Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 39 - 41)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH THUẬN

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía nam, cách Nha Trang 105 km, cách Đà Lạt 110 km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư, ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do mộtCông sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải),An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này tỉnh Ninh Thuận cũ có thị xã Phan Rang và 3 huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và An Phước. Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam,

1 thị xã và 3 huyện của Ninh Thuận hợp nhất thành 2 huyện là huyện An Sơn (thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm) và huyện Ninh Hải mới (thị trấn huyện lỵ Phan Rang). Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, 2 huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước. Ngày 1 tháng 4 năm 1981, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, theo đó 2 huyện An Sơn vàNinh Hải được chia tách lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Ngày 1 tháng 4 năm 1992, Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, lúc này Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và 3 huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.

Ngày 3 tháng 6 năm 1993, Chính phủ Việt Nam ban hành Theo Nghị định 33/CP, thành lập thị trấn Phước Dân thuộc huyện Ninh Phước. Ngày 28 tháng 5 năm 1994, Theo Nghị định số 42/CP, thành lập thị trấn Khánh Hải trực thuộc huyện Ninh Hải. Ngày 29 tháng 8 năm 1994,, Tách xã Trà Co của huyện Ninh Sơn thành hai xã mới là Phước Tân và Phước Tiến đồng thời xã Phước Đại được chia thành hai xã Phước Đại và Phước Chính.

Ngày 14 tháng 8 năm 1998, huyện Ninh Phước thành lập xã mới là Phước Minh. Ngày 30 tháng 8 năm 2000, xã Tân Sơn thuộc huyện Ninh Sơn được điều chỉnh để thành lập thị trấn huyện lỵ Tân Sơn và xã Lương Sơn. Ngày 6 tháng 11 năm2000, tái thành lập huyện Bác Ái. Ngày 25 tháng 12 năm 2001, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có thêm 3 phường mới. Ngày 1 tháng 10 năm 2005, tái lập huyện Thuận Bắc. Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, thành lập huyện Thuận Nam.

Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy

nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ [5][6]. Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Theo nhiều nguồn tư liệu, vùng đất Ninh Thuận được hình thành là kết quả của sự hoạt động kiến tạo địa chất cách đây khoảng 230 triệu năm. “Cho đến nay do phải chịu nhiều sự biến động của địa động, núi lửa đã hình thành địa hình Ninh Thuận đa dạng bao gồm: Núi-Đồng bằng-Sông và Biển. Vì vậy, Ninh Thuận có môi trường sinh thái đa dạng, nhưng khắc nghiệt, không thuận lợi cho người dân trong tỉnh hoạt động kinh tế và tạo cho Ninh thuận có nét văn hóa đặc thù riêng biệt” thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. [14, tr.16,17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)