Doanh thu từ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 65 - 67)

2.2.8 .Cơ chế và chính sách phát triển du lịch của tỉnh

2.3 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận

2.3.2 Doanh thu từ du lịch

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch được đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với chuỗi bãi biển, sông suối trong xanh sạch đẹp, không bị ô nhiễm với hệ thống lăng tháp và di tích văn hóa khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình tour du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng… Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005-2012

Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2008 2010 2012 TTBQ 2005 - 2012 1 GDP du lịch (Giá HH) Tỷ đồng 84,0 107,8 155,4 217,0 231,0 18,36 2 GDP tỉnh (Giá HH) 2.638,6 3.124,3 5.091,5 6.720,0 9.371,4 23,52 3 GDP Thương mại du lịch (Giá HH) 1.021,1 1.162,2 1.700,5 2.365,4 3.413,0 22,28 4 Đóng góp vào GDP % 3,18 3,45 3,05 3,23 2,46 -4,17 5 Đóng góp vào GDP Thương mại - dịch vụ % 8,23 9,28 9,14 9,17 6,77 -3,20 6 Tỷ lệ vốn đầu tư du lịch

trong vốn đầu tư xã hội % 16,12 11,14 11,04 13,32 11,22 -5,86 Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm (2011- 2015)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch được xác định là trụ cột thứ 2 trong 6 điểm ngành trụ cột có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay du lịch còn đóng góp khá thấp cho nền kinh tế của tỉnh, được thể hiện ở các số liệu sau: Trong tổng GDP của tỉnh, GDP du lịch năm 2011 đóng góp 2,46%. Trong ngành thương mại, dịch vụ GDP du lịch năm 2011 đóng góp 6,77%. Nguồn vốn đầu tư vào thương mại du lịch năm 2011 chiếm 11,22% trong tổng mức đầu tư của toàn xã hội.

Cùng với sự phát triển du lịch, doanh thu toàn ngành du lịch ngày một tăng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2012 là 18,36%/năm và năm 2012 đạt 330 tỷ đồng. Năm 2012 du lịch đóng góp 2,46% trong GDP của tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2005 tổng thu nhập của toàn ngành Du lịch đạt 120,0 tỷ đồng thì đến năm 2006 đạt mức 154,0 tỷ đồng. Đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 310,0 tỷ đồng. Tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch giai đoạn 2005-2010 đạt 17,13%. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến, Du lịch Ninh Thuận đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 16,95 %/năm, năm 2012 đạt 350,0 tỷ/năm.

Bảng 2.3. Bảng thu nhập du lịch tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2005 2006 2008 2010 2012 Tổng thu nhập 120,0 154,0 222,0 310,0 350,0 Lưu trú 69,4 76 132,2 200,6 231,7 Ăn uống 22,5 35,7 38,9 46,3 50,6 Vận chuyển 10,8 13,8 16,4 20,6 22,4 Mua sắm 17,3 28,5 34,5 42,5 45,3

Nguồn: Sở Văn hoá –Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận

Theo khảo sát sơ bộ và tính toán trên cơ sở số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cung cấp, ước tính mức chi tiêu bình quân của khách nước ngoài đến Ninh Thuận từ 450.000 - 500.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 21 - 24 USD/ngày). Khách nội địa chi tiêu thấp hơn so với khách nước ngoài, với mức chi tiêu từ 150.000 - 200.000 VNĐ/ngày (tương đương khoảng 7 - 10 USD/ngày).

Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận trong những năm gần đây thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm 36%, ăn uống chiếm 33%, trong khi đó doanh thu từ hoạt động mua sắm chỉ chiếm 12%, lữ hành 11%, vận chuyển 2%. Như vậy, khách du lịch đến với Ninh Thuận chi tiêu tới 2/3 chi tiêu của mình cho 2 dịch vụ chính là ăn uống và lưu trú, 1/3 cho các dịch vụ bổ xung. Cơ cấu này là chưa phù hợp với xu thế của các nước có ngành du lịch phát triển. Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế Giới đã chỉ ra rằng nhu cầu loại 1 của khách du lịch (nhu cầu ăn, ngủ) là có giới hạn nên việc tăng doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ còn gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2 (sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan các di tích, danh thắng…) thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào khả năng cung ứng, tâm lý, du khách rất sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ này. Vì vậy ở các vùng du lịch phát triển, các nhà kinh doanh thường đưa ra hệ thống các sản phẩm dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ các dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú.

Thực trạng ở Ninh Thuận cũng nằm trong xu thế chung của nhiều địa phương khác là khách du lịch vẫn dành phần lớn chi tiêu của mình cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Do vậy, để tăng nguồn thu từ khách du lịch thì điều quan trọng là phải tạo hệ thống hàng hoá, dịch vụ phong phú, tạo điều kiện cho khách du lịch chi tiêu nhiều hơn vào hoạt động mua sắm các hàng hoá lưu niệm, vận chuyển du lịch và các dịch vụ khác. Muốn như vậy cần phải đầu tư xây dựng các công trình vui chơi, giải trí hấp dẫn, các cơ sở bán hàng thủ công, mỹ nghệ có chất lượng cao, các dịch vụ bổ xung thêm cho hoạt động du lịch… để thu hút khách du lịch và khả năng chi tiêu của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)