Thái độ của sinh viên trong giờ học môn KNGT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 65)

T T

THÁI ĐỘ

CỦA SINH VIÊN TRONG GIỜ HỌC MÔN KNGT CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ĐTB SD Xếp hạn g Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Cảm giác thời gian học trôi qua

nhanh 18 9,0 91 45,0 74 37,0 17 8,5 2,55 0,775 3

2

Thấy phấn khởi, hào hứng khi đƣợc tham gia các hoạt động (lý thuyết, thực hành…) của môn học

38 19,0 60 30,0 79 39,5 23 11,5 2,57 0,927 2

3 Học tập không thấy căng thẳng 36 18,0 55 27,5 78 39,0 31 15,5 2,48 0,961 5

4 Thấy thỏa mãn với kiến thức của

môn học 19 9,5 91 45,5 64 32,0 26 13,0 2,52 0,839 4

5 Cảm thấy luyến tiếc khi giờ học

kết thúc 20 10,0 31 15,5 99 49,5 50 25,0 2,11 0,893 8

6 Sẵn sàng học tiếp khi thời gian

buổi học sắp kết thúc 13 6,5 53 26,5 87 43,5 47 23,5 2,16 0,859 7

7 Chỉ học trong thời gian quy định 16 8,0 97 48,5 66 33 21 10,5 2,46 0,788 6

8 Mong muốn đƣợc tham gia nhiều hoạt

động khác liên quan đến môn học 44 22,0 82 41,0 52 26,0 22 11,0 2,74 0,926 1

9 ĐTBC 2,45

Từ bảng tổng hợp số liệu trên, nhận thấy, hầu hết sinh viên có thái độ khá tích cực trong giờ học (ĐTBC: 2,45). Trong đó, thái độ tích cực nhất của sinh viên đó là: mong muốn đƣợc tham gia các hoạt động khác liên quan đến môn học (ĐTB: 2.74). Điều này cho thấy bản thân môn học có sức hấp dẫn, cuốn hút các em không chỉ trong khi diễn ra giờ học mà còn khiến các em muốn tham gia các hoạt động khác có liên quan nữa. Theo kết quả trƣng cầu ý kiến, thái độ “thấy phấn khởi, hào hứng khi đƣợc tham gia các hoạt động (lý thuyết, thực hành) của môn học” chiếm vị trí thứ 2 (ĐTB: 2,57).

Trạng thái tâm lý của sinh viên trong giờ học khá thoải mái, môn học đã có sự lôi cuốn, thu hút chú ý của sinh viên, điều này đƣợc chứng minh khi sinh viên đánh giá lựa chọn “cảm thấy giờ học trôi qua nhanh” chiếm vị trí thứ 3 (ĐTB: 2,55).

Song, biểu hiện thái độ “chỉ học trong thời gian quy định” (ĐTB: 2,46) là một biểu hiện tiêu cực của sự hứng thú học tập, lại khá phổ biến trong sinh viên qua con số lựa chọn: có 8% là rất thƣờng xuyên chỉ muốn học trong giờ, con số thƣờng xuyên chỉ

muốn học trong giờ là 48,5%, số sinh viên có thái độ bớt tiêu cực hơn, muốn học ngoài cả khi giờ học kết thúc và thỉnh thoảng muốn chỉ học trong giờ là 33%, số sinh viên luôn muốn học ngoài cả giờ học quy định chiếm con số khiêm tốn 10,5%. Nhƣ vậy, các em mong muốn đƣợc tham gia các hoạt động khác liên quan đến môn học nhƣng những hoạt động đó sẽ phải diễn ra trong khuôn khổ thời gian của môn học.

Điều này cũng phù hợp với việc lựa chọn câu trả lời cho câu trƣng cầu ý kiến biểu hiện “sẵn sàng học tiếp khi giờ học kết thúc” chỉ đạt ĐTB là 2,16 điểm. Trao đổi thêm ý kiến với các giảng viên đã lên lớp giảng dạy môn KNGT, khi có kẻng báo kết thúc giờ học hay khi sinh viên của lớp khác kết thúc buổi học sớm hơn, việc duy trì chú ý của sinh viên là rất khó, nếu đề nghị tiếp tục học, đa số sinh viên trong lớp sẽ có thái độ từ chối hoặc nếu tiếp tục học thì thái độ khá tiêu cực, sự tập trung chú ý bị giảm mạnh. Trả lời phỏng vấn sâu về nguyên nhân của biểu hiện này, em T.T.T.L, 19 tuổi, khoa Cảnh sát môi trƣờng, hệ Cao đẳng cho biết: “Mỗi ngày chúng em phải hoàn thành nhiều công việc, vừa học, vừa lao động, rèn luyện và tham gia các hoạt động khác, thời gian cho mỗi hoạt động là có giới hạn, vì vậy, nếu tiếp tục học tiếp thì thời gian cho hoạt động khác bị ảnh hưởng. Kết thúc buổi học cũng gần với thời gian ăn trưa hay sinh hoạt riêng buổi chiều nên nếu thấy các bạn khác được ra về trước thì chúng em cũng muốn về theo, có cố học tiếp cũng không thể tập trung như lúc trước được”. Một điều dễ nhận thấy là do điều kiện diện tích của nhà trƣờng có hạn, khoảng sân trƣớc cửa các giảng đƣờng thƣờng đƣợc tận dụng vừa làm nơi để chơi thể thao giải trí, vừa là nơi học tập ngoài trời, nơi rèn luyện, tập luyện sức khỏe. Do vậy, khi các hoạt động ngoài sân diễn ra rất dễ làm phân tán sự chú ý của sinh viên trong các giảng đƣờng, nhất là những giảng đƣờng ở tầng 1. Vậy, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mà sinh viên có những thái độ này.

ĐTBC chung cho thái độ của sinh viên với môn học là 2,69, đạt mức tích cực. Vậy, từ nhận thức đến thái độ của sinh viên với môn học có sự tƣơng đối thống nhất, bƣớc đầu sinh viên đã có sự tự định hƣớng đƣợc về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn

KNGT và có thái độ tích cực với môn học. Đây là dấu hiệu đáng mừng đồng thời cũng là nền tảng tốt để sinh viên sẵn sàng tiếp thu những tác động sƣ phạm của giảng viên trong quá trình diễn ra môn học.

3.1.3. Hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên trƣờng CĐCSND I

Bƣớc đầu tìm hiểu cho thấy sinh viên đã có nhận thức đúng, có thái độ tích cực với môn KNGT. Tiếp tục trƣng cầu ý kiến của sinh viên về những hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT ở trong và ngoài giờ học, tổng hợp ý kiến cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3: Hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT trong giờ học

TT BIỂU HIỆN HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN KNGT TRONG GIỜ HỌC CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ĐT B SD Xếp hạ ng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Đi học đầy đủ tất cả các buổi

học môn KNGT 178 89,0 22 11,0 0 0 0 0,0 3,89 0,314 1

2 Tích cực nghe giảng 63 31,5 95 47,5 41 20,5 1 0,5 3,10 0,730 2

3 Tập trung chú ý cao độ suốt buổi học 28 14,0 74 35,0 90 45,0 8 4,0 2,61 0,775 5

4 Không bị phân tán bởi các yếu

tố ngoại cảnh 22 11,0 58 29,0 99 49,5 21 10,5 2,41 0,821 7

5 Không nói chuyện hay làm

việc riêng trong giờ 20 10,0 73 36,5 89 44,5 18 9,0 2,48 0,795 6

6 Ghi chép cẩn thận, đề mục rõ

ràng 70 35,0 75 37,5 49 24,5 6 3,0 3,05 0,846 3

7 Nhiệt tình tham gia bài học (lý thuyết, thực hành…) 32 16,0 99 49,5 50 25,0 19 9,5 2,72 0,846 4

8 Tích cực phát biểu ý kiến,

quan điểm riêng 22 11,0 44 22,0 108 54,0 26 13,0 2,31 0,835 8

9 Sẵn sàng nêu thắc mắc về bài

học với giảng viên 18 9,0 39 18,0 102 50,1 41 20,5 2,17 0,857 10

10

Yêu cầu giảng viên hƣớng dẫn cách học và cách tự học, cách khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo…

13 6,5 44 22,0 76 38,0 67 33,5 2,02 0,905 11

11 Học thụ động theo những gì

giảng viên cung cấp 33 16,5

10

0 50,0 57 28,5 10 5.0 2,22 0,778 9

13 ĐTBC 2,63

Biểu hiện tích cực nhất của sinh viên là đi học đầy đủ tất cả các buổi học môn KNGT (ĐTB: 3,89). Sinh viên đi học đầy đủ tất cả các buổi học đạt ĐTB rất cao, gần nhƣ là đạt mức 100% rất thƣờng xuyên đi học đầy đủ. Sở dĩ sinh viên có biểu hiện tích

cực là do các em thấy thích học môn KNGT. Mặt khác là do quy định về thời gian sinh hoạt, học tập, và rèn luyện trong trƣờng. Đây là quy định bắt buộc mà mọi sinh viên phải thực hiện nghiêm túc. Chính vì vậy, khi giờ học diễn ra có thể dễ dàng quan sát thấy các em đi học rất đầy đủ.

Vừa đi học đầy đủ, sinh viên vừa tích cực nghe giảng (ĐTB: 3,10) và ghi chép cẩn thận, đề mục rõ ràng (ĐTB: 3,05). Việc nghe giảng và ghi chép bài học, vừa là quyền lợi, đồng thời cũng vừa là trách nhiệm mà sinh viên phải thực hiện trên lớp, với ĐTB cao, cho thấy sinh viên có sự tự giác cao trong quá trình học tập.

Các biểu hiện khác nhƣ: “nhiệt tình tham gia bài học” (ĐTB: 2,72), “tập trung chú ý cao độ” (ĐTB: 2,61), cho thấy sinh viên có xu hƣớng thƣờng xuyên nhiệt tình, tập trung trong giờ học. Các biểu hiện theo sinh viên tự đánh giá này cũng phù hợp với ý kiến của giảng viên lêp lớp: “Khi yêu cầu các em trả lời câu hỏi, các em có sự đáp ứng trả lời, trong suốt buổi học, đa phần các em chấp hành nội quy tốt, tập trung chú ý, ít nói chuyện hay làm việc riêng” – P.T.L, giảng viên môn KNGT, 33 tuổi, bộ môn Tâm lý chia sẻ.

Tuy nhiên, đáng chú ý là biểu hiện sinh viên học thụ động (ĐTB: 2,22), xếp thứ 9/12 tổng số biểu hiện đề xuất nghiên cứu. Trong tổng số khách thể, có 16,5% sinh viên lựa chọn rất thƣờng xuyên thụ động trong học tập, 50% sinh viên thƣờng xuyên học thụ động, chỉ có 28,5% thỉnh thoảng mới học và 5% sinh viên là không bao giờ học thụ động. Theo quan sát giờ học diễn ra, biểu hiện thụ động dễ nhận thấy nhất đó là: không chủ động tự ghi chép thông tin bài học. Nhƣ giảng viên N.T.H, 40 tuổi, giảng viên dạy môn KNGT cho biết: “Nhiều sinh viên không tự ghi chép bài khi giảng viên đang giảng, phần lớn các em hay chờ mình đọc cho chép, còn nếu mình không đọc, chỉ giảng thôi thì sinh viên cứ ngồi nghe, không ghi chép gì, nhất là sinh viên nào trước đây là cán bộ hay đã đi nghĩa vụ Công an thì lại càng hay ngồi chờ giảng viên đọc cho chép”.

Trả lời phỏng vấn sâu về nguyên nhân của việc thụ động trong khi ghi chép bài học, sinh viên Đ.V.T, 23 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát hình sự, hệ Trung cấp nói: “Từ hồi còn học phổ thông, em đã quen với việc được thầy cô đọc cho chép bài, đến giờ em vẫn có thói quen đó, nhiều lúc mải nghe giảng viên giảng bài mà em quên mất là phải ghi bài”. Sinh viên N.V.K, 24 tuổi, chuyên ngành Cảnh sát môi trƣờng, hệ Trung cấp:

“Tôi đã tham gia công tác được 5 năm rồi, giờ đi học thấy rất khó khăn, nếu giảng viên không đọc cho chép, tôi cũng không biết được đâu là phần cần thiết phải ghi và đâu chỉ là phần giảng viên phân tích minh họa…”. Vậy, lý giải cho sự thụ động này có nhiều nguyên nhân, nhƣng qua phỏng vấn sâu có thể thấy, nguyên nhân chính đó là do thói quen thụ động từ phổ thông và do sinh viên thiếu kỹ năng học tập cần thiết.

Đồng thời, có thể thấy sinh viên chƣa thực sự chủ động, mạnh dạn trong các hành động học của mình nhƣ: hành động “tích cực phát biểu ý kiến, quan điểm riêng” chỉ đạt ĐTB là 2,31 điểm, hành động “sẵn sàng nêu thắc mắc về bài học với giảng viên” có ĐTB là 2,17 điểm, “yêu cầu giảng viên hƣớng dẫn cách khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo” có ĐTB là 2,02 điểm. So với bảng quy ƣớc ý nghĩa ĐTB, chỉ số ĐTB của các hành động này chỉ đạt mức ý nghĩa hứng thú thấp… Tất cả các biểu hiện này nhƣ sinh viên tự đánh giá lựa chọn, đa phần chỉ ở mức độ “thỉnh thoảng”, nếu sinh viên nào có những biểu hiện này thì theo giảng viên N.T.T, 29 tuổi, Bộ môn Tâm lý cho hay: “Các em thường rất rụt rè”.

Nhƣ vậy nhìn chung, trong khi giờ học môn KNGT diễn ra, hứng thú học tập đã có nhƣng hành vi biểu hiện hứng thú học tập mới chỉ đạt mức trung bình (ĐTBC: 2,63).

Tiếp tục tìm hiểu thực trạng hành vi biểu hiện hứng thú môn KNGT của sinh viên ở ngoài giờ học trên lớp, kết quả thu về nhƣ sau:

Bảng 3.4: Hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT ngoài giờ học T T BIỂU HIỆN HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN KNGT NGOÀI GIỜ HỌC CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ĐTB SD Xếp hạn g Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Có sự chuẩn bị trƣớc khi lên lớp 15 7,5 51 25,5 72 36,0 62 31 2,10 0,928 8

2 Chủ động tìm tài liệu tham khảo tham khảo liên quan đến môn học. 12 6,0 37 18,5 131 65,6 20 10,0 2,21 0,697 5

3 Thích thú, say mê với tài liệu tham

khảo liên quan đến môn học 22 11,0 33 16,5 135 67,5 10 5,0 2,34 0,739 2

4 Dành thời gian cho môn học mỗi ngày 10 5,0 37 18,5 138 69,0 15 7,5 2,21 0,647 5

5 Tranh luận những vấn đề liên

quan môn học 10 5,0 53 26,5 100 50,0 37 18,5 2,18 0,788 7

6 Suy nghĩ và nêu thắc mắc với

giảng viên và các bạn 10 5,0 70 35,0 85 42,5 35 17,5 2,28 0,808 4

7

Liên hệ học hỏi thêm kiến thức từ giảng viên, bạn học khác, hoặc với những ngƣời hiểu biết về lĩnh vực đó…

17 8,5 69 34,5 98 49,0 16 8,0 2,44 0,761 1

8

Thƣờng xuyên liên hệ, ứng dụng những kiến thức của môn học vào các hoạt động hàng ngày…

16 8,0 58 29,0 96 48,0 30 15,0 2,30 0,821 3

9 ĐTBC 2,26

Những biểu hiện hứng thú ngoài giờ học của sinh viên có ĐTBC là 2,26 điểm, cho thấy ngoài giờ học, hứng thú học tập của sinh viên đạt mức độ thấp.

Biểu hiện hứng thú ngoài giờ học đƣợc lựa chọn nhiều nhất, xếp vị trí cao nhất là việc “liên hệ học thêm kiến thức từ giảng viên, bạn học khác, hoặc với những ngƣời hiểu biết về lĩnh vực đó”… (ĐTB: 2.44). Tuy nhiên chỉ có 8,5% tổng số khách thể nghiên cứu là rất thƣờng xuyên liên hệ để tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức từ giảng viên, bạn bè hay những ngƣời khác. Trong đó, đối tƣợng mà sinh viên liên hệ nhiều để học hỏi không phải là các giảng viên, theo em T.K.Y, 18 tuổi, chuyên ngành Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội, hệ Cao đẳng: “Đối tượng mà em hay tìm đến đó chính là những người bạn thân, hoặc người thân trong gia đình như cha hoặc mẹ..”.

thấy “ngại” khi phải giao tiếp với các thầy cô, còn với bạn bè hay gia đình, người quen thì em thấy thoải mái hơn, dễ chia sẻ hơn”. Nhiều sinh viên khác cũng có suy nghĩ nhƣ sinh viên T.K.Y.

Từ tổng hợp phiếu trƣng cầu ý kiến, nhận thấy sinh viên dƣờng nhƣ không mấy trăn trở, đầu tƣ suy nghĩ về môn học nên khi trƣng cầu ý kiến về việc ngoài giờ học, các em có suy nghĩ và nêu thắc mắc với giảng viên và các bạn… về bài học không, có đến 42,5% sinh viên thỉnh thoảng mới nghĩ đến và có 17,5% sinh viên là không bao giờ nghĩ, thắc mắc về bài học. Kết quả thu về tƣơng tự với nội dung trƣng cầu ý kiến về việc có hay không sự tranh luận những vấn đề liên quan đến môn học ở ngoài giờ học trên lớp, kết quả: 50% sinh viên chỉ thỉnh thoảng tranh luận và có những 18,5% sinh viên là không bao giờ tranh luận gì hết. Nhƣ vậy, có thể thấy rõ sự chƣa tích cực học môn KNGT ngoài giờ học trên lớp của sinh viên.

Nếu nhƣ trong giờ học, có ít sinh viên yêu cầu giảng viên hƣớng dẫn cách khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo, thì ngoài giờ học, số sinh viên có sự chủ động tìm tài liệu tham khảo liên quan đến môn học cũng rất ít. Có đến 65,6% tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu “thỉnh thoảng” mới chủ động tìm kiếm tài liệu. Đồng thời nếu cần tìm tài liệu tham khảo thì số sinh viên thấy “thỉnh thoảng” thích thú, say mê với tài liệu chiếm đến 67,5% sinh viên. Liên hệ với trung tâm thƣ viện, đƣợc biết, các em thƣờng xuyên chỉ mƣợn giáo trình về học, số sinh viên mƣợn các loại sách tham khảo phục vụ cho môn học là rất ít. Nhƣ vậy có thể thấy rõ sự không chủ động, không tự giác trong việc tự học của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)