Mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 92)

2.4.1 .Những kết quả đạt được

3. 21 Số lượng khách du lịch

3.2.3 Mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách

Mức chi tiêu bình quân được xây dựng trên cơ sở mức chi tiêu bình quân hiện trạng của khách du lịch đến Ninh Thuận và vùng Duyên hải Nam trung bộ cũng như dự báo về mức chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam (theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam).

Bảng 3.2.Dự báo mức chi tiêu bình quân của khách du lịch Ninh Thuận ĐVT: USD/ngày khách Stt Hạng mục Năm Tăng trƣởng BQ (%/năm) 2010 2015 2020 2010 2015 -2015 -2020 1 Chi tiêu BQ khách nước ngoài 21,50 35,00 65,00 10,2 13,2 2 Chi tiêu BQ khách trong nước 8,00 12,50 33,00 9,3 21,4 3.2.4. Doanh thu du lịch

Theo phương án chọn, thu từ hoạt động du lịch của Ninh Thuận năm 2015 đạt 55,23 tr.USD tương đương 1.159,83 tỷ VND; năm 2020 đạt 334,51 tr.USD tương đương 7.024,72 tỷ VND. Tốc độ tăng trưởng đạt 33,9%/năm (giai đoạn 2010- 2015); 43,4%/năm (giai đoạn 2015-2020).

Bảng 3.3. Dự báo mức doanh thu từ du lịch Ninh Thuận đến năm 2020

(Ghi chú: Tỷ giá áp dụng tính toán 1 USD=21.000 VNĐ)

Stt Hạng mục Năm Tăng trƣởng BQ (%/năm) 2010 2015 2020 2010- 2015 2015- 2020 1 Thu từ khách quốc tế (Tr.USD) 2,58 16,80 106,65 32,8 44,7

2 Thu từ khách trong nước

(Tr.USD) 10,24 38,43 227,86 31,6 42,8

3 Tổng thu từ du lịch (Tỷ

USD) 12,82 55,23 334,51 33,9 43,4

3.2.5. Công suất buồng phòng

Ninh Thuận là 43%. Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 50% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020.

Bảng 3.4.Dự báo nhu cầu khách sạn của Ninh Thuận đến năm 2020

Đơn vị tính: Buồng

STT Nhu cầu khách sạn 2015 2020

1 Nhu cấu cho khách quốc tế 200 370

2 Nhu cầu cho khách nội địa 2.700 4.230

Tổng cộng 2.900 4.600

Công suất sử dụng buồng TB năm (%) 50 65

3.2.6. Nhu cầu lao động

Nhu cầu lao động năm 2015 đạt 34.000 người, trong đó lao động trực tiếp 10.300 người; năm 2020 đạt 53.900 người trong đó lao động trực tiếp 18.400 người.

Bảng 3.5.Dự báo nhu cầu lao động trong ngành Du lịch tại Ninh Thuận

Đv tính: người

Stt Hạng mục

Năm Tăng trƣởng BQ (%/năm)

2010 2015 2020

2010 2015 -2015 -2020

1 Lao động trực tiếp 4.660 10.300 18.400 12,8 12,3 2 Lao động gián tiếp 8.300 23.700 35.500 8,1 8,4

3

Tổng nhu cầu lao

3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh phát triển Du lịch tỉnh Ninh Thuận tỉnh Ninh Thuận

3.3.1. Giải pháp tổ chức quản lý và quy hoạch

Trên cơ sở các nội dung của quản lý phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tiến hành lập các quy hoạch khu, điểm du lịch trên địa bàn.

UBND tỉnh Ninh Thuận cần chỉ đạo việc rà soát, cân đối lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên. Các địa phương, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà soát lại các quy hoạch tổng thể KTXH toàn huyện với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch.

Đối với các khu du lịch được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương dựa theo Luật Du lịch, tiến hành lập các quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô khu du lịch phù hợp với quy định của Luật Du lịch và thực tế yêu cầu phát triển.

Tiến hành các quy hoạch cụ thể các khu chức năng sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch quốc gia và các khu du lịch khác. Việc phê duyệt các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư đều phải lấy ý kiến các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp.

Bên cạnh đó, căn cứ nội dung quy hoạch, UBND chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận lập các kế hoạch phát triển du lịch cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hàng năm.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp. Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh. Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng

cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của Ban quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch.

Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn

Nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch cho các cấp, các ngành. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Thuận về công tác quản lý du lịch. Phổ biến, học tập những nội dung của Luật Du lịch nói chung và những nội dungquy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quản lý phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch

3.3.2 Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở du lịch 3.3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 3.3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch. Đảm bảo mạng lưới đường bộ, đường biển tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch, nhất là dải ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná và khu vực Đầm Nại.

Quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường Công viên biển Bình Sơn-Ninh Chữ, KDL sinh thái Nam Núi Chúa, KDL nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể, Resort Spa nho, trang trại trồng nho, nhà máy rượu vang nho Ninh Thuận, Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng và sản xuất nước khoáng Krong pha, Khu đón tiếp và dịch vụ du lịch Vĩnh Hy và một số dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư để từng bước phát huy vị thế trung tâm vùng duyên hải Nam Trung bộ và đưa Ninh Thuận trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.

gốm Bầu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp, các làng nghề biển, các làng trồng nho gắn với sản xuất rượu vang nho. Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch khu vực tháp Po Klongirai, tháp Po Rome, tháp Hòa Lai, bẫy đá Pi Năng Tắc…Nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch.

Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại.Cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường trong sạch, an toàn, tiện lợi.

Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch.

Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh…đủ điều kiện, tiện nghi để có thể tham gia phục vụ khách du lịch.

3.3.2.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao và địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch. Đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu và xu hướng phát triển. Tập trung phát triển các khách sạn thương mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp

với trung tâm thương mại, tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Khuyến khích đầu tư mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại dịch vụ đa dạng ở các vùng ven biển. Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên phục vụ loại hình du lịch sinh thái.

Thực hiện đa dạng hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, bar và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các dịch vụ khác…với chất lượng phục vụ cao. Đổi mới phương thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ. Liên tục đào tạo nghiệp vụ kỹ năng theo chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.

Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đầu tư và quản lý khách sạn ở Việt Nam.

Đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ. Chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, đảm bảo chất lượng, có sự quản lý thao hệ thống.

3.3.3.Giải pháp vốn đầu tư cho du lịch

Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan …

đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cần đảm bảo đủ khoảng 20% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách (bao gồm cả vốn ODA, trái phiếu chính phủ…) theo từng giai đoạn.

Tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống…

Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch: Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 45% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

- Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch. Kênh đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tư lớn vào ngành du lịch.

- Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các công trình đầu tư du lịch.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các khu du lịch mới, còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng được xác định là khu du lịch quốc gia,

có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch; ưu đãi đầu tư vào những vùng sâu, địa bàn nông thôn nhưng có tiềm năng phát triển mạnh, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển du lịch cộng đồng;

- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng cũng là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và vừa là thị trường gửi khách du lịch. Thực hiện giải pháp thu hút FDI với việc tiếp thu tốt về quy trình quản lý, gia tăng thị phần và phát triển với quy mô, tầm cỡ vượt lên hẳn so với tiềm lực có sẵn. Tăng cường M&A và áp dụng cho thuê tài chính để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đồng thời tăng cường hiệu quả đầu tư.

- Tăng cường xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

3.3.4.Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch: Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cường đạo tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Rà soát lại mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tư cho các cơ sở trực tiếp đào tạo về du lịch, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy. Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo khác có giảng dạy về du lịch, đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo.

Chuẩn hóa nhân lực du lịch: Tăng cường năng lực cho công chức quản lý du lịch ở các cấp: Tăng cường đội ngũ công chức quản lý du lịch ở các cơ quan QLNN về du lịch ở địa phương như huyện Ninh Hải, Bác Ái, Thuận Nam.... Theo qui định trước đây, cấp huyện không có cấp QLNN về du lịch nhưng theo Thông tư liên tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)