Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và quá trình hình

1.2.1 Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Giáo xứ Đại Ơn thuộc xã Ngọc Hòa, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. Đại Ơn xƣa là làng Đại An Tràng, vào thời nhà Lý (1010 – 1225) vùng này thuộc phủ Ứng Thiên, đạo Quốc Oai. Theo văn bia cổ còn ghi lại, vào năm 1700, Đại An Tràng đã có các họ sống quây quần nhau nhƣ họ Trƣơng Văn, Nguyễn Văn, Đặng Đình, Đào Bá...toàn bộ làng theo lƣơng và hƣơng khói đình chùa.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, đây cũng là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Trƣớc tình hình chiến tranh, thanh niên trong làng Đại An phải xa gia đình, quê hƣơng đi phục vụ chiến trƣờng. Trong làng chủ yếu còn lại ngƣời già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Làng thuộc vùng đất chiêm trũng, quanh năm lụt lội, mất mùa; thêm vào đó là việc thiếu sức lao động nên quanh năm đói kém, nghèo nàn.

Sau năm 1945, xã Đại An Tràng thuộc tổng Chúc Sơn, huyện Chƣơng Đức, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Bốn thôn Đại Ơn nhập vào xã Ngọc Sơn huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Đông. Năm 1958, sau cải cách ruộng đất, Ngọc Sơn chia làm hai xã Chƣơng Bình và Chƣơng Hòa, Đại Ơn thuộc xã Chƣơng Bình. Năm 1960, thành lập xã Ngọc Hòa gồm 4 thôn: Chúc Lý, Ngọc Giả, Đại Ơn và Non Nông. Đại Ơn có 3 xóm: xóm Cầu, xóm Cả, xóm Núi Đìa thuộc huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Đông.

Giáo xứ Đại Ơn nằm trên địa phận xã Ngọc Hòa, là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nơi đây có truyền thống thâm canh nông nghiệp do có lợi thế đất đai phì nhiêu màu mỡ, hệ thống kênh tƣới tiêu phân bổ đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bên cạnh nông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong xã cũng khá đa dạng nhƣ: sản xuất hàng dệt may, giầy da và sản xuất vật liệu xây dựng. Điều này đã giúp giải quyết việc làm cho lao động trong xã lúc nông nhàn. Hiện nay, nhìn chung lao động trong xã đã chuyển phần lớn từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, việc chuyển đổi này tác động mạnh mẽ đến đời sống ngƣời dân và giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Ngọc Hòa có vị trí thuận lợi cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đƣợc lƣu thông dễ dàng qua các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, và đƣờng quốc lộ 6A. Cung cấp hàng hóa cho các khu dân cƣ trong và ngoài thành phố. Xã Ngọc Hòa đƣợc huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội đƣa vào diện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 491/QĐ-TT ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

1.2.1.3 Đời sống văn hóa xã hội

Ở xã Ngọc Hòa phát triển giáo dục đào tạo luôn gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển dạy nghề, đào tạo lao động lành nghề. Vì thế xã chú trọng sâu vào giáo dục. Trong xã có một trƣờng Trung học cơ sở, một trƣờng Tiểu học và nhiều trƣờng mầm non. Nhìn chung, các trƣờng đƣợc xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học tƣơng đối hoàn chỉnh đều đã đƣợc công nhận trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn một, đang phấn đấu xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn hai.

Giáo dân giáo xứ Đại Ơn sống hòa hợp với cƣ dân trong xã, tham gia vào mọi hoạt động xã hội của địa phƣơng nhƣ: đóng góp quỹ khuyến học, đền ơn đáp nghĩa, an ninh quốc phòng, quỹ xóa đói giảm nghèo, bảo trợ trẻ em, bảo hiểm y tế, tham gia các câu lạc bộ, đoàn thể, hội Chữ Thập đỏ, gia đình văn hóa...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)