng trình đào tạo hơn sinh viên hệ Trung cấp.
Khi tìm hiểu về các đối tƣợng đang tham gia học tập tại trƣờng, đƣợc biết: ngoài những sinh viên là học sinh phổ thông trúng tuyển theo học, có không ít đối tƣợng là
đã từng trải qua thời gian thực hiện nghĩa vụ Công an - những đối tƣợng này chủ yếu tham gia học tập ở hệ Trung cấp. Do đã đƣợc tiếp xúc trực tiếp với thực tế trong công tác Công an, vì vậy họ đã có những kinh nghiệm nhất định khi giao tiếp với các loại đối tƣợng khác nhau. Đồng thời, kiến thức môn KNGT áp dụng trong quá trình đào tạo là đƣợc chọn lọc từ những lý thuyết kinh điển, đến thực tế lao động và chiến đấu của chiến sỹ. Do vậy khi tham gia học tập môn KNGT, họ sẽ thấy có những nội dung kiến thức mang tính chất quen thuộc, nên ít quan tâm đến môn này mà thƣờng chú trọng những môn mang tính chất chuyên ngành hơn. Nhƣ chia sẻ của sinh viên T.V.L, 24 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội, hệ Trung cấp:
“Trong cả công việc và sinh hoạt hàng ngày, bản thân tôi đã có nhiều va vấp nên cũng đã có kinh nghiệm giao tiếp, theo học trong trường, tôi thường quan tâm nhiều đến những môn liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ để sau này làm việc hơn”.
Với hệ Cao đẳng, sinh viên theo học phần lớn là học sinh phổ thông trúng tuyển vào Ngành, còn rất bỡ ngỡ với công tác Công an, khái niệm việc làm chƣa thực sự rõ ràng, chủ yếu vẫn chỉ quen với hoạt động học tập, vui chơi giải trí và đƣợc hƣởng sự hỗ trợ, chăm sóc rất lớn từ gia đình. Đến khi theo học tại trƣờng, bắt buộc phải sinh hoạt nội trú, không đƣợc tùy tiện ra ngoài trƣờng học. Vì vậy, kinh nghiệm giao tiếp của các em còn rất thiếu về nhiều mặt, chƣa tiếp xúc đa dạng với các hoàn cảnh, đối tƣợng khác nhau, nhất là những đối tƣợng có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp sau này. Nhƣ thế hoàn toàn có thể lý giải lý do tại sao sinh viên ở hệ Cao đẳng có sự đánh giá môn KNGT cần thiết với chƣơng trình đào tạo hơn so với sinh viên hệ Trung cấp.
So sánh đánh giá tầm quan trọng của môn KNGT với việc học tập và bản thân trong hiện tại, và cả với công việc và bản thân trong tƣơng lai của sinh viên cũng diễn ra tƣơng tự. Sinh viên hệ Cao đẳng có xu hƣớng đánh giá môn KNGT quan trọng hơn so với hệ Trung cấp. Nhất là ở nội dung nghiên cứu về tầm quan trọng của môn KNGT với việc học tập và bản thân trong hiện tại, sinh viên hệ Cao đẳng có mức đánh giá rất cao (ĐTB: 3,37).Với sinh viên hệ Cao đẳng, môn KNGT thực sự nhƣ là một cứu cánh
cho các em khi mới tham gia vào môi trƣờng giao tiếp hoàn toàn mới lạ trong trƣờng. Sinh viên D.T.T.H, 19 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát kinh tế, hệ Cao đẳng cho biết:
“Hồi mới vào học trong trường, có rất nhiều thứ khác với môi trường trước kia, em thấy rất khó khăn và ngại khi nói chuyện với các bạn khác. Sau khi học môn KNGT em thấy tự tin hơn, biết cách giao tiếp với mọi người hơn. Việc học tập cũng được cải thiện hơn nhiều.”
Rất nhiều đối tƣợng của hệ Trung cấp đã đƣợc tiếp xúc trực tiếp với công tác Công an, có kinh nghiệm giao tiếp thực tiễn, do vậy mà đánh giá về môn KNGT có quan trọng với công việc và bản thân trong tƣơng lai không, sinh viên hệ Trung cấp tiếp tục có đánh giá tầm quan trọng này của môn học thấp hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng. Thêm nữa, sinh viên hệ Trung cấp chỉ học và sống với nhau tại trƣờng trong 2 năm học, còn đối với hệ Cao đẳng, thời gian này lên đến 3 năm. Cũng vì lẽ đó mà sinh viên hệ Cao đẳng rất coi trọng giao tiếp và đánh giá cao vai trò của môn học. Nhƣ sinh viên Đ.T.T.T, 19 tuổi, khoa Cảnh sát kinh tế, hệ Cao đẳng cho hay: “Bình thường ở nhà, khi giao tiếp với mọi người, em nghĩ sao thì nói thế, nhưng khi vào học tại đây, phải sinh hoạt hàng ngày với nhiều bạn khác, có nhiều lúc giao tiếp mà không biết mình nên làm gì. Vì vậy em rất kỳ vọng ở môn KNGT này, bọn em sẽ biết thêm cách để ứng xử với nhau trong các tình huống hàng ngày, tránh sự cố đáng tiếc trong suốt 3 năm học dài tại trường.”
Qua đây cũng có thể thấy các em có kỳ vọng rất lớn vào hiệu quả mà môn học này mang lại, đồng thời thể hiện rõ sự nhận thức về những thiếu hụt trong giao tiếp mà các em mong muốn có thể hạn chế bớt nhờ môn KNGT này.
3.2.2. Về thái độ
Nhìn chung cả 2 hệ đào tạo đều có thái độ tích cực với môn KNGT, đánh giá về thái độ chung với môn học cho kết quả:
Bảng 3.6: So sánh thái độ chung với môn KNGT và thái độ trƣớc khi bắt đầu giờ học môn KNGT của sinh viên
Hệ đào tạo Điểm Thái độ chung với
môn học
Thái độ của sinh viên trƣớc giờ học môn KNGT Trung cấp ĐTB 2,70 2,46 SD 0,810 0,610 Cao đẳng ĐTB 3,32 2,75 SD 0,790 0,672 Tổng cộng ĐTB 3,01 2,61 SD 0,856 0,657
So về nhận thức, sinh viên hệ Cao đẳng có nhận thức về môn học cao hơn sinh viên hệ Trung cấp, xét về thái độ chung với môn học, kết quả cũng cho nội dung tƣơng tự: sinh viên hệ Cao đẳng (ĐTB: 3,32) thích học môn KNGT hơn nhiều so với sinh viên hệ Trung cấp (ĐTB: 2,70). Vậy, từ nhận thức đến thái độ với môn KNGT của cả 2 hệ sinh viên đều có sự lôgic, khẳng định tính khách quan của số liệu nghiên cứu.
Tiếp tục nhìn nhận thái độ của sinh viên 2 hệ trƣớc khi giờ học môn KNGT bắt đầu cũng cho kết quả tƣơng tự: sinh viên hệ Cao đẳng mong chờ đến giờ học môn KNGT hơn so với sinh viên hệ Trung cấp.
Từ những phân tích về xuất phát điểm của sinh viên 2 hệ, rõ ràng, sinh viên hệ Cao đẳng có nhiều thiếu hụt trong giao tiếp nhiều hơn so với sinh viên hệ Trung cấp, do đó mà sự háo hức, chờ đợi đến giờ học môn KNGT của sinh viên hệ Cao đẳng là cao hơn so với sinh viên hệ Trung cấp: Thái độ mong chờ đến giờ học của sinh viên hệ Cao đẳng là tích cực (ĐTB: 2,75), trong khi đó, thái độ của sinh viên hệ Trung cấp chỉ là khá tích cực (ĐTB: 2,45).