.Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 45 - 50)

Cơ sở hạ tầng là yếu tố cấu thành quan trọng của sản phẩm du lịch, nó góp phần đáng kể vào việc tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch, trong việc tạo dựng hình ảnh của điểm du lịch trong tâm trí du khách. Đặc điểm và mức độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo nên sự khác biệt của sản phẩm du lịch so với các khu vực khác, là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến của du khách.

Trong những năm qua đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm: Giao thông (đường bộ, đường sắt, đường biển), điện lực, bưu chính viễn thông, các công trình hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Đường bộ:Có thể nói hệ thống giao thông đường bộ ở Ninh Thuận nói riêng và địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Trung bộ nói chung phát triển nhanh cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của khu vực. Những tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn gồm:

Tuyến quốc lộ 1A có chiều dài 64,5 km nối liền Ninh Thuận - Khánh Hoà - Bình Thuận, được rải bê tông nhựa, chất lượng đường tốt. Quốc lộ 27 có chiều dài 66km nối Ninh Thuận - Lâm Đồng, được rải bê tông nhựa, chất lượng đường đang xuống cấp. Quốc lộ 27B có chiều dài 44km nối liền Khánh Hoà với Lâm Đồng, thuận tiện cho giao thông đi lại vào Nam, ra Bắc và lên vùng Tây nguyên, được rải bê tông nhựa, chất lượng đường tốt.

Tỉnh lộ: Có 10 tuyến tỉnh lộ, gồm: 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền - Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; Đường huyện có 189,9 km; Đường đô thị có 128,24 km. Mạng lưới đường đô thị được nâng cấp, mở rộng, nhất là trong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; Đường xã dài khoảng 238,3 km. Hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm

Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tuyến đường sắtBắc - Nam qua Ninh Thuận dài 67 km có 05 ga: Karom, Tháp Chàm, Cà Ná, Phước Nhơn, Hoà Trinh. Trong đó, ga Tháp Chàm là ga chính. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt đã bị phá huỷ song có khả năng phục hồi phục vụ phát triển du lịch. Các ga đều nằm gần đường quốc lộ nên thuận tiện cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Nam Định khi đón các đoàn khách thực hiện các chương trình du lịch xuyên Việt bằng đường sắt.

Đường hàng không: Tại khu vực Tháp Chàm có sân bay Thành Sơn, đủ điều kiện cho việc hạ cất cánh máy bay hiện đại (hiện nay chưa dành cho dân sự). Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hoà): là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Dự kiến sân bay này sẽ đạt 2,5 triệu

lượt/năm vào năm 2015. Cách Ninh Thuận hơn 50 km về phía Bắc là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và phát triển tour tuyến điểm du lịch phục vụ du khách, cùng với các bến cảng du lịch từ phía các dự án du lịch tại Cam Ranh (Khách Hòa) là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển tour tham quan ven biển của tỉnh Ninh Thuận từ Bình Tiên đến Cà Ná. Dự án xây dựng sân bay Phan Thiết (Bình Thuận), có tính chất là sân bay dân dụng và sân bay quân sự. Sân bay Phan Thiết được thiết kế khoảng 500.000 lượt khách/năm với nguồn vốn ban đầu dự kiến khoảng 5.600 tỉ đồng, dự kiến đón đoàn hành khách đầu tiên vào năm 2017. Trong tương lai, khi sân bay Phan Thiết đưa vào sử dụng sẽ tạo thêm điều kiện phát triển cho ngành du lịch Bình Thuận nói riêng cũng như tỉnh lân cận như Ninh Thuận nói chung.

Đường thủy: Hệ thống cảng: Có cảng cá Đông Hải với cầu tàu dài 265 m, Cà Ná dài 200 m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120 m và bến cá Mỹ Tân.

2.2.3.2 Hệ thống cung cấp điện

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5x1,5MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3x2,7MW). Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn và các điểm dân cư trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy các khu, các điểm du lịch trên địa bàn đều đã có điện lưới quốc gia phục vụ nhu cầu kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch phục vụ khách du lịch được tốt hơn.

2.2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cấp nƣớc

Hệ thống cấp nước đang được đầu tư trên toàn tỉnh. Trong đó, công trình cấp nước đô thị hiện tại có 3 hệ thống công trình như nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm với quy mô 52.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn

thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông, cấp nước cho thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, quy mô 1.000 m3/ngày đêm; Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trung với quy mô 1.000 m3/ngày đêm, cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Tỷ lệ dân cư thành thị dùng nước sạch được nâng lên từ 90% năm 2006 lên khoảng 95% năm 2010.

Hệ thống thoát nƣớc

Hệ thống đường ống cấp nước sạch trên địa bàn phần lớn đã cũ, không đồng bộ với hệ thống thoát nước và các công trình vệ sinh khác... nên hiện tượng thất thoát nước, hiện tượng thẩm thấu và ô nhiễm nguồn nước sạch đã xảy ra ở một số khu vực trong các thành phố. Hệ thống thoát nước cũ và do quá trình đô thị hóa nhanh nên đã gây ra ách tắc ở nhiều nơi và gây ngập úng cục bộ khi trời mưa lớn. Đây là những tồn tại của hệ thống cấp, thoát nước trên địa bàn, cần có kế hoạch đầu tư khắc phục.

2.2.4 Vệ sinh môi trường

Công tác vệ sinh môi trường đang được tỉnh ngày càng quan tâm và chú trọng đầu tư. Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đã tăng từ 80% tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và khoảng 50-60% tại các đô thị khác năm 2006 lên 90% năm 2012. Tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh đến năm 2012 đạt khoảng 70%.

2.2.5 Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng. Xác định được vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, trong hơn một thập kỷ qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ngành Bưu chính viễn thông một cách đồng bộ và rộng khắp, nhằm tạo điều kiện cho Ngành phát triển trước một bước để làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Với tốc độ phát triển vượt bậc của hệ thống Bưu chính viễn thông cả nước, ngành Bưu chính viễn thông ở

Mạng lưới Bưu chính đã phát triển tương đối rộng khắp toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2006, Ninh Thuận có tất cả 127 điểm phục vụ bao gồm Bưu cục cấp 1, 2, 3 và các kiot, Bưu điện văn hóa xã, đại lý bưu điện. Bán kính phục vụ bình quân của một điểm đạt 2,88 km/điểm và số dân phục vụ bình quân khoảng 4.500 người/điểm. Dịch vụ bưu chính đã được cung cấp khá đầy đủ bao gồm các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ nâng cao.

Trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động. Tính đến tháng 2/2007, sơ sở hạ tầng mạng có tất cả 84 trạm BTS, tập trung ở các khu trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, trung tâm các huyện, các khu du lịch, khu đông dân. Mật độ phủ sóng chưa đồng đều giữa các huyện, các vùng.

Mạng Internet: Đến cuối năm 2008, Ninh Thuận có 6.533 thuê bao Internet, đạt mật độ 1,54 thuê bao/100 dân. Dịch vụ viễn thông: Các loại hình dịch vụ viễn thông và Internet đang được cung cấp trên địa bàn tỉnh gồm: Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định; Dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ truy nhập; Internet và các dịch vụ trên nền Internet.

Dịch vụ điện thoại cố định và di động: Đã phát triển khá rộng khắp, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có máy điện thoại; tất cả các huyện đều được phủ sóng di động. Đến cuối năm 2008, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 408.055 thuê bao, mật độ thuê bao bình quân gần 18 máy/100 dân.

2.2.6. Môi trường

Ninh Thuận có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở Ninh Thuận trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của những tồn tại đó là do chất lượng không cao của môi trường, nên khả năng thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư chưa cao. Do vậy, việc đánh giá thực trạng môi trường của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến môi trường.

Môi trường tự nhiên: Ninh Thuận có môi trường còn trong lành, chưa bị nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và dân cư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Trong những năm qua, du lịch còn phát triển ở quy mô nhỏ do đó tác động môi trường từ các hoạt động du lịch chưa đặt thành một vấn đề đáng kể. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã được tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm đã đạt được một số kết quả khả quan. Mặc dù vậy, một số mặt hạn chế vẫn tồn tại như: nhận thức của cộng đồng chưa đồng đều, ý thức tự giác chưa cao; việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp chưa tốt, chậm được xử lý.

Môi trường xã hội: Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tốt, ổn định tạo môi trường lành mạnh cho du khách đến Ninh Thuận, tạo ấn tượng tốt về môi trường xã hội và con người Ninh Thuận với nhiều dân tộc bao đời vẫn chân chất, hiền hòa. Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng là điểm đến thân hiện đối với du khách các nước. Ninh Thuận đa dạng về văn hóa và sắc tộc, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn cũng chính là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)