.Giải pháp vốn đầu tư cho du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 98 - 100)

Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan …

đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cần đảm bảo đủ khoảng 20% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách (bao gồm cả vốn ODA, trái phiếu chính phủ…) theo từng giai đoạn.

Tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống…

Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch: Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 45% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

- Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch. Kênh đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tư lớn vào ngành du lịch.

- Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các công trình đầu tư du lịch.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các khu du lịch mới, còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng được xác định là khu du lịch quốc gia,

có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch; ưu đãi đầu tư vào những vùng sâu, địa bàn nông thôn nhưng có tiềm năng phát triển mạnh, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển du lịch cộng đồng;

- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng cũng là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và vừa là thị trường gửi khách du lịch. Thực hiện giải pháp thu hút FDI với việc tiếp thu tốt về quy trình quản lý, gia tăng thị phần và phát triển với quy mô, tầm cỡ vượt lên hẳn so với tiềm lực có sẵn. Tăng cường M&A và áp dụng cho thuê tài chính để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đồng thời tăng cường hiệu quả đầu tư.

- Tăng cường xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)