7. Kết cấu của luận văn
2.1 Nguồn gốc của Thánh lễ và biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa/
2.1.2 Công đồng Vatican II với cải cách Thánh lễ
Trong công đồng Vatican II, một trong những văn kiện ra đời sớm nhất là Hiến chế Phụng vụ Thánh. Một trong những từ khóa của Hiến chế Phụng vụ là THAM DỰ. Có thể nói sự tham dự tích cực của các tín hữu vào cử hành phụng vụ là mục tiêu của toàn bộ cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vaticanô II đến độ tất cả 7 chƣơng của Hiến chế Phụng vụ đều sử dụng từ THAM DỰ và nó đƣợc nhắc đi nhắc lại đến 26 lần. Những thay đổi trong Phụng vụ để lôi kéo các tín hữu tham dự một cách trọn vẹn và linh động đã đƣợc linh mục Giuse Phạm Đình Ái ghi lại rất rõ:
- Sử dụng tiếng mẹ đẻ trong phụng vụ. Nhờ vậy, ngƣời tham dự không những dễ dàng hiểu đƣợc những gì diễn ra trong cử hành mà còn giúp họ có thể đáp lại và cầu nguyện chung với chủ tế. Điều này
đòi hỏi Hội đồng Giám mục các nƣớc phải chuyển dịch các bản văn phụng vụ ra ngôn ngữ địa phƣơng mình (15,PV 36; 54);
- Đƣa bàn thờ tách biệt khỏi bức tƣờng đầu cung thánh hầu vị tƣ tế có thể cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn dân chúng cũng nhƣ tái thiết lập một cuộc đối thoại thực sự giữa chủ tế và các tín hữu tham dự nhƣ đã thực hành trong những vƣơng cung thánh đƣờng ở Rôma cổ xƣa;
- Cho phép các tín hữu công bố Lời Chúa thay vì vị tƣ tế đứng tại bàn thờ và đọc cả hai Bài đọc Sách Thánh. Do vậy các Bài đọc đƣợc lấy ra khỏi Sách Lễ để đƣa vào cuốn Sách Bài đọc và Sách Phúc Âm (15, PV 33; 35).
Để thực hiện cải cách của công đồng Vatican II, đầu năm 1964 Giáo hoàng Phaolô VI đã thiết lập một Ủy ban gồm 50 Hồng Y và Giám mục. Ủy ban này giám sát công việc của các nhóm chuyên viên Phụng vụ khắp nơi trên thế giới. Vào năm 1969, Giáo hoàng Phaolô VI đã ban hành Sách Lễ mới. Cuốn Sách Lễ này khác biệt một cách đáng kể so với những Sách Lễ trƣớc đây nhƣ thêm nhiều Kinh nguyện Thánh thể mới thay vì chỉ có duy nhất một Lễ quy đã tồn tại cả ngàn năm qua. Đến năm 1975, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích công bố ấn bản mẫu thứ II của Sách Lễ Rôma. Gần đây nhất, ấn bản mẫu thứ III của Sách Lễ Rôma mới ra đời năm 2002 trong khi đáng ra phải đƣợc xuất bản từ đầu năm 2000. So với bản mẫu thứ II, bản mới này không có gì khác biệt mà chỉ là bổ sung đôi chút. Cho đến ngày nay, Thánh lễ đã đƣợc qui chuẩn trong các Sách Lễ, những qui định này đƣợc áp dụng cho toàn bộ Công giáo ở mọi quốc gia, dân tộc.
Canh tân và thích nghi là nét chủ đạo trong Hiến chế Phụng vụ Thánh và phần quan trọng nhất chính là canh tân Thánh lễ. Bởi Thánh lễ là trung tâm của Phụng vụ Thánh, phần này đƣợc viết rõ ràng trong Chƣơng II Mầu
nhiệm của Lễ Tạ Ơn từ khoản 47 đến khoản 58. Khoản 49. Thánh lễ có giáo dân tham dự.
Vì vậy, để Hy Lễ, ngay cả nghi thức bên ngoài, thu đạt đƣợc một hiệu năng mục vụ trọn vẹn, Thánh Công Ðồng quyết định những điều sau đây, về những Thánh Lễ cử hành có dân chúng tham dự, nhất là những ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
Khoản 50. Canh tân phần chung của thánh lễ.
Phải làm sao tu chỉnh Nghi thức Thánh Lễ để biểu lộ rõ ràng hơn nữa ý nghĩa riêng biệt của mỗi phần, cũng nhƣ mối tƣơng quan của chúng, đồng thời để việc tham dự thành kính và linh động của các tín hữu đƣợc dễ dàng hơn.
Do đó, các nghi lễ, dù vẫn hoàn toàn duy trì bản chất của chúng, nhƣng phải đƣợc đơn giản hơn. Phải loại bỏ những gì, theo dòng thời gian, đƣợc gia bội hoặc thêm thắt mà ít lợi ích. Phải tái lập theo qui tắc cổ điển của các Thánh Giáo Phụ, một số những gì xét là chính đáng và cần thiết đã bị oan uổng mai một theo thời gian.
Khoản 51 Phần Thánh Kinh
Ðể bàn tiệc lời Chúa đƣợc bày dọn phong phú hơn cho các tín hữu, phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh hơn nữa; muốn thế, trong khoảng một số năm ấn định, phải đọc cho dân chúng phần Thánh Kinh quan trọng hơn.
Khoản 52. Bài giảng
Bài giảng căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm đức tin và những qui tắc cho đời sống Kitô giáo trong suốt chu kỳ năm phụng vụ, rất đáng đƣợc coi nhƣ một phần của chính Phụng Vụ. Hơn nữa, trong những Thánh Lễ đƣợc cử hành những ngày Chúa Nhật và lễ buộc có dân chúng tham dự, không đƣợc bỏ giảng, nếu không có lý do hệ trọng.
Phải tái lập "lời nguyện chung" hay "lời nguyện giáo dân", sau Phúc Âm và bài giảng, nhất là những ngày Chúa nhật và lễ buộc, để khi dân chúng tham dự lời nguyện đó, họ cầu khẩn cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những kẻ khốn khổ vì mọi nhu cầu khác nhau, cho tất cả mọi ngƣời, và cho phần rỗi của toàn thế giới.
Khoản 54. La ngữ và tiếng bản quốc
Tiếng bản quốc có thể đƣợc dùng cách thích đáng trong những Thánh Lễ cử hành có dân chúng tham dự, nhất là trong các bài đọc và "lời nguyện chung", cũng nhƣ tùy theo hoàn cảnh địa phƣơng, cả trong những phần dành cho dân chúng, chiếu theo quy tắc khoản 36 của Hiến Chế này.
Tuy nhiên phải dự liệu sao để các Kitô hữu có thể cùng đọc hoặc cùng hát chung, ngay cả bằng La ngữ, các phần thƣờng lễ dành cho họ trong Thánh Lễ.
Nhƣng ở bất cứ nơi nào việc dùng tiếng bản quốc rộng rãi hơn trong Thánh Lễ đƣợc xem là chính đáng, đều phải tuân giữ những điều đã qui định trong khoản 40 của Hiến Chế này.
Khoản 55. Rƣớc lễ dƣới hai hình
Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham dự Thánh Lễ cách toàn hảo hơn, bằng cách, sau khi linh mục rƣớc lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Chúa trong cùng một Hy Lễ đó.
Dù vẫn duy trì các nguyên tắc tín lý do Công Ðồng Trentô qui định, nhƣng có thể cho rƣớc lễ dƣới hai hình tùy theo phán đoán của các Giám Mục, chiếu theo những trƣờng hợp đƣợc Tông Tòa minh định, không những cho giáo sĩ, tu sĩ mà cả giáo dân nữa, chẳng hạn cho các tiến chức trong Thánh Lễ phong chức, những ngƣời tuyên khấn trong Thánh Lễ khấn dòng, và các tân tòng trong Thánh Lễ tiếp diễn sau lễ Rửa Tội của họ.
Có thể nói Thánh Lễ gồm hai phần, phần Phụng Vụ Lời Chúa và phần Phụng Vụ Thánh Thể. Hai phần này đƣợc liên kết chặt chẽ đến nỗi tạo thành một hành vi phụng thờ độc nhất. Do đó, Thánh Công Ðồng tha thiết khuyến dụ những mục tử chắn dắt các linh hồn, trong khi dạy giáo lý, phải nhiệt thành dạy dỗ các tín hữu biết tham dự trọn vẹn Thánh Lễ, nhất là những ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.