Vài nét về quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Đại Ơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và quá trình hình

1.2.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Đại Ơn

So với một số giáo xứ thuộc tổng giáo phận Hà Nội, giáo xứ Đại Ơn có tuổi đời muộn hơn. Thời điểm đánh dấu “Tin Mừng” đến với giáo xứ là vào dịp Mùa Chay, tháng 3 năm Canh Dần 1890. Năm này 10 gia đình lƣơng dân chính thức gia nhập Công giáo.

Nguyên nhân do dân làng chịu sƣu cao, thuế nặng, không nộp đủ thuế, quan trên dự định xóa sổ tên làng, nhập Đại An vào các làng lân cận. Văn bia Sử Cha già Điểm gắn ở cửa nhà thờ xứ viết về sự kiện này nhƣ sau:

Năm nay chẳng đƣợc đồng xu thuế nào Huyện quan liền bẩm giao ra tỉnh

Tức khắc liền án định sấm vang Xóa tên xã Đại An Tràng

Thổ liền gạt đến các làng xung quanh Ấy thế là tan tành xác pháo Tận kỳ đồ vơ váo không đâu

Cha nào con ấy lìa nhau Liêu siêu cơ cực gian lao tơi bời

Để giữ tên làng, giữ ruộng đất, 10 bô lão trong làng bàn nhau đến gặp linh mục Điểm chính xứ Thạch Bích cứu giúp, ấy là vào tháng 6 năm Kỷ Sửu 1889. Linh mục Điểm nhận lời hẹn sẽ can thiệp với cơ quan chính quyền. Tháng 10 cùng năm, 10 bô lão làm đơn “từ lƣơng nhập giáo” mở đầu cho sự kiện 10 gia đình nhập Công giáo (tháng 3 – 1890). Tháng 5 năm

1890, theo lời hứa, linh mục Điểm nộp đủ thuế cho dân. Đại An Tràng vì vậy không bị xóa tên trong sổ bộ. Cùng năm 1890 linh mục Điểm làm nhà giáo để giáo dân đọc kinh và dự lễ. Theo tài liệu học viên thu thập đƣợc trong quá trình điền dã đƣợc biết năm 1893 linh mục Điểm dỡ chùa xóm Thổ dựng nhà phòng cho các linh mục về ở. Đây chính là ngôi nhà thờ Tổ vẫn còn đến ngày nay. Năm Bính Thân 1896 để tỏ lòng biết ơn linh mục và đạo, làng đổi tên thành Đại Ơn.

Theo thời gian, số tín đồ ngày một đông, Đại Ơn thành một họ đạo lẻ thuộc giáo xứ Thạch Bích (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Năm 1906, Đại Ơn đƣợc nâng lên thành phiên đạo xứ xép. Năm này, Đại Ơn có khoảng 30 -40 gia đình theo Công giáo. Linh mục Điểm chính xứ Thạch Bích cử linh mục Phú về phụ trách phiên.

Năm Giáp Dần 1914 linh mục Lại Ngọc Quán về Đại Ơn coi sóc bổn đạo cũng là năm Đại Ơn đƣợc nâng lên thành chính xứ.

Giáo xứ Đại Ơn từ năm 1914 đến năm 1954

Linh mục Lại Ngọc Quán là linh mục chính xứ của giáo xứ Đại Ơn, đƣợc cử về coi sóc giáo xứ, linh mục dành ƣu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất. Năm 1918, nhà thờ giáo xứ Đại Ơn chính thức khởi công. Năm 1930 nhà thờ đƣợc khánh thành. Các thời linh mục tiếp sau linh mục Quán tiếp tục tu sửa nhà thờ, nhà kho, nhà khách, tổ chức sản xuất thu hoa lợi. Đây là thời kỳ giáo xứ có nhiều biến động. Năm 1954, linh mục Nguyễn Đức Tín cùng một số giáo dân giáo xứ Đại Ơn di cƣ vào Nam.

Giáo xứ Đại Ơn từ năm 1954 đến nay

Sau năm 1954, một thời gian dài giáo xứ Đại Ơn không có linh mục trị sở. Tòa Giám mục lần lƣợt cử một số linh mục kiêm nhiệm coi sóc giáo xứ Đại Ơn.

Gioan Nguyễn Mạnh Hùng về làm linh mục chính xứ Đại Ơn. Từ đây, giáo xứ chấm dứt 35 năm không có linh mục trị sở. Tuy nhiên, do thiếu linh mục nên linh mục Hùng phải kiêm nhiệm 7 giáo xứ.

Lễ Giáng Sinh năm 1996, linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Lý về nhận xứ Đại Ơn thay linh mục Hùng. Linh mục Lý kiêm nhiệm 4 giáo xứ. Trong thời gian quản xứ, linh mục Lý một mặt lo củng cố đời sống đức tin của giáo xứ, mặt khác lo tu sửa nhà thờ giáo xứ.

Tháng 3 năm 2007, linh mục Anphôngsô Nguyễn Ngọc Châu đƣợc cử về coi sóc giáo xứ Đại Ơn và kiêm nhiệm 3 giáo xứ lân cận. Tiếp sau đó, linh mục Vicentê Nguyễn Đăng Xuyên đƣợc cử về coi sóc giáo xứ từ năm 2012 đến năm 2017.

Linh mục đƣơng nhiệm của giáo xứ Đại Ơn là Phạm Văn Tụ, linh mục đƣợc giao quản nhận xứ từ năm 2017.

Giáo xứ Đại Ơn nay thuộc giáo hạt Thanh Oai, tổng giáo phận Hà Nội. Tính đến năm 2016, giáo xứ có 6.630 giáo dân. Thánh Quan Thày của giáo xứ là Thánh Giuse, lễ kỷ niệm 1-5 hàng năm. Ngày chầu lƣợt của giáo xứ là ngày 26 tháng 8 hàng năm.

Hội đồng giáo xứ là tổ chức giúp việc cho linh mục chính xứ. Hội đồng đƣơng nhiệm đƣợc bầu vào tháng 7 năm 2013. Theo cách gọi truyền thống, chủ tịch hội đồng gọi là Chánh trƣơng, hai phó chủ tịch (một phụ trách đối nội, một phụ trách đối ngoại) đƣợc gọi là phó trƣơng 1 và phó trƣơng 2. Ngoài ra còn có chức thủ quỹ và thƣ ký. Trùm các họ đạo, quản giáo nam, quản giáo nữ, trƣởng các hội đoàn là thành viên của Hội đồng Giáo xứ. Thánh Quan Thày của Hội đồng giáo xứ là Thánh Antôn Đích.

Giáo xứ hiện có một số hội đoàn sau: Hội Thánh tâm; Hội Thánh Giuse (1-5); Hội Thánh Giuse (19-3); Hội Thánh Micae; Hội Thánh Anphôngsô; Hội theo Chúa; Hội Đức Mẹ lên trời; Hội Đức Mẹ mân côi;

Hội Bảy sự Đức Mẹ; Hội Têrêxa; Hội Thánh Antôn trùm Đích. Ngoài ra, giáo xứ còn có một đội trống, một đội kèn đồng, hội con hoa, hội hát.

Ngoài giáo họ Trị sở (họ nhà thờ) – giáo họ thôn Cả, giáo xứ còn có giáo họ nhƣ: giáo họ thôn Cầu, giáo họ Cao Sơn (thuộc xã Tiên Phƣơng), giáo họ Đồng Nanh (thuộc xã Tiên Phƣơng), giáo họ Đồng Du (thuộc xã Hợp Đồng).

Mỗi giáo họ đều có tổ chức Hội đồng giáo họ với các chức trùm họ, quản giáo nam, quản giáo nữ. Ngoài 2 hội đoàn chung cho cả xứ: Hội Anphôngsô; Hội theo Chúa mỗi giáo họ lại có những hội đoàn khác. Chẳng hạn giáo họ thôn Cầu có các hội: Hội Kitô vua; Hội Phaolô; Hội Thánh giá; Hội Truyền tin, Hội Nữ vƣơng, 1 ca đoàn, 1 hội trống lớn. Mỗi giáo họ đều có một nhà nguyện và một Thánh Quan Thày giáo họ. Giáo họ thôn Cầu, thánh Quan Thày là Giuse, nhà nguyên xây dựng năm 1929 đến năm 1998 làm lại.

Giáo dân xứ Đại Ơn thực hiện sinh hoạt tôn giáo tuân theo đúng qui định mà Giáo hội Công giáo đề ra. Với ngƣời Công giáo, mọi sinh hoạt đƣợc chia theo Năm Phụng vụ và trong chu kỳ một năm Giáo hội chia ra các mùa, mỗi mùa có những chúa nhật và mỗi chúa nhật có những ngày phụng vụ mà đã đƣợc trình bày rất kĩ trong phần 1.1 . Tất cả điều này tạo nên bức tranh tổng quát về đời sống sinh hoạt đạo của giáo dân nơi đây. Hơn 100 năm kể từ khi làng Đại Ơn gia nhập đạo, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Giáo xứ Đại Ơn vẫn giữ cho mình những nét riêng của một làng Công giáo với những sinh hoạt tôn giáo, văn hóa riêng biệt. Các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc hòa quyện cùng với những lễ nghi Công giáo làm cho sinh hoạt tôn giáo không những không tách biệt với những hoạt động văn hóa mà còn trở nên phong phú và đặc sắc hơn. Chính những sinh hoạt, hoạt động tôn giáo đó là những nét đẹp văn hóa của ngƣời Công giáo xứ Đại Ơn nói riêng và của ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung.

TIỂU KẾT

Nghi lễ Công giáo là một nội dung quan trọng trong đời sống tôn giáo của Công giáo. Nghi lễ Công giáo có quá trình hình thành, phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của Công giáo. Nghi lễ Công giáo là biểu hiện của Phụng vụ, là thể thức cử hành Thánh lễ. Thánh lễ Công giáo là Hy tế Thánh thể hay Hy lễ Tạ Ơn gồm hai phần: Phụng vụ lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể. Hai nội dung này liên kết chặt chẽ với nhau.

Nghi lễ Công giáo đƣợc thực hiện theo quy định của lịch phụng vụ. Lịch phụng vụ tính theo năm phụng vụ. Trong chu kỳ mỗi năm, Giáo hội chia ra 5 mùa: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thƣờng Niên với các hình thức cử hành nghi lễ khác nhau. Mỗi mùa có những Chúa nhật, mỗi Chúa nhật có ngày phụng vụ. Giáo hội chia Thánh lễ thành Thánh lễ Chúa nhật, lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ. Nghi lễ Công giáo còn là việc thực hành Bí tích và Á Bí tích.

Nghi lễ Công giáo đƣợc thiết định bởi Giáo hội, bởi quy định của công đồng chung, đƣợc tập hợp trong sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo đặc biệt là Sách Lễ Roma. Thánh lễ của Công giáo đƣợc thực hiện ở bất cứ nơi đâu thuộc Công giáo La Mã đều nhƣ nhau. Vì vậy, nghiên cứu về thực hiện nghi lễ Công giáo ở một số giáo xứ cụ thể là nhận biết đƣợc cơ bản nghi lễ Công giáo. Xuất phát từ quan niệm đó, học viên chọn giáo xứ Đại Ơn thuộc giáo hạt Thanh Oai, Tổng Giáo phận Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu.

Giáo xứ Đại Ơn có “tuổi đạo” muộn hơn nhiều giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, nguyên nhân cƣ dân gia nhập đạo buổi đầu không phải là đức tin mà là cần sự giúp đỡ của nhà thờ Công giáo. Quá trình hình thành giáo xứ về cơ bản giống với nhiều giáo xứ khác thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Từ một số ngƣời gia nhập đạo ban đầu, số tín đồ dần dần

phát triển. Một giáo họ đƣợc hình thành phụ thuộc vào một giáo xứ gần đó. Tại giáo họ, có một số cơ sở đƣợc gọi là nhà giáo dùng làm nơi dạy kinh bổn cho tín đồ tân tòng cũng là nơi cầu nguyện của cộng đồng giáo họ. Với Đại Ơn, khi có một lƣợng tín đồ nhất định, giáo hội thành lập phiên đạo xứ xép một thời gian mới nâng lên thành giáo xứ.

Làng Công giáo Đại Ơn là làng Công giáo toàn tòng. Làng có 4 thôn thì 3 thôn cƣ dân gia nhập Công giáo, còn lại thôn Non Nông cƣ dân vẫn giữ tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống quen gọi là dân lƣơng. Nhƣ vậy việc gián tòng lƣơng – giáo (ngƣời gia nhập Công giáo cƣ trú thành khu vực riêng tách khỏi ngƣời lƣơng) ở Đại Ơn đƣợc thực hiện triệt để.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo xứ Đại Ơn trải qua nhiều thăng trầm, tuy nhiên về cơ bản đời sống tôn giáo vẫn đƣợc giữ vững. Bƣớc vào công cuộc Đổi mới, giáo xứ Đại Ơn có điều kiện để củng cố đời sống tôn giáo và vận hành theo đƣờng hƣớng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” đƣợc Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra trong Thƣ Chung 1980.

Chƣơng 2

BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI NGHI LỄ CÔNG GIÁO QUA KHẢO SÁT GIÁO XỨ ĐẠI ƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)