So sánh thái độ trong giờ học của sinh viên với môn KNGT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 77 - 82)

TT

Hệ đào tạo Trung cấp Cao đẳng Tổng cộng Điểm

Nội dung so sánh ĐTB SD ĐTB SD ĐTB SD

1 Cảm giác thời gian học trôi qua nhanh 2,52 0,689 2,58 0,855 2,55 0,775

2

Thấy phấn khởi, hào hứng khi đƣợc tham gia các hoạt động (lý thuyết, thực hành…) của môn học

2,23 0,897 2,90 0,835 2,57 0,927

3 Học tập không thấy căng thẳng 2,19 0,929 2,77 0,908 2,48 0,961

4 Thấy thỏa mãn với kiến thức của môn học 2,32 0,886 2,71 0,743 2,52 0,839

5 Cảm thấy luyến tiếc khi giờ học kết thúc 2,06 0,827 2,15 0,957 2,11 0,893

6 Sẵn sàng học tiếp khi thời gian buổi học sắp

kết thúc 1,97 0,745 2,35 0,925 2,16 0,859

7 Chỉ học trong thời gian quy định 2,41 0,712 2,51 0,859 2,46 0,788

8 Mong muốn đƣợc tham gia nhiều hoạt động khác

liên quan đến môn học 2,51 0,990 2,97 0,797 2,74 0,926

Từ bảng trên, cho thấy hầu hết mọi thái độ của sinh viên hệ Cao đẳng đều có sự tích cực hơn so với sinh viên hệ Trung cấp. Đặc biệt là một số thái độ nhƣ: “Muốn tham gia nhiều hoạt động khác liên quan đến môn học”; “Phấn khởi, hào hứng khi tham gia các hoạt động của môn học”; “Học tập không thấy căng thẳng”…

Với bảng so sánh này có thể thấy rõ và lần nữa lại khẳng định lại rằng sinh viên hệ Cao đẳng có thái độ học tập tốt hơn so với sinh viên hệ Trung cấp. Đồng thời, sinh viên hệ Cao đẳng có sự chủ động trong học tập hơn so với sinh viên hệ Trung cấp: điều này có thể thấy rõ qua số liệu so sánh ĐTB của hai nội dung tìm hiểu: thái độ “Sẵn sàng học tiếp khi thời gian buổi học sắp kết thúc” và thái độ “Chỉ học trong giờ quy định”.

Thái độ của sinh viên hai hệ có sự tích cực khác nhau nhƣ vậy chính bởi do nhận thức với môn KNGT của sinh viên có sự khác nhau, đồng thời do đặc điểm khác biệt về đối tƣợng học đã đƣợc phần ở trên. Sinh viên hệ Trung cấp đa phần là cán bộ đƣợc địa phƣơng cử tuyển hoặc là những ngƣời đã từng trải qua thời gian nghĩa vụ Công an, do vậy, phần đông sinh viên ở hệ này có tuổi đời lớn hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng với đối tƣợng theo học chủ yếu là học sinh phổ thông trúng tuyển vào Ngành. Vậy, xét

cả về sinh lý và tâm lý, sinh viên hệ Cao đẳng có ít kinh nghiệm trong giao tiếp thực tiễn, đặc biệt là giao tiếp trong công tác Công an, đồng thời, sinh viên hệ Cao đẳng có điều kiện đáp ứng việc học tốt hơn sinh viên hệ Trung cấp, do đó, sinh viên hệ Cao đẳng dễ có thái độ tích cực với môn KNGT hơn so với sinh viên hệ Trung cấp…

3.2.3. Về hành vi biểu hiện hứng thú học tập

So sánh hành vi biểu hiện hứng thú học tập của sinh viên hệ Trung cấp và hệ Cao đẳng đƣợc tiến hành dựa vào những biểu hiện mà sinh viên thể hiện trong giờ học và ngoài giờ học môn KNGT.

Xét về những hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT khi sinh viên đang học trên lớp, kết quả so sánh đƣợc thể hiện thành bảng thống kê dƣới đây:

Bảng 3.8: So sánh hành vi biểu hiện hứng thú học tập của sinh viên trong giờ học môn KNGT

TT

Hệ đào tạo Trung cấp Cao đẳng Tổng cộng Điểm

Nội dung so sánh ĐTB SD ĐTB SD ĐTB SD

1 Đi học đầy đủ tất cả các buổi học môn KNGT 3,85 0,359 3,93 0,256 3,89 0,314 2 Tích cực nghe giảng 3,12 0,742 3.08 0,720 3,10 0,730 3 Tập trung chú ý cao độ suốt buổi học 2,56 0,783 2,66 0,768 2,61 0,775 4 Không bị phân tán bởi các yếu tố ngoại cảnh 2,18 0,796 2.63 0,787 2,41 0,821 5 Không nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ 2,30 0,718 2,65 0,833 2,48 0,795 6 Ghi chép cẩn thận, đề mục rõ ràng 3,12 0,808 2,97 0,881 3,05 0,846 7 Nhiệt tình tham gia bài học (lý thuyết, thực hành…) 2,67 0,842 2,77 0,851 2,72 0,846 8 Tích cực phát biểu ý kiến, quan điểm riêng 2,17 0,753 2,45 0,892 2,31 0,835 9 Sẵn sàng nêu thắc mắc về bài học với giảng viên 1,91 0,767 2.43 0,868 2,17 0,857 10 Yêu cầu giảng viên hƣớng dẫn cách học và cách tự học,

cách khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo… 1,63 0,812 2,40 0,829 2,02 0,905

Việc đi học đầy đủ vừa là quy định yêu cầu sinh viên phải chấp hành nghiêm túc và vừa do bản thân sinh viên thích thú với môn học, vì thế mà ĐTB của cả 2 hệ trong nội dung nghiên cứu này, đều đạt mức rất cao: hệ Cao đẳng – 3,93, hệ Trung cấp – 3,85. Đa số các biểu hiện thể hiện mức độ hứng thú học tập với môn KNGT của sinh viên hệ Cao đẳng đều cao hơn so với sinh viên hệ Trung cấp. Trong một số ít biểu hiện, sinh viên hệ Trung cấp có ĐTB cao hơn nhƣ: “không nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ”, “ghi chép cẩn thận, đề mục rõ ràng”, “tích cực nghe giảng”, “không nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ…” Các đối tƣợng là cán bộ cử tuyển, hoặc đã qua thời gian thực hiện nghĩa vụ Công an vốn đã quen với môi trƣờng lực lƣợng vũ trang có sự đòi hỏi cao về việc chấp hành các quy định nội vụ. Do vậy, họ có sự chấp hành nội quy, nề nếp của nhà trƣờng tốt hơn so với sinh viên là học sinh phổ thông. Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên về việc chấp hành nội quy trên lớp của sinh viên cũng cho kết quả tƣơng tự nhƣ với việc trƣng cầu ý kiến của sinh viên này.

Tuy nhiên, khi giảng viên yêu cầu sinh viên “phát biểu ý kiến, quan điểm riêng” hay “nêu thắc mắc về bài học với giảng viên”, “yêu cầu giảng viên hƣớng dẫn cách tự học, cách khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo…” thì sinh viên hệ Cao đẳng có tỷ lệ tích cực cao hơn hẳn so với sinh viên hệ Trung cấp. Trong các phần trên, đã có sự phân tích và thấy hiện tƣợng học thụ động của sinh viên nói chung. Qua đây lại lần nữa thấy rõ hơn hiện trạng học thụ động trong khi giờ học diễn ra của sinh viên hai hệ: sinh viên hệ Trung cấp (ĐTB: 2,36) học thụ động hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng (ĐTB: 2,08). Một trong những nguyên nhân của thực trạng này có thể rút ra từ những phần phân tích trên đó là do hạn chế về nhận thức với môn học dẫn đến thái độ cũng nhƣ hành vi với môn học kém tích cực, đồng thời do thói quen học thụ động từ bậc phổ thông và sự thích ứng tâm lý trong khi tiến hành hoạt động học đã khiến sinh viên hệ Trung cấp có sự thụ động lớn hơn sinh viên hệ Cao đẳng.

Tiếp tục so sánh để làm rõ sự khác biệt giữa hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên hệ Trung cấp và Sinh viên hệ Cao đẳng trƣờng CĐCSND I ở ngoài giờ học trên lớp. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.9: So sánh hành vi biểu hiện hứng thú học tập của sinh viên ngoài giờ học môn KNGT

TT

Hệ đào tạo Trung cấp Cao đẳng Tổng cộng Điểm

Nội dung so sánh ĐTB SD ĐTB SD ĐTB SD

1 Có sự chuẩn bị trƣớc khi lên lớp 1,71 0,844 2,48 0,847 2,10 0,928 2 Chủ động tìm tài liệu tham khảo tham khảo liên

quan đến môn học. 2,09 0,570 2,32 0,790 2,21 0,697 3 Thích thú, say mê với tài liệu tham khảo liên

quan đến môn học 2,22 0,660 2,45 0,796 2,34 0,739 4 Dành thời gian cho môn học mỗi ngày 2,14 0,551 2,28 0,726 2,21 0,647 5 Tranh luận những vấn đề liên quan môn học 2,06 0,763 2,30 0,798 2,18 0,788 6 Suy nghĩ và nêu thắc mắc với giảng viên và

các bạn 2,28 0,842 2,27 0,777 2,28 0,808

7

Liên hệ học hỏi thêm kiến thức từ giảng viên, bạn học khác, hoặc với những ngƣời hiểu biết về lĩnh vực đó…

2,44 0,795 2,43 0,728 2,44 0,761 8

Thƣờng xuyên liên hệ, ứng dụng những kiến thức của môn học vào các hoạt động hàng ngày…

2,22 0,786 2,38 0,850 2,30 0,821

Quan sát kết quả trên dễ dàng nhận thấy sinh viên hệ nào có sự chủ động, có nhiều biểu hiện ngoài giờ học tích cực hơn, nhƣ: biểu hiện “Có sự chuẩn bị trƣớc khi lên lớp” ở hệ Cao đẳng khác biệt hẳn so với hệ Trung cấp: sinh viên hệ Cao đẳng – ĐTB: 2,48, sinh viên hệ Trung cấp – ĐTB: 1,71.

Biểu hiện “Thích thú, say mê với tài liệu tham khảo liên quan đến môn học” cũng vậy, sinh viên hệ Cao đẳng có ĐTB: 2,45,trong khi đó, ĐTB của sinh viên hệ Trung cấp là 2,22. Với những biểu hiện trƣng cầu ý kiến về các hành vi biểu hiện hứng thú học tập môn KNGT ở ngoài giờ học, lại một lần nữa thấy rõ sự khác biệt giữa 2 hệ, sinh viên hệ Cao đẳng rõ ràng có sự chủ động học tập tích cực hơn hẳn so với sinh viên hệ Trung cấp.

Chỉ có 2 biểu hiện là “liên hệ học hỏi thêm kiến thức từ giảng viên và các bạn”, và biểu hiện “suy nghĩ nêu thắc mắc với giảng viên và bạn bè” thì tỷ lệ sinh viên hệ Trung cấp có ĐTB cao hơn một chút so với sinh viên hệ Cao đẳng. Lý giải nguyên nhân của sự trội hơn này, đó là do xuất phát điểm trƣớc khi vào trƣờng của 2 hệ khác nhau nên sinh viên hệ Trung cấp vốn có kinh nghiệm giao tiếp và tâm lý giao tiếp vững vàng hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng. Vì vậy mà sinh viên hệ Trung cấp nêu thắc mắc hay liên hệ với giảng viên và các bạn học khác dễ dàng hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng.

Nhƣ vậy, từ đánh giá, phân tích và so sánh từng nội dung hứng thú từ nhận thức đến những hành vi biểu hiện hứng thú với môn học, có thể thấy sinh viên hệ Cao đẳng có hứng thú học tập môn KNGT cao hơn so với sinh viên hệ Trung cấp. Trong đó, nguyên nhân chính là do xuất phát điểm của sinh viên 2 hệ, khả năng đáp ứng tâm sinh lý với việc học môn KNGT, nhu cầu, nguyện vọng học tập môn KNGT của sinh viên 2 hệ là khác nhau dẫn đến những mức độ hứng thú học tập khác nhau. Đối tƣợng đào tạo ở hệ Trung cấp phần nhiều có tuổi đời cao hơn, có xuất phát điểm là cán bộ đƣợc cử tuyển đi học, hay đã từng trải qua thời gian nghĩa vụ Công an, đã quen với môi trƣờng làm việc thực tế lâu ngày, đã có thời gian và kinh nghiệm giao tiếp riêng. Đồng thời tâm lý thƣờng bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ: đơn vị công tác, gia đình... Trong khi đó, những sinh viên thuộc hệ Cao đẳng, đa phần xuất phát từ học sinh phổ thông, hoạt động chính trƣớc đây là hoạt động học, hoạt động tham gia tiếp theo tại trƣờng CĐCSND I cũng là hoạt động học, tâm lý cũng chủ yếu tập trung hƣớng vào quá trình học tập, ít bị chi phối bởi các yếu tố nhƣ công việc, gia đình…, môi trƣờng giao tiếp hạn chế, thiếu kinh nghiệm giao tiếp thực tế. Do đó, sinh viên hệ Trung cấp thƣờng vừa thiếu kỹ năng học, thái độ với việc học cũng kém hơn nhiều so với sinh viên hệ Cao đẳng. Do vậy hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên hệ Trung cấp thấp hơn so với sinh viên hệ Cao đẳng.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên trƣờng Cao đẳng CSND I trƣờng Cao đẳng CSND I

Để tìm hiểu về những yếu tố nào đã ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn KNGT của sinh viên trƣờng Cao đẳng CSND I, chúng tôi đã đƣa ra một số yếu tố ảnh hƣởng để tiến hành trƣng cầu, lấy ý kiến của sinh viên, kết quả nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hứng thú học tập môn kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)